Nâng Tầm Việt Nam Trên Bản đồ Dược Liệu Thế Giới

Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên và rừng Việt Nam đã bị cạn kiệt do người dân tàn phá rừng, khai thác tận thu các cây thuốc quý để xuất khẩu thô với giá rẻ mạt sau đó lại nhập bã dược liệu đã bị chiết xuất hết hoạt chất không còn tác dụng chữa bệnh hoặc các chế phẩm hóa tổng hợp về sử dụng...

rau_ma_c_thu_hoch_bng_tay

Công nhân thu hái rau má được nuôi trồng theo mô hình dược liệu sạch của Tập đoàn TH. ẢNH: TL

Tiềm năng phát triển to lớn

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Theo thống kê của Viện Dược liệu, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Trong số đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)... Chúng ta cũng may mắn sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ.

Bài liên quan Bà Thái Hương: Người Việt Nam đang chết trên kho tàng vô giá dược liệu, thảo dượcBà Thái Hương: Người Việt Nam đang chết trên kho tàng vô giá dược liệu, thảo dược

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn do ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược.

Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám chữa bệnh; phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu…và xuất khẩu.

Hơn nữa, việc nuôi trồng dược liệu cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân, đặc biệt là có hiệu quả kinh tế cao hơn từ 3-5 lần so với trồng một số loại cây nông nghiệp (như lúa, ngô, sắn…).

Kho tàng vô giá dược liệu, thảo dược

Dù tiềm năng dược liệu to lớn như vậy nhưng Việt Nam vẫn chưa được phát huy hay quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị, dẫn đến hiệu quả thấp. Theo số liệu của Hiệp hội dược liệu Việt Nam, 80% nhu cầu dược liệu trong nước phải nhập khẩu và tồn tại nhiều bất cập.

Tình trạng khai thác không có kế hoạch tổ chức, không chú ý tái tạo bảo tồn. Nhiều loại thuốc quý trong tự nhiên bị khai thác bừa bãi, cạn kiệt thậm chí bị phá hủy do nạn phá rừng làm cho vốn quý đa dạng dược liệu ngày càng cạn kiệt. Khi nhiên nhiên cạt kiệt, người dân lại rơi vào vòng luẩn quẩn đói nghèo... Chưa kể, vấn nạn chảy máu dược liệu quý ra nước ngoài diễn biến phức tạp. Vấn nạn dược liệu giả, mốc, kém chất lượng trong quá trình nhập khẩu… khiến chất lượng dược liệu giảm, thay đổi tính chất, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng người sử dụng.

Nâng giá trị cho các loại thảo dược của Việt Nam

Số liệu Khảo sát về Sức khỏe và sự nhạy cảm về thành phần nguyên liệu do Nielsen tiến hành cho thấy, chính sự chú trọng đến sức khỏe khiến 70% người Việt luôn chú ý tới các nguyên liệu trong thực phẩm và thức uống và sẵn sàng tránh xa những thành phần nhạy cảm bao gồm Chất bảo quản nhân tạo (70%), màu sắc nhân tạo (68%) và hương vị nhân tạo (65%) và các chất làm ngọt nhân tạo (52%).

Không chỉ dừng lại ở “sạch” và “an toàn”, 79% người tham gia khảo sát thể hiện mong muốn chủ động lựa chọn chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe bền vững và giúp ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm thường gặp.

Thế giới đã từng chứng kiến khá nhiều vụ bê bối như sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc hay trứng nhiễm độc ở Châu Âu khiến người tiêu dùng trở nên thận trọng và kỹ càng hơn về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm. Do đó, người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các sản phẩm có chất lượng tốt hơn cho sức khỏe trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh xã hội như béo phì hay tim mạch. Những xu hướng trên đang giúp các loại đồ uống thảo dược tự nhiên tiếp tục được phổ biến toàn cầu.

“Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là khiến con người đang ở trong một đại dịch mãn tính không lây, chẳng hạn như bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường…”, GS. TS Phạm Hưng Củng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết. Do đó, để thay đổi những thói quen và thực trạng phát triển dược liệu như trên tại Việt Nam, Tập đoàn TH đã cho ra dòng sản phẩm TH true là dòng thực phẩm chức năng, nước uống thảo dược thiên nhiên với khởi phát đầu tiên là quản gấc và các sản phẩm chiết xuất từ quả gấc. Cùng với đó là những nhóm thảo dược dân dã khác có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ con người.

Sản phẩm mới nhất có thể kể đến viên nang mềm từ dầu gấc hữu cơ có tên Lyco-Prevent do Công ty CP Trust Farma Quốc tế - đơn vị thuộc Tập đoàn TH - phân phối độc quyền tại Việt Nam, vừa được ra mắt đầu tháng 9/2018.

Bên cạnh đó, tập đoàn TH đã và đang khai thác triển khai dự án trồng dược liệu và thảo dược trên toàn quốc với diện tích trên 15.000 ha. Với định hướng chiến lược và tầm nhìn sâu rộng, TH sẽ góp phần tạo dựng lưu giữ hệ sinh thái rừng và làm kinh tế dưới tàn rừng theo 2 phương cách: Thu hái thảo dược hữu cơ tự nhiên và trồng các thảo dược theo hướng hữu cơ dưới tán rừng, làm kinh tế rừng...

TH hướng tới lập bản đồ dược liệu ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Hà Giang, Lai Châu) và Tây Nguyên (Dak Lak, Lâm Đồng). Hoạt động thu hái những thảo dược từ thiên nhiên và trồng rừng hữu cơ dưới tán rừng cũng sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng quanh rừng, bảo vệ môi trường nơi cung cấp nguồn nước sạch và hệ sinh thái cho cả cộng đồng.

Bà Thái Hương, nhà sáng lập và tư vấn đầu tư Tập đoàn TH cho hay, mô hình trồng thảo dược hữu cơ được triển khai theo hai phương thức, khai thác trực tiếp từ tự nhiên theo hướng hữu cơ và trồng hữu cơ xung quanh rừng. Sản phẩm thô sẽ được Tập đoàn TH thu mua lại, chế biến ra sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Lối sống lành mạnh, phòng bệnh hơn chữa bệnh trở thành xu hướng không chỉ thế giới mà có cả Việt Nam. Với phương châm một đồng phòng bệnh bằng vạn đồng chữa bệnh, nhu cầu sử dụng các thực phẩm chức năng, đặc biệt là các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên để hỗ trợ sức khoẻ trên toàn thế giới ngày càng tăng.

Theo đó, một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Bài liên quan Top 10 công ty dược uy tín năm 2018Top 10 công ty dược uy tín năm 2018 3 đơn thuốc cuộc đời trị tận gốc thứ độc dược khiến sự nghiệp của bạn mãi lênh đênh3 đơn thuốc cuộc đời trị tận gốc thứ độc dược khiến sự nghiệp của bạn mãi lênh đênh Bộ Y tế phạt nặng hàng loạt công ty dượcBộ Y tế phạt nặng hàng loạt công ty dược FLC muốn thực hiện Khu Công nghiệp Dược tại Quảng NinhFLC muốn thực hiện Khu Công nghiệp Dược tại Quảng Ninh

Từ khóa » Kho Tàng Dược Liệu