Nhu Cầu Sử Dụng Dược Liệu Trong Dự Phòng Và điều Trị Bệnh Là Rất Lớn

Nhu cầu sử dụng dược liệu trong dự phòng và điều trị bệnh là rất lớn Ngày đăng 26/02/2019 | 15:41 | Lượt xem: 4174

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng dược liệu cần khoảng 60.000 tấn/năm, trong khi các vùng trồng trong nước chỉ cung cấp được khoảng 15.600 tấn/năm, phần còn lại phải nhập khẩu nước ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Từ xưa đến nay, y học cổ truyền được khẳng định điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp mà không gây tác dụng phụ; trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dưỡng sinh… Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%, các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa.

Linh22 5DSC 0106

Vườn cây thuốc nam tại Trạm y tế xã Tân Hội, huyện Đan Phượng.

Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong việc sử dụng các loại cây, con làm dược liệu, góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng của từng dân tộc, từng vùng miền. Để có được bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhiều lương y đã cống hiến cả đời mình nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu về những cây thuốc. Những bài thuốc đông y giá trị chữa ban sởi, viêm xoang, bệnh về gan, giải độc rắn cắn, bệnh lỵ, thống kinh, trĩ... của lương y lớp trước được nhiều người biết đến và đang được lớp hậu duệ học hỏi, tiếp tục phát huy. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, ngành y tế đã tổng hợp được danh mục loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, trước thực trạng nền y học cổ truyền còn chưa phát huy được hết tiềm năng thì hướng đi phù hợp nhất của ngành dược nước ta dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây dược liệu trong nước để phát triển. Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất để đưa ngành dược Việt Nam đón đầu trong hội nhập quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu còn rất lớn vì không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các loại thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng so với việc sử dụng tân dược vì ít xảy ra những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn. Bên cạnh đó, trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các loại thuốc mới, đó là thay vì chỉ chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn và độc tính, các nhà khoa học về y dược, tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang nghiên cứu, sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc hơn. “Với kho tàng nguồn gen phong phú và cách sử dụng thuốc dựa vào kinh nghiệm như nước ta, sẽ rất phù hợp và hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới, giúp đem lại khả năng bào chế ra những bài thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một hóa dược mới. Theo thống kê, để có được một hóa dược mới, cần tiêu tốn chi phí từ 700 triệu USD đến 1,5 tỷ USD”, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nhấn mạnh. Tuy nhiên, khó khăn của công tác khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền là còn khan hiếm về nguồn cung cấp dược liệu chất lượng cao. Trong khi Việt Nam được ưu đãi về thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật dùng trong phòng bệnh và chữa bệnh. Số vùng chuyên canh cây dược liệu ở nước ta còn ít với sản lượng khiêm tốn. Một số địa phương đã quan tâm quy hoạch và triển khai trồng số cây dược liệu có hiệu quả chữa bệnh và giá trị kinh tế như: diệp hạ châu, đinh lăng, ích mẫu, kim tiền thảo, sa nhân tím, sâm ngọc linh, trinh nữ hoàng cung… Thêm vào đó, thống kê của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế, năm 2017, tỷ lệ lượt khám bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trên tổng số lượt khám chữa bệnh chung của cả nước mới đạt 4,1% ở tuyến trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã. Để khắc phục những khó khăn, đáp ứng nhu cầu lâu dài về việc sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh, theo Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, cần phát huy tốt vai trò của các doanh nghiệp dược trong tổ chức trồng trọt theo vùng chuyên canh để lấy nguyên liệu. Đối với những cây thuốc mới, cần nghiên cứu sử dụng để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, tiến tới tạo ra những sản phẩm thuốc đặc trưng, mang lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương. Đặc biệt, với các bài thuốc gia truyền bản địa của đồng bào dân tộc, phải tiến hành điều tra, khảo sát và tư liệu hóa, ghi chép lại nguồn tri thức y học gia truyền bản địa này để nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát triển. Cùng với đó, cần xây dựng và phát triển các hệ thống sản xuất và phân phối dược liệu. Từng bước cung ứng dược liệu được sản xuất theo các quy chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu (GACP) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do việc trồng trọt các cây dược liệu cần có thời gian nên phải xây dựng lộ trình chuẩn hóa các tiêu chuẩn áp dụng GACP-WHO thích hợp nhằm bảo đảm nguồn cung đạt tiêu chuẩn. Xây dựng chương trình nghiên cứu và triển khai cơ giới hóa trong trồng trọt, thu hái và sơ chế dược liệu, bao gồm: làm đất, chăm sóc, thu hái, làm khô. Điều này rất cần thiết bởi đó là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của dược liệu Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Lam Dương

Admin Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sở Y tế Hà Nội: Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tháng 11
  • Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 22/11/2024
  • TTYT huyện Sóc Sơn: Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở
  • Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 21/11/2024
  • Sơn Tây: Hơn 1000 người dân được khám, chăm sóc mắt miễn phí
  • Đối thoại về thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 127 Lượt truy cập trong tuần: 4281 Lượt truy cập trong tháng: 137342 Lượt truy cập trong năm: 2736014 Tổng số lượt truy cập: 46803402 Về đầu trang

Từ khóa » Kho Tàng Dược Liệu