Nang ống Mật Chủ ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh Bác sĩ gia đình 11:02 +07 Thứ tư, 14/09/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh là một bất thường bẩm sinh của ống vận chuyển mật từ gan đến túi mật và ruột non. Khi trẻ mắc nang ống mật chủ bẩm sinh, ống mật sẽ bị sưng và mật bị tắc lại trong gan dẫn tới ảnh hưởng đến gan hoặc viêm tụy. Ngoài ra, trẻ mắc bệnh này có tỷ lệ ung thư ống mật cao hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

    1. Tỷ lệ mắc nang ống mật chủ bẩm sinh

    Nang ống mật chủ rất hiếm: tỷ lệ 1 trên 100.000 đến 150.000 trẻ em ở các nước phương Tây. Bé gái có khả năng mắc nang ống mật chủ cao gấp bốn lần so với bé trai. Tình trạng này phổ biến hơn ở các nước Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn chưa giải thích được nguyên nhân.

    2. Triệu chứng của nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh

    Mặc dù trẻ sinh ra có nang ống mật chủ bẩm sinh nhưng các triệu chứng có thể không xuất hiện ngay mà phải tới vài năm sau đó. Một số trường hợp, tình trạng này được phát hiện khi trẻ đang nằm trong bụng mẹ hoặc phải đến khi trẻ đi siêu âm bụng vì một lý do khác như đau bụng thì mới phát hiện trẻ có nang ống mật chủ.

    Trong một số trường hợp, trẻ có thể có các triệu chứng như vàng da, có khối ở bụng, viêm tụy hoặc viêm đường mật. Hầu hết các nang ống mật chủ đều được phát hiện trong thời thơ ấu. Các triệu chứng khác bao gồm:

    • Do bị tắc nghẽn ống dẫn mật nên dẫn tới trẻ bị vàng da kéo dài (hơn hai tuần) ở trẻ sơ sinh hoặc vàng da không liên tục ở trẻ lớn hơn hoặc trẻ nhỏ. Thông thường, vàng da thường đi cùng với phân nhạt màu và nước tiểu sẫm màu;
    • Đau bụng không liên tục;
    • Viêm đường mật gây gây sốt, vàng da và đôi khi trẻ bị run rẩy;
    • Viêm phúc mạc nếu u nang vỡ hoặc rò rỉ;
    • Có cục hoặc sưng ở bụng;viêm tụy.
    Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh
    Vàng da có thể là một trong những triệu chứng của bệnh nang ống mật chủ

    3. Nguyên nhân của bệnh nang ống chủ mật bẩm sinh

    Thông thường, các ống mật vận chuyển mật từ gan, qua tuyến tụy, đến phần đầu ruột non (hay còn gọi là tá tràng). Các nhà nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh hình thành khi có sự bất thường ở giao điểm giữa ống mật và ống tụy. Kết nối bất thường này buộc dịch tụy chảy ngược vào ống mật và dẫn tới u nang hình thành.

    4. Phân loại và vị trí của nang ống mật chủ

    Nang ống mật chủ bẩm sinh có thể hình thành ở ống mật bên trong gan hoặc bên ngoài gan. Việc phân loại u nang ống mật chủ dựa trên vị trí chúng xuất hiện:

    • Loại 1 - nang của ống mật ngoài gan, chiếm tới 90% của tất cả các trường hợp nang đường mật
    • Loại 2 - có túi thừa bất thường ở trên thành ống mật
    • Loại 3 - u nang ở vị trí tá tràng
    • Loại 4 - u nang trên cả ống mật chủ trong và ngoài gan

    5. Chẩn đoán nang ống mật chủ

    Chẩn đoán nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh thường được thực hiện bằng cách sử dụng kết hợp các biện pháp sau đây:

    • Hỏi bố mẹ về các triệu chứng trước kia và hiện nay của trẻ
    • Bác sĩ khám trực tiếp cho trẻ
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu và siêu âm

    Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh thường được phát hiện nhờ siêu âm ổ bụng sẽ thấy ống mật bị giãn hoặc khi trẻ có các triệu chứng như vàng da hoặc đau bụng. Trong trường hợp nghi ngờ, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số kỹ thuật chẩn khác để cung cấp đủ bằng chứng chẩn đoán ung nang ống mật chủ. Ví dụ, có bất kỳ tắc nghẽn trong ống mật do sỏi hoặc có một điểm nối bất thường của ống mật với ống tụy hay không?

    Các kỹ thuật chẩn đoán bổ sung này được thực hiện để có thêm thông tin về loại u nang ống mật nhằm giúp bác sĩ phẫu thuật lập kế hoạch phẫu thuật. Những kỹ thuật chẩn đoán này có thể bao gồm:

    • Siêu âm chi tiết hơn để kiểm tra các mạch máu đi đến gan chạy dọc theo các ống dẫn mật.
    • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP Scan). Để thực hiện kỹ thuật này, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường cần phải gây mê toàn thân thì mới có thể thực hiện được. Kỹ thuật này cho thấy các ống mật và ống tụy được hiển thị hình ảnh rõ ràng hơn so với chụp MRI thông thường.
    • Nội soi chụp mật tụy ngược dòng. Đây là kỹ thuật chuyên sâu nên thường không nhất thiết phải thực hiện. Trong kỹ thuật này, trẻ sẽ được gây mê và bác sĩ đưa một ống nội soi dài mềm có gắn camera nhỏ ở đầu, đưa từ miệng xuống ruột. Sau đó, một ống nhựa nhỏ được đưa qua ống nội soi này vào lỗ mở của ống mật và tiêm thuốc cản quang để chụp X-quang. Bằng cách này sẽ cung cấp thông tin về bất kỳ bất thường nào trong đường mật như tắc nghẽn, nang hay khối u.
    Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh
    Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh

    6. Điều trị

    Thường thì nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh phải điều trị bằng phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật nên được thực hiện tại cơ sở Y tế có kinh nghiệm điều trị và chăm sóc trẻ có u nang ống mật và bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm với loại phẫu thuật này.

    Thường thì ống dẫn mật sẽ được loại bỏ hoàn toàn, có nghĩa là loại bỏ hầu hết các ống dẫn mật bên ngoài gan cùng với túi mật. Các ống gan đi ra từ gan sau đó được gắn vào ruột của trẻ để mật có thể chảy vào ruột.

    Cắt bỏ túi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần phải được sinh thiết gan trong thời điểm phẫu thuật để kiểm tra tế bào gan có bị tổn thương hay không.

    Ở những trẻ mắc u nang ống mật được phát hiện bằng siêu âm nhưng không có triệu chứng, thì hiện nay các bác sĩ vẫn đang chưa thống nhất về thời điểm thích hợp nhất để phẫu thuật. Tuy nhiên, các chuyên gia đều khuyến cáo rằng, tốt nhất trẻ nên phẫu thuật sớm và thường khoảng sáu tháng tuổi.

    Nang ống mật chủ ở trẻ sơ sinh cần được điều trị sớm bởi nếu để bệnh phát triển trong thời gian dài bé sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ống mật. Ngay khi bé xuất hiện những triệu chứng của bệnh, bạn nên đưa bé đến ngay trung tâm y tế uy tín để được khám và điều trị kịp thời.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

    Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

    Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

    ​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

    Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

    Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

    Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

    Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

    Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

    Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

    Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

    Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

    Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 1818 lượt xem

    Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?

    Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 2508 lượt xem

    Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?

    Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 3128 lượt xem

    Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?

    Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 2142 lượt xem

    Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?

    Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?

    • 3 năm trước
    • 1 trả lời
    • 989 lượt xem
    Video có thể bạn quan tâm Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48 Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương 3 năm trước 770 Lượt xem Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07 Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm “Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.” 3 năm trước 1067 Lượt xem 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi... 3 năm trước 1072 Lượt xem Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12 Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp 3 năm trước 708 Lượt xem BÉ ĐANG DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CÓ TIÊM PHÒNG ĐƯỢC KHÔNG? BÉ ĐANG DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CÓ TIÊM PHÒNG ĐƯỢC KHÔNG? 01:08 BÉ ĐANG DÙNG THUỐC KHÁNG SINH CÓ TIÊM PHÒNG ĐƯỢC KHÔNG? 3 năm trước 2010 Lượt xem HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10 HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích: 3 năm trước 1058 Lượt xem Tin liên quan Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh Bệnh xơ nang (Cystic fibrosis - CF) ở trẻ sơ sinh

    Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.

    Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

    Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

    Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

    Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

    Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con? Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

    Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

    Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

    Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Tắc ống Mật ở Trẻ Sơ Sinh