NATO – Wikipedia Tiếng Việt

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
North Atlantic Treaty OrganizationOrganisation du traité de l'Atlantique nord
Hiệu kỳ
Logo
Vùng đất do các quốc gia thành viên kiểm soát được hiển thị bằng màu xanh đậm.
Tên viết tắtNATO, OTAN
Khẩu hiệuAnimus in Consulendo Liber[1]
Thành lập4 tháng 4 năm 1949 (1949-04-04)
LoạiLiên minh quân sự
Trụ sở chínhBruxelles, Bỉ
Thành viên 32 quốc gia
  •  Albania
  •  Ba Lan
  •  Bắc Macedonia
  •  Bồ Đào Nha
  •  Bỉ
  •  Bulgaria
  •  Canada
  •  Croatia
  •  Cộng hòa Séc
  •  Đan Mạch
  •  Đức
  •  Estonia
  •  Hà Lan
  •  Hoa Kỳ
  •  Hungary
  •  Hy Lạp
  •  Iceland
  •  Latvia
  •  Litva
  •  Luxembourg
  •  Montenegro
  •  Na Uy
  •  Pháp
  •  Phần Lan
  •  România
  •  Slovakia
  •  Slovenia
  •  Tây Ban Nha
  •  Thổ Nhĩ Kỳ
  •  Thụy Điển
  •  Vương quốc Anh
  •  Ý
Ngôn ngữ chính Anh, Pháp[2]
Tổng thư kýJens Stoltenberg
Chủ tịch Ủy ban Quân sựKnud Bartels
Trang webwww.nato.int

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization, NATO; tiếng Pháp: Organisation du traité de l'Atlantique nord, OTAN) là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4 tháng 4 năm 1949 bao gồm Mỹ, Canada và một số nước ở châu Âu (các nước hai bên bờ Đại Tây Dương).

Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu. Việc thành lập NATO lại dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập Khối Warszawa để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20.

Những năm đầu tiên thành lập, NATO chỉ là một liên minh chính trị. Tuy nhiên, do cuộc Chiến tranh Triều Tiên tác động, một tổ chức quân sự hợp nhất đã được thành lập. Nghi ngờ rằng liên kết của các nước châu Âu và Mỹ yếu đi cũng như khả năng phòng thủ của NATO trước khả năng mở rộng của Liên Xô, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy quân sự của NATO (không rút khỏi NATO) năm 1966. Năm 2009, với số phiếu áp đảo của quốc hội dưới sự lãnh đạo của chính phủ của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp quay trở lại NATO.

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Khối Warszawa tan rã nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia Nam Tư, và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại Bosna và Hercegovina từ năm 1992 tới năm 1995 và sau đó đã oanh tạc Serbia vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở Kosovo. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc Khối Warszawa đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của Albania và Croatia.[3] Đến năm 2024 thì số lượng thành viên của NATO là 32 quốc gia sau khi Thụy Điển chính thức tham gia tổ chức này vào tháng 3 năm 2024.[4] Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thách thức mới, liên quan đến việc chống lại chủ nghĩa khủng bố, cực đoan. Trong đó có các chiến dịch can thiệp quân sự tại Afghanistan, Iraq và Libya.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Tây Đức gia nhập NATO vào năm 1955, dẫn đến sự hình thành Hiệp ước Warsaw, đối thủ của NATO trong Chiến tranh Lạnh.
Bộ chỉ huy đồng minh châu Âu

Hiệp ước Brussels là một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau giữa các nước Tây Âu để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Liên Xô vào đầu Chiến tranh Lạnh. Nó được ký kết vào ngày 17 tháng 3 năm 1948 bởi Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Pháp và Vương quốc Anh. Đó là tiền thân của NATO. Mối đe dọa từ Liên Xô trở nên thực sự đáng lo ngại sau vụ phong tỏa Berlin năm 1948, dẫn đến việc thành lập một tổ chức quốc phòng đa quốc gia giữa các nước Tây Âu, Tổ chức Quốc phòng Liên hiệp Phương Tây, vào tháng 9 năm 1948. Tuy nhiên, các nước thành viên của tổ chức lúc đó quá yếu về quân sự để có thể chống lại Lực lượng Vũ trang Liên Xô. Bên cạnh đó, tại Tiệp Khắc vào năm 1948 một cuộc đảo chính của những người cộng sản đã diễn ra thành công và Ngoại trưởng Anh Ernest Bevin tin rằng cách tốt nhất để ngăn chặn các quốc gia khác rơi vào tình trạng như Tiệp Khắc đó là phát triển một chiến lược quân sự giữa các nước phương Tây. Ông có một buổi điều trần tiếp nhận tại Hoa Kỳ, đặc biệt là xem xét sự lo lắng của Mỹ đối với Ý và Đảng Cộng sản Ý.[5]

Năm 1948, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp các quan chức quốc phòng, quân sự và ngoại giao Mỹ tại Lầu Năm Góc, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ George C. Marshall để đàm phán về một liên minh quân sự mới giữa các nước Phương Tây. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký bởi Tổng thống Mỹ Harry S. Truman tại Washington vào ngày 4 tháng 4 năm 1949, đánh dấu sự thành lập của NATO. Vào ngày mới được thành lập, NATO bao gồm năm quốc gia thuộc Hiệp ước Brussels cộng với Hoa Kỳ, Canada, Bồ Đào Nha, Ý, Na Uy, Đan Mạch và Iceland.[6]

Các thành viên tham gia Hiệp ước cam kết rằng bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại một trong số họ ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các thành viên còn lại trong khối. Do đó, họ thỏa thuận với nhau rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra, tất cả các nước thành viên còn lại, sẽ có trách nhiệm giúp đỡ thành viên bị tấn công, bao gồm cả việc sử dụng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Sự ổn định chính trị đã dần dần khôi phục nền kinh tế Tây Âu và sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ sau chiến tranh đã bắt đầu. Những năm tiếp theo, NATO đã có thêm những thành viên mới: Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1952, và Tây Đức vào năm 1955. Để phản ứng trước sự gia nhập NATO của Tây Đức, Liên bang Xô viết và các quốc gia Đông Âu vệ tinh đã thành lập Tổ chức Hiệp ước Warsaw năm 1955. Chiến tranh Lạnh bao trùm toàn châu Âu.

Các thành viên NATO

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên sáng lập

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Mỹ
  • Anh
  • Pháp
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Canada
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
  • Iceland
  • Luxembourg
  • Na Uy
  • Ý

Ba thành viên của NATO là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với quyền phủ quyết và là các nước sở hữu vũ khí hạt nhân: Mỹ, Pháp và Anh. Trụ sở chính của NATO đặt tại Brussels, Bỉ,[7], nơi Supreme Allied Commander tọa lạc. Bỉ là một trong 29 quốc gia thành viên NATO tại Bắc Mỹ và châu Âu, và mới nhất trong số các thành viên là các nước Albania và Croatia, tham gia vào tháng 4 năm 2009. Một 22 quốc gia khác tham gia với tư cách đối tác quan hệ của NATO trong chương trình Hòa bình, và 15 quốc gia khác tham gia vào các chương trình đối thoại thể chế hóa. Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ý gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới.[8] Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP.[9]

Thành viên trong Chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thổ Nhĩ Kỳ (18 tháng 2 năm 1952)
  • Hy Lạp (18 tháng 2 năm 1952)
  • CHLB Đức (9 tháng 5 năm 1955)
  • Tây Ban Nha (30 tháng 5 năm 1982)

Thành viên Đông Âu sau Chiến tranh Lạnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ba Lan (12 tháng 3 năm 1999)
  • Cộng hoà Séc (12 tháng 3 năm 1999)
  • Hungary (12 tháng 3 năm 1999)
  • Bulgaria (29 tháng 3 năm 2004)
  • Estonia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Latvia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Litva (29 tháng 3 năm 2004)
  • Romania (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovakia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Slovenia (29 tháng 3 năm 2004)
  • Croatia (1 tháng 4 năm 2009)
  • Albania (1 tháng 4 năm 2009)
  • Montenegro (5 tháng 6 năm 2017)
  • Bắc Macedonia (27 tháng 3 năm 2020)

Thành viên Bắc Âu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phần Lan (4 tháng 4 năm 2023)
  • Thụy Điển (7 tháng 3 năm 2024)

Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập tổ chức vào tháng 2 năm 1952. Năm 1955, Cộng hoà Liên bang Đức (lúc đó chỉ có phần Tây Đức) gia nhập, năm 1990 nước Đức thống nhất mở rộng tư cách thành viên cho vùng lãnh thổ Đông Đức tức Cộng hoà Dân chủ Đức cũ. Tây Ban Nha gia nhập ngày 30 tháng 5 năm 1982. Năm 1999, 3 nước thành viên khối Warszawa cũ gia nhập NATO là Ba Lan, Cộng hoà Séc và Hungary.

Pháp là một thành viên NATO, nhưng năm 1966 đã rút khỏi bộ chỉ huy quân sự. Sau đó tổng hành dinh NATO chuyển từ Paris đến Bruxelles. Tháng 4 năm 2009, Pháp quay trở lại bộ chỉ huy quân sự NATO, trở thành thành viên đầy đủ, chấm dứt 43 năm vắng bóng. Iceland là thành viên duy nhất của NATO không có quân đội riêng, vì thế lực lượng Quân đội Hoa Kỳ thường trực tại Iceland đảm nhiệm vai trò Lực lượng Phòng vệ Iceland.

Ngày 29 tháng 3 năm 2004, Slovenia, Slovakia, các nước khối Warszawa cũ gồm Bulgaria, Romania, các nước vùng Baltic thuộc Liên Xô trước đây là Estonia, Latvia và Litva chính thức gia nhập NATO. Tháng 4 cùng năm, các nước này lần đầu tiên dự họp hội đồng NATO.

Ngày 1 tháng 4 năm 2009, Croatia và Albania chính thức được kết nạp vào NATO sau 1 năm nộp đơn xin gia nhập. Montenegro trở thành thành viên thứ 29 của NATO vào năm 2017.

Ngày 27 tháng 3 năm 2020, Bắc Macedonia trở thành thành viên thứ 30 của NATO.

Ngày 4 tháng 4 năm 2023, Phần Lan trở thành thành viên thứ 31 của NATO.

Ngày 7 tháng 3 năm 2024, Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của NATO.

Ngoài ra, NATO còn có chương trình hành động thành viên (MAP). Hiện tại MAP gồm Gruzia, Ukraina và Bosnia-Herzegovina.

Bản đồ lớn

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.
NATO ở châu Âu Đối tác NATO toàn cầu
A map of Europe with countries in blue, cyan, orange, and yellow based on their NATO affiliation. A world map with countries in blue, cyan, orange, yellow, purple, and green, based on their NATO affiliation.
   Thành viên NATO    Đã nộp đơn gia nhập    Chương trình hành động cộng tác riêng lẻ    Đối tác hòa bình    Đối thoại Địa Trung Hải    Sáng kiến Hợp tác Istanbul    Đối tác toàn cầu
 Albania Bắc Macedonia Bỉ Bulgaria Canada Croatia Cộng hòa Séc Đan Mạch Estonia Pháp Đức Hy Lạp Hungary Iceland Italia Latvia Litva Luxembourg Montenegro Hà Lan Na Uy Ba Lan Bồ Đào Nha România Slovakia Slovenia Tây Ban Nha Thổ Nhĩ Kỳ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Mỹ Phần Lan Thụy Điển  Bosnia-Herzegovina Ukraina  Armenia Azerbaijan Bosnia-Herzegovina Gruzia Kazakhstan Moldova Montenegro Ukraina  Armenia Áo Azerbaijan Belarus Bosnia Gruzia Ireland Kazakhstan Kyrgyzstan Macedonia Malta Moldova Montenegro Serbia Thụy Điển Thụy Sĩ Tajikistan Turkmenistan Ukraina Uzbekistan  Algérie Ai Cập Israel Jordan Mauritanie Maroc Tunisia  Bahrain Kuwait Qatar Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất  Afghanistan Australia Colombia Iraq Nhật Bản Mông Cổ Pakistan New Zealand Hàn Quốc

Quan hệ Nga-NATO

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo NATO, trong hơn hai thập kỷ, NATO đã cố gắng xây dựng quan hệ đối tác với Nga, đối thoại và hợp tác với Nga trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi. Tuy nhiên quan hệ này bị rạn nứt khi NATO cáo buộc Nga can thiệp quân sự vào Ukraina nhưng NATO vẫn giữ các kênh đối thoại chính trị và quân sự với Nga. NATO tiếp tục quan tâm đến các hoạt động quân sự của Nga sau sự kiện Ukraina.[10] Về phần mình, Nga cũng cáo buộc khủng hoảng tại Ukraina năm 2014 là do NATO gây ra khi không giữ vững các cam kết trước đó với Nga cũng như đã tiến hành lật đổ chính quyền hợp pháp tại đây bằng đảo chính.[11] Trên thực tế, Nga và NATO luôn tồn tại rất nhiều bất đồng.

Theo Học thuyết quân sự Liên bang Nga, Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga được tổ chức theo nguyên tắc phòng thủ, không đe dọa sử dụng vũ lực và ngăn chặn xung đột nhằm bảo vệ hòa bình và các lợi ích quốc gia của Nga, các đồng minh (bao gồm các lợi ích của công dân, xã hội và nhà nước) khi các biện pháp chính trị, kinh tế, ngoại giao, pháp lý và các biện pháp phi bạo lực khác không có tác dụng. Trong Học thuyết quân sự, Nga coi việc NATO sử dụng năng lực tiềm tàng của mình để vi phạm luật pháp quốc tế thông qua quá trình bành trướng là một mối đe dọa quân sự đối với Nga ngang hàng với các nguy cơ về gây mất ổn định nội bộ của các quốc gia, khu vực, thế giới; triển khai quân đột xuất ở các quốc gia có biên giới tiếp giáp với Nga hoặc biên giới tiếp giáp với đồng minh của Nga; các hệ thống phòng thủ và tấn công gây mất cân bằng hạt nhân chiến lược toàn cầu; sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; sử dụng lực lượng vũ trang không theo luật pháp quốc tế và hiến chương Liên Hợp Quốc; thành lập những chính phủ chống Nga và đồng minh mà không thông qua bầu cử hợp pháp tại các quốc gia láng giềng của Nga và đồng minh; chủ nghĩa khủng bố và lợi dụng chống khủng bố để gây phương hại cho Nga và đồng minh...Chính sách đối ngoại của Nga với NATO là đối thoại trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau nhằm xây dựng nền an ninh với nền tảng không liên kết và có tính tập thể (collective non-aligned), Nga và NATO cùng nhau củng cố vai trò của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).[12]

Chính sách Đông tiến của NATO và sự lo ngại của Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách kết nạp các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô viết bị Nga lên án là hành động vi phạm Hiệp ước Các Lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu (CFE) khi Hiệp định này nghiêm cấm các thành viên cũ trong khối Xã hội chủ nghĩa tại Đông Âu và các nước thuộc không gian hậu Xô viết gia nhập NATO[13]. Bên cạnh đó Nga cũng cáo buộc NATO không giữ đúng cam kết về duy trì mức trần về số lượng vũ khí thông thường. Việc NATO mở rộng về phía Đông là một trong các nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina. Về cơ bản, NATO mở rộng về phía Đông đã tái khẳng định địa vị lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, không gian an ninh và không gian sinh tồn của Nga dần bị thu hẹp, bố cục an ninh địa chính trị của châu Âu thay đổi đáng kể[14].

Hoa Kỳ chủ trương duy trì NATO và thúc đẩy chính sách Đông tiến của NATO, biến đây trở thành lý do để NATO tồn tại sau Chiến tranh Lạnh. Nga tuy thừa kế vị thế pháp lý của Liên Xô nhưng không thể hùng mạnh một cách toàn diện như Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, Nga vẫn là một cường quốc ở châu Âu và chính sách Đông tiến của NATO là để kiềm chế Nga[14].

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO tiến hành 3 đợt Đông tiến. Ngay trong lần mở rộng đầu tiên, biên giới NATO đã được mở về phía Đông thêm 900 km, quân số tăng thêm 13 Sư đoàn, tiếp nhận toàn bộ vũ khí-khí tài các thành viên mới và Đông Đức. Điều này khiến cho cán cân Nga-NATO mất cân bằng nghiêm trọng. Tổng quân số NATO gần 5 triệu quân (chưa tính quân số của Hoa Kỳ và các nước ngoài châu Âu), trong khi đó Nga có 3,2 triệu. ngày 27/5/1997 đã ký kết "Văn kiện cơ bản về quan hệ, hợp tác và an ninh giữa Nga với NATO". Trong văn kiện, NATO cam kết sẽ để Nga có quyền phát ngôn ở mức độ nhất định đối với các sự vụ của NATO. Hơn nữa NATO bảo đảm không bố trí vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ các nước thành viên mới.[14].

Chính sách Đông tiến đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Tổng thống Boris Yeltsin đã nói: "Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. ... Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu" khi NATO mở rộng lần thứ nhất sau chiến tranh Lạnh[13]. Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công bố các tài liệu chứng minh rằng NATO từng hứa với Liên Xô và Nga rằng NATO không bao giờ mở rộng về phía Đông.[15]

Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu và sự lo ngại của Nga

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh chính sách Đông tiến, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại Đông Âu cũng bị Nga coi là một mối đe dọa khác. Mặc dù NATO tuyên bố hệ thống này làm nhằm chống lại các mối đe dọa từ Iran nhưng Nga cho rằng sự thiếu cân bằng trong việc triển khai lực lượng giữa Đông Âu-Địa Trung Hải là minh chứng cho sự bao vây Nga[16]. Bên cạnh đó, việc Iran không có khả năng tấn công châu Âu nên thực tế hệ thống này là để kiềm chế Nga[17]. Năm 2001, Chính quyền của Tổng thống Mỹ G. W. Bush đã đơn phương tuyên bố rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM), mà Mỹ và Liên Xô đã ký kết năm 1972 để xây dựng hệ thống này khiến Nga cực kỳ lo ngại khi Hiệp ước này là nền tảng để hai bên duy trì thế cân bằng lực lượng.[18].

Để đáp trả, Nga đã lên kế hoạch việc nâng cấp khả năng tấn công bằng tên lửa của mình, trong đó có kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K720 Iskander tại Kaliningrad, Krashnodar (Nga) và Belarus[19].

Ngày 13/05/2015, Nga đã phản ứng gay gắt khi Hoa Kỳ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu chính thức đi vào hoạt động. Hệ thống này trị giá 800 triệu USD. Ngoài ra Nga cũng thành lập 3 sư đoàn mới tại miền Tây nước này để làm đối trọng với NATO[20]

Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri S. Peskov nói rằng: "Ngay từ đầu, các chuyên gia quân sự của Nga đã bị thuyết phục rằng hệ thống tên lửa này tạo ra một mối đe dọa lớn với Liên bang Nga"[21]

NATO và kế hoạch thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại, để khắc phục những nhược điểm của NATO cũng như để độc lập hơn với Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại và phòng thủ, Liên minh châu Âu đã đưa ra đề xuất thành lập một quân đội riêng của các nước trong khối. Cả ông Jean-Claude Juncker – Chủ tịch Ủy ban châu Âu – lẫn bà Federica Mogherini – Cao ủy Liên minh Châu Âu về Đối ngoại (tương đương Ngoại trưởng của khối) đều ủng hộ kế hoạch này.[22] Tiến trình này trước đây bị Anh phản đối do lo ngại lực lượng vũ trang này sẽ cạnh tranh với NATO. Theo Anh, kế hoạch này sẽ làm hỏng chính sách phòng thủ của EU.[23] Tuy nhiên, từ sau khi Anh rời EU, kế hoạch này lại được nối lại. Việc thành lập lực lượng vũ trang riêng của EU rất được Đức, Pháp, hai nước chủ chốt trong khối, ủng hộ.[24] Về phía Hoa Kỳ, việc thành lập quân quân đội EU sẽ khiến nước này giảm bớt chi phí dành cho các nước đồng minh ở châu Âu thông qua NATO, không phải can thiệp vào những công việc của riêng châu Âu, nhưng ít có ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ như những sự việc ở Balkan.[25] Việc bà Mogherini tuyên bố quân đội EU sẽ làm việc độc lập với NATO đã làm gia tăng lo ngại rằng quân đội EU sẽ thay thế vai trò của NATO ở châu Âu. Hungary, Italia và Séc đều ủng hộ kế hoạch này.[26] Tờ Người Bảo vệ của Anh cho rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc thành lập quân đội này nếu nó giải quyết được vấn đề "năng lực quân sự các nước châu Âu ngày càng xuống dốc". Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng hiện tại châu Âu không thiếu một quân đội mà thiếu một cam kết về phòng thủ giữa các nước Châu Âu và xuyên Đại Tây Dương.[27] Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết quân đội riêng của khối sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.[28] Theo ông Sergey Rastoltsev thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov, thuộc Học viện Khoa học Liên bang Nga, quân đội EU có thể khiến quan hệ chính trị-quân sự giữa Nga–EU thêm căng thẳng nhưng trong trường hợp quan hệ Nga–EU được cải thiện, quân đội EU cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Nga–EU nếu so với vai trò của NATO do NATO vốn dĩ là một vết tích từ thời Chiến tranh Lạnh và do sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên quan hệ Nga–EU cũng sẽ bị giảm bớt khi quân đội này không có Hoa Kỳ tham gia như NATO.[29]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Official motto of NATO”. NATO (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2013.
  2. ^ "English and French shall be the official languages for the entire North Atlantic Treaty Organization.", Final Communiqué following the meeting of the North Atlantic Council on 17 tháng 9 năm 1949. "(..)the English and French texts [of the Treaty] are equally authentic(...)"The North Atlantic Treaty, Article 14
  3. ^ Albania, Croatia join NATO military alliance, AFP, 1 tháng 4 năm 2009
  4. ^ “Bắc Macedonia gia nhập NATO”. Báo Đồng Nai. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Pedaliu 2003, p. 97.
  6. ^ “A short history of NATO”. NATO. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ Boulevard Leopold III-laan, B-1110 BRUSSELS, which is in Haren, part of the City of Brussels. “NATO homepage”. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2006.
  8. ^ “The SIPRI Military Expenditure Database”. Milexdata.sipri.org. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
  9. ^ Erlanger, Steven (ngày 26 tháng 3 năm 2014). “Europe Begins to Rethink Cuts to Military Spending”. nytimes.com. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014. Last year, only a handful of NATO countries met the target, according to NATO figures, including the United States, at 4.1 percent, and Britain, at 2.4 percent.
  10. ^ Relations with Russia, NATO Website
  11. ^ Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault | Foreign Affairs
  12. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2017.
  13. ^ a b #207 - Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương TâyNghiên cứu quốc tế
  14. ^ a b c “NATO mở rộng về phía Đông từ cuộc khủng hoảng Ukraine”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2016.
  15. ^ Putin: 2 gọng kìm của NATO mưu bóp nghẹt nước Nga
  16. ^ Nga Mỹ và cuộc chạy đua lá chắn tên lửa tại châu Âu
  17. ^ Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu vào hoạt động: Nga phản ứng gay gắt
  18. ^ Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu - nhân tố gây mất ổn định khu vực và thế giới - Tạp chí Quốc phòng toàn dân
  19. ^ “Nga dọa triển khai tên lửa chiến thuật tại Belarus”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập 6 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ Nga thành lập 3 sư đoàn mới, đối trọng với NATO | Báo Giao thông
  21. ^ Russia Calls New U.S. Missile Defense System a ‘Direct Threat’ - The New York Times
  22. ^ “Federica Mogherini”. Truy cập 6 tháng 9 năm 2024.
  23. ^ http://www.reuters.com/article/us-eu-defence-idUSKCN11X00G
  24. ^ The European Union Wants an Army of Its Own | VICE News
  25. ^ Should the European Union Have Its Own Army?
  26. ^ Europe forges ahead with plans for 'EU army'
  27. ^ Is there a secret plan to create an EU army? | Politics | The Guardian
  28. ^ European Union Confirm EU Army Will Launch In 2017 - Your News Wire
  29. ^ “The pros and cons of a European Army | Russia Direct”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm – Giai đoạn đầu

  • Francis A. Beer. Integration and Disintegration in NATO: Processes of Alliance Cohesion and Prospects for Atlantic Community. (Columbus: Ohio State University Press, 1969), 330 pp.
  • Francis A. Beer. The Political Economy of Alliances: Benefits, Costs, and Institutions in NATO. (Beverly Hills: Sage, 1972), 40 pp.
  • Eisenhower, Dwight D. The Papers of Dwight David Eisenhower. Vols. 12 and 13: NATO and the Campaign of 1952: Louis Galambos et al., ed. Johns Hopkins University Press, 1989. 1707 pp. in 2 vol.
  • Gearson, John and Schake, Kori, ed. The Berlin Wall Crisis: Perspectives on Cold War Alliances Palgrave Macmillan, 2002. 209 pp.
  • John C. Milloy. North Atlantic Treaty Organisation, 1948–1957: Community or Alliance? (2006), focus on non-military issues
  • Smith, Joseph, ed. The Origins of NATO Exeter, UK University of Exeter Press, 1990. 173 pp.

Đọc thêm – Giai đoạn Chiến tranh Lạnh sắp kết thúc

  • Smith, Jean Edward, and Canby, Steven L.The Evolution of NATO with Four Plausible Threat Scenarios. Canada Department of Defence: Ottawa, 1987. 117 pp.

Đọc thêm – Giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh

  • Asmus, Ronald D. Opening NATO's Door: How the Alliance Remade Itself for a New Era Columbia University Press, 2002. 372 pp.
  • Bacevich, Andrew J. and Cohen, Eliot A. War over Kosovo: Politics and Strategy in a Global Age. Columbia University Press, 2002. 223 pp.
  • Daclon, Corrado Maria Security through Science: Interview with Jean Fournet, Assistant Secretary General of NATO, Analisi Difesa, 2004. no. 42
  • Gheciu, Alexandra. NATO in the 'New Europe' Stanford University Press, 2005. 345 pp.
  • Hendrickson, Ryan C. Diplomacy and War at NATO: The Secretary General and Military Action After the Cold War University of Missouri Press, 2006. 175 pp.
  • Lambeth, Benjamin S. NATO's Air War in Kosovo: A Strategic and Operational Assessment Santa Monica, Calif.: RAND, 2001. 250 pp.

Đọc thêm – Lịch sử chung

  • Alasdair, Roberts (2002/2003). “NATO, Secrecy, and the Right to Information” (PDF). East European Constitutional Review. New York University — School of Law. 11/12 (4/1): 86–94. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |year= (trợ giúp)
  • Kaplan, Lawrence S. The Long Entanglement: NATO's First Fifty Years. Praeger, 1999. 262 pp.
  • Kaplan, Lawrence S. NATO Divided, NATO United: The Evolution of an Alliance. Praeger, 2004. 165 pp.
  • Létourneau, Paul. Le Canada et l'OTAN après 40 ans, 1949–1989 Quebec: Cen. Québécois de Relations Int., 1992. 217 pp.
  • Paquette, Laure. NATO and Eastern Europe After 2000 (New York: Nova Science, 2001).
  • Powaski, Ronald E. The Entangling Alliance: The United States and European Security, 1950–1993. Greenwood Publishing Group, 1994. 261 pp.
  • Telo, António José. Portugal e a NATO: O Reencontro da Tradiçoa Atlântica Lisbon: Cosmos, 1996. 374 pp.
  • Sandler, Todd and Hartley, Keith. The Political Economy of NATO: Past, Present, and into the 21st Century. Cambridge Uiversity Press, 1999. 292 pp.
  • Zorgbibe, Charles. Histoire de l'OTAN Brussels: Complexe, 2002. 283 pp.

Đọc thêm – Các vấn đề khác

  • Kaplan, Lawrence S., ed. American Historians and the Atlantic Alliance. Kent State University Press, 1991. 192 pp.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikiquote có sưu tập danh ngôn về: NATO
  • Tư liệu liên quan tới North Atlantic Treaty Organization tại Wikimedia Commons
  • Website chính thức của NATO
  • History of NATO – the Atlantic Alliance - UK Government site
  • Basic NATO Documents
  • 'NATO force 'feeds Kosovo sex trade' (The Guardian)
  • NATO Maintenance and Supply Agency (NAMSA) Official Website Lưu trữ 2006-03-15 tại Wayback Machine
  • NATO Consultation, Command and Control Agency (NC3A) Official Website Lưu trữ 2009-01-14 tại Wayback Machine
  • Joint Warfare Centre
  • NATO Response Force Article Lưu trữ 2003-06-20 tại Wayback Machine
  • NATO searches for defining role
  • Official Article on NATO Response Force
  • World Map of NATO Member Countries
  • Congressional Research Service (CRS) Reports regarding NATO Lưu trữ 2008-05-12 tại Wayback Machine
  • Balkan Anti NATO Center, Greece
  • NATO Defense College
  • Atlantic Council of the United States Lưu trữ 2003-12-22 tại Wayback Machine
  • CBC Digital Archives - One for all: The North Atlantic Treaty Organization
  • NATO at Fifty: New Challenges, Future Uncertainties Lưu trữ 2008-05-14 tại Wayback Machine U.S. Institute of Peace Report, tháng 3 năm 1999
  • NATO at 50 Lưu trữ 2008-05-02 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Các thành viênBỉ · Bulgaria · Canada · Cộng hòa Séc · Đan Mạch · Estonia · Pháp · Đức · Hy Lạp · Hungary · Iceland · Ý · Latvia · Litva · Luxembourg · Hà Lan · Na Uy · Ba Lan · Bồ Đào Nha · Romania · Slovakia · Slovenia · Tây Ban Nha · Thổ Nhĩ Kỳ · Anh Quốc · Hoa Kỳ
Các ứng cử viênAlbania · Croatia · Macedonia
Liên quanThe NATO Hymn · Ngày NATO · Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương · Sự mở rộng của NATO · Khối Đồng minh không thuộc NATO · Quan hệ Liên minh châu Âu - NATO  · Quan hệ NATO–Nga  · Khối Hiệp ước Baghdad · Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
  • x
  • t
  • s
Hội nghị thượng đỉnh NATO
Thập niên 1950
  • Thứ 1 (Paris)
Thập niên 1970
  • Thứ 2 (Bruxelles)
  • Thứ 3 (Bruxelles)
  • Thứ 4 (Luân Đôn)
  • Thứ 5 (Washington, D.C.)
Thập niên 1980
  • Thứ 6 (Bonn)
  • Thứ 7 (Bruxelles)
  • Thứ 8 (Bruxelles)
  • Thứ 9 (Bruxelles)
  • Thứ 10 (Bruxelles)
Thập niên 1990
  • Thứ 11 (Luân Đôn)
  • Thứ 12 (Roma)
  • Thứ 13 (Bruxelles)
  • Thứ 14 (Paris)
  • Thứ 15 (Madrid)
  • Thứ 16 (Washington, D.C.)
Thập niên 2000
  • Hội nghị Trụ sở NATO (Bruxelles)
  • Thứ 17 (Roma)
  • Thứ 18 (Praha)
  • Thứ 19 (Istanbul)
  • Thứ 20 (Bruxelles)
  • Thứ 21 (Riga)
  • Thứ 22 (Bucharest)
  • Thứ 23 (Strasbourg–Kehl)
Thập niên 2010
  • Thứ 24 (Lisboa)
  • Thứ 25 (Chicago)
  • Thứ 26 (Newport)
  • Thứ 27 (Warszawa)
  • Thứ 28 (Bruxelles)
  • Thứ 29 (Bruxelles)
  • Thứ 30 (Watford)
  • NATO
  • Hội đồng Bắc Đại Tây Dương
  • Tổng thư ký NATO
  • Danh sách Tổng thư ký NATO
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Lạnh
  • Hoa Kỳ
  • Liên Xô
  • NATO
  • Khối Warszawa
  • ANZUS
  • METO
  • SEATO
  • NEATO
  • Hiệp ước Rio
  • Phong trào không liên kết
Thập niên 1940
  • Kế hoạch Morgenthau
  • Cuộc nổi loạn của Quân đội Nhân dân kháng Nhật
  • Xung đột chính trị Jamaica
  • Dekemvriana
  • Chiến tranh du kích ở các nước Baltic
    • Chiến dịch Priboi
    • Chiến dịch Jungle
    • Chiếm đóng các nước Baltic
  • Những người lính bị nguyền rủa
  • Chiến dịch Unthinkable
  • Vụ đào tẩu của Gouzenko
  • Chia cắt Triều Tiên
  • Cách mạng Dân tộc Indonesia
  • Nam Bộ kháng chiến
  • Chiến dịch Beleaguer
  • Chiến dịch Blacklist Forty
  • Khủng hoảng Iran 1946
  • Nội chiến Hy Lạp
  • Kế hoạch Baruch
  • Sự kiện Eo biển Corfu
  • Khủng hoảng eo biển Thổ Nhĩ Kỳ
  • Restatement of Policy on Germany
  • Chiến tranh Đông Dương
  • Bầu cử Quốc hội Ba Lan 1947
  • Thuyết Truman
  • Hội nghị Quan hệ châu Á
  • Khủng hoảng tháng 5 năm 1947
  • Chia cắt Ấn Độ
  • Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan 1947–1948
  • Chiến tranh Palestine 1947–1949
    • Nội chiến Lãnh thổ Ủy trị Palestine 1947–1948
    • Chiến tranh Ả Rập – Israel 1948
    • Cuộc di cư Palestine, 1948
  • Kế hoạch Marshall
  • Hội đồng Tương trợ Kinh tế
  • Đảo chính Tiệp Khắc năm 1948
  • Cuộc nổi dậy Al-Wathbah
  • Chia rẽ Tito – Stalin
  • Cuộc phong tỏa Berlin
  • Sáp nhập Hyderabad
  • Sự kiện Madiun
  • Sự phản bội của phương Tây
  • Bức màn sắt
  • Khối phía Đông
  • Khối phía Tây
  • Nội chiến Trung Quốc
  • Tình trạng khẩn cấp Malaya
  • Đảo chính Syria tháng 3 năm 1949
  • Chiến dịch Valuable
Thập niên 1950
  • Bức màn tre
  • Chủ nghĩa McCarthy
  • Chiến tranh Triều Tiên
  • Chiến tranh Lạnh Ả Rập (1952–1979)
  • Cách mạng Ai Cập 1952
  • Đình công và biểu tình Iraq 1952
  • Nổi dậy Mau Mau
  • Nổi dậy tại Đông Đức 1953
  • Đảo chính Iran 1953
  • Hiệp ước Madrid
  • Tu chính án Bricker
  • Đảo chính Syria 1954
  • Vụ Petrov
  • Thuyết domino
  • Hiệp định Genève 1954
  • Đảo chính Guatemala năm 1954
  • Bắt giữ tàu chở dầu Tuapse
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 1
  • Chiến tranh Jebel Akhdar
  • Chiến tranh Algérie
  • Kashmir Princess
  • Hội nghị Bandung
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1955)
  • Chiến tranh Việt Nam
  • Tình trạng khẩn cấp Síp
  • "Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó"
  • Biểu tình Poznań 1956
  • Sự kiện năm 1956 ở Hungary
  • Tháng Mười Ba Lan
  • Khủng hoảng Kênh đào Suez
  • "Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông"
  • Chiến dịch Gladio
  • Khủng hoảng Syria 1957
  • Khủng hoảng Sputnik
  • Chiến tranh Ifni
  • Cách mạng Iraq 14 tháng 7
  • Khủng hoảng Liban 1958
  • Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 2
  • Nổi dậy Mosul 1959
  • Nổi dậy Tây Tạng 1959
  • Nội chiến Lào
  • Tranh luận nhà bếp
  • Cách mạng Cuba
    • Củng cố Cách mạng Cuba
  • Chia rẽ Trung – Xô
Thập niên 1960
  • Khủng hoảng Congo
  • Nổi dậy Simba
  • Sự cố U-2 năm 1960
  • Sự kiện Vịnh Con Lợn
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1960
  • Chia rẽ Albania–Liên Xô
    • Trục xuất Liên Xô khỏi Albania
  • Xung đột Iraq - Kurd
    • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ nhất
  • Khủng hoảng Berlin 1961
  • Bức tường Berlin
  • Sáp nhập Goa
  • Xung đột Papua
  • Đối đầu Indonesia–Malaysia
  • Chiến tranh cát
  • Chiến tranh thuộc địa Bồ Đào Nha
    • Chiến tranh giành độc lập Angola
    • Chiến tranh giành độc lập Guinea-Bissau
    • Chiến tranh giành độc lập Mozambique
  • Khủng hoảng tên lửa Cuba
  • El Porteñazo
  • Chiến tranh Trung–Ấn
  • Nổi dậy cộng sản Sarawak
  • Cách mạng Ramadan
  • Chiến tranh giành độc lập Eritrea
  • Nội chiến Bắc Yemen
  • Đảo chính Syria 1963
  • Vụ ám sát John F. Kennedy
  • Tình trạng khẩn cấp Aden
  • Khủng hoảng Síp 1963–1964
  • Chiến tranh Shifta
  • Chiến tranh bẩn thỉu México
    • Thảm sát Tlatelolco
  • Nội chiến Guatemala
  • Xung đột Colombia
  • Đảo chính Brazil 1964
  • Nội chiến Dominica
  • Chiến tranh du kích Rhodesia
  • Các vụ giết người tại Indonesia 1965–1966
  • Chuyển sang Trật tự mới (Indonesia)
  • Tuyên bố ASEAN
  • Đảo chính Syria 1966
  • Đại Cách mạng Văn hóa vô sản
  • Cách mạng Argentina
  • Chiến tranh giành độc lập Namibia
  • Xung đột Khu phi quân sự Triều Tiên
  • Sự kiện 3 tháng 12
  • Chính quyền Quân sự Hy Lạp 1967–1974
  • Bạo loạn Hồng Kông 1967
  • Bạo lực chính trị Ý 1968–1988
  • Chiến tranh Sáu Ngày
  • Chiến tranh Ai Cập–Israel
  • Chiến tranh Dhofar
  • Chiến tranh Al-Wadiah
  • Nội chiến Nigeria
  • Làn sóng biểu tình 1968
    • Bất ổn tại Pháp tháng 5 năm 1968
  • Mùa xuân Praha
  • Sự cố USS Pueblo
  • Khủng hoảng chính trị Ba Lan 1968
  • Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968–1989)
  • Khối Warszawa tấn công Tiệp Khắc
  • Cách mạng 17 tháng 7
  • Đảo chính Peru 1968
  • Đảo chính Sudan 1969
  • Cách mạng Libya 1969
  • Chủ nghĩa cộng sản Gulyás
  • Xung đột biên giới Trung–Xô
  • Nổi dậy Quân đội Nhân dân mới (Philippines)
Thập niên 1970
  • Giảm căng thẳng
  • Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
  • Tháng Chín Đen (Jordan)
  • Alcora Exercise
  • Đảo chính Syria 1970
  • Xung đột Tây Sahara
  • Nội chiến Campuchia
  • Nổi dậy cộng sản Thái Lan
  • Biểu tình Ba Lan 1970
  • Bạo loạn Koza
  • Realpolitik
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Cuộc nổi dậy của JVP ở Sri Lanka (1971)
  • Cách mạng sửa đổi (Ai Cập)
  • Biên bản quân sự Thổ Nhĩ Kỳ 1971
  • Đảo chính Sudan 1971
  • Thoả thuận bốn cường quốc về Berlin
  • Chiến tranh giải phóng Bangladesh
  • Chuyến thăm Trung Quốc của Richard Nixon
  • Chiến tranh Yemen lần thứ nhất
  • Thảm sát München
  • Nổi dậy ở Bangladesh 1972–1975
  • Nội chiến Eritrea lần thứ nhất
  • Đảo chính Uruguay 1973
  • Đảo chính Afghanistan 1973
  • Đảo chính Chile 1973
  • Chiến tranh Yom Kippur
  • Khủng hoảng dầu mỏ 1973
  • Cách mạng hoa cẩm chướng
  • Tây Ban Nha chuyển sang chế độ dân chủ
  • Metapolitefsi
  • Đàm phán hạn chế vũ khí chiến lược
  • Chiến tranh Iraq – Kurd lần thứ hai
  • Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Síp
  • Nội chiến Angola
  • Diệt chủng Campuchia
  • Biểu tình tháng 6 năm 1976
  • Nội chiến Mozambique
  • Xung đột Oromo
  • Chiến tranh Ogaden
  • Nỗ lực đảo chính Somalia 1978
  • Chiến tranh Tây Sahara
  • Nội chiến Ethiopia
  • Nội chiến Liban
  • Chia rẽ Trung Quốc-Albania
  • Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba
  • Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia
  • Chiến dịch Condor
  • Chiến tranh bẩn thỉu Argentina
  • Đảo chính Argentina 1976
  • Chiến tranh Ai Cập–Libya
  • Mùa Thu Đức
  • Chuyến bay 902 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Nicaragua
  • Chiến tranh Uganda–Tanzania
  • Nổi dậy NDF
  • Chiến tranh Tchad–Libya
  • Chiến tranh Yemen lần thứ hai
  • Chiếm giữ Al-Masjid al-Haram
  • Cách mạng Hồi giáo
  • Cách mạng Saur
  • Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
  • Phong trào New Jewel
  • Nổi dậy Herat 1979
  • Tập trận chung Seven Days to the River Rhine
  • Đấu tranh chống lạm dụng chính trị về tâm thần học ở Liên Xô
Thập niên 1980
  • Nội chiến El Salvador
  • Chiến tranh Liên Xô–Afghanistan
  • Tẩy chay Olympic năm 1980 và năm 1984
  • Yêu cầu Gera
  • Cách mạng Peru
  • Thỏa thuận Gdańsk
  • Nội chiến Eritrea lần thứ hai
  • Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ 1980
  • Chiến tranh du kích Uganda
  • Sự kiện Vịnh Sidra
  • Thiết quân luật ở Ba Lan
  • Xung đột Casamance
  • Chiến tranh Falkland
  • Chiến tranh biên giới Ethiopia–Somalia 1982
  • Chiến tranh Ndogboyosoi
  • Hoa Kỳ xâm lược Grenada
  • Tập trận Able Archer 83
  • "Chiến tranh giữa các vì sao"
  • Hội nghị thượng đỉnh Genève (1985)
  • Chiến tranh Iran-Iraq
  • Nổi dậy Somalia
  • Hội nghị thượng đỉnh Reykjavík
  • Sự kiện Biển Đen 1986
  • Nội chiến Nam Yemen
  • Chiến tranh Toyota
  • Thảm sát Liệt Tự 1987
  • Chiến dịch Denver
  • Cuộc nổi dậy của JVP 1987–1989
  • Cuộc nổi dậy của Quân kháng chiến của Chúa
  • Sự cố va chạm ở Biển Đen năm 1988
  • Cuộc nổi dậy 8888
  • Contras
  • Khủng hoảng Trung Mỹ
  • Chiến dịch RYAN
  • Chuyến bay 007 của Korean Air Lines
  • Cách mạng Quyền lực Nhân dân
  • Glasnost
  • Perestroika
  • Xung đột Bougainville
  • Chiến tranh Nagorno-Karabakh thứ nhất
  • Nội chiến Afghanistan (1989–1992)
  • Hoa Kỳ xâm lược Panama
  • Đình công Ba Lan 1988
  • Hiệp định bàn tròn Ba Lan
  • Sự kiện Thiên An Môn
  • Cách mạng 1989
  • Sự sụp đổ của Bức tường Berlin
  • Sự sụp đổ của biên giới nội địa Đức
  • Cách mạng Nhung
  • Cách mạng România
  • Cách mạng Hòa bình
Thập niên 1990
  • Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990
  • Sự cố tàu Min Ping Yu số 5540
  • Chiến tranh Vùng Vịnh
  • Min Ping Yu số 5202
  • Tái thống nhất nước Đức
  • Thống nhất Yemen
  • Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Albania
  • Nam Tư tan rã
  • Liên Xô giải thể
    • Cuộc đảo chính tháng 8
  • Sự chia cắt Tiệp Khắc
Xem thêmQuan hệ Hoa Kỳ-Liên Xô • Quan hệ NATO-Nga
Địa chính trịSiêu cường quốc • Khối phía Đông • Khối phía Tây • Nhà nước cộng sản • Thế giới tự do • Phong trào không liên kết • Trung Quốc cộng sản • Hội nghị Ba Lục địa 1966 • Địa chính trị dầu mỏ
Tổ chức
  • Liên Hợp Quốc
  • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • ASEAN
  • ICU
  • CIA
  • Comecon
  • EEC
  • KGB
  • Phong trào không liên kết
  • SAARC
  • Safari Club
  • MI6
  • Stasi
Chạy đuaChạy đua vũ trang • Chạy đua hạt nhân • Chạy đua vào không gian
Ý thức hệChủ nghĩa tư bản (Trường phái kinh tế học Chicago • Kinh tế học Keynes • Chủ nghĩa tiền tệ • Kinh tế học tân cổ điển • Kinh tế học trọng cung • Chủ nghĩa Thatcher • Thuyết kinh tế của Reagan) Chủ nghĩa cộng sản (Chủ nghĩa Stalin • Chủ nghĩa Trotsky • Chủ nghĩa Mao • Tư tưởng Chủ thể • Chủ nghĩa Tito • Chủ nghĩa cộng sản cánh tả • Chủ nghĩa Guevara • Chủ nghĩa cộng sản châu Âu • Chủ nghĩa Castro) Dân chủ tự do  • Dân chủ xã hội  • Chủ nghĩa bảo hoàng
Tuyên truyềnPravda • Izvestia • Đài Châu Âu Tự do/Đài Tự do • Khủng hoảng đỏ • Tiếng nói Hoa Kỳ • Tiếng nói nước Nga
Chính sách ngoại giaoHọc thuyết Truman • Kế hoạch Marshall • Chính sách ngăn chặn • Học thuyết Eisenhower • Thuyết domino • Học thuyết Kennedy • Cùng tồn tại hòa bình • Ostpolitik • Học thuyết Johnson • Học thuyết Brezhnev • Học thuyết Nixon • Học thuyết Ulbricht • Học thuyết Carter • Học thuyết Reagan • Rollback
Mốc sự kiện • Chủ đề • Thể loại • Hình ảnh
  • x
  • t
  • s
Sức mạnh trong quan hệ quốc tế
Phân loạiCường quốc kinh tế • Siêu cường năng lượng • Cường quốc thực phẩm • Quyền lực cứng • Sức mạnh quốc gia • Chính trị sức mạnh • Chính trị thực dụng  • Quyền lực thông minh • Quyền lực mềm • Quyền lực bén (Quyền lực nhọn)
Trạng tháiCường quốc • Cường quốc mới nổi • Tiểu cường • Trung cường quốc • Đại cường quốc • Siêu cường quốc • Siêu cường tiềm năng • Cường quốc vùng
Địa chính trị
Khu vựcThái bình La Mã • Thái bình Trung Hoa • Thái bình Ottoman
Quốc tếThế kỷ Mông Cổ • Thế kỷ Anh Quốc • Thế kỷ Hoa Kỳ (Hòa bình Mỹ) • Hòa bình Liên Xô • Thế kỷ châu Á • Thế kỷ Trung Quốc • Thế kỷ Thái Bình Dương • Thế kỷ Ấn Độ
Học thuyếtCân bằng quyền lực • Cân bằng quyền lực châu Âu • Trung tâm quyền lực • Thuyết ổn định bá quyền • Lý thuyết về quyền lực • Phân cực • Đề án sức mạnh • Lý thuyết chuyển tiếp quyền lực • Siêu cường thứ hai • Phạm vi ảnh hưởng
Nghiên cứuChỉ số sức mạnh tổng hợp quốc gia • Sức mạnh tổng hợp quốc gia
Các tổ chức và nhóm theo vùng
Châu Phi
  • Liên minh châu Phi
  • Liên minh Địa Trung Hải
Châu Phi–Châu Á
  • Liên đoàn Ả Rập
  • Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập vùng Vịnh (GCC)
  • Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC)
Châu Mỹ
  • Mercosur
  • Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
  • Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS)
  • Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (Unasur)
Châu Á
  • Đối thoại hợp tác châu Á (ACD)
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
  • Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản
  • Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO)
  • Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC)
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)
Châu Âu
  • Ủy hội châu Âu (CE)
  • Liên minh châu Âu (EU)
Á Âu
  • Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS)
  • Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO)
  • Tổ chức hợp tác kinh tế (ECO)
  • Liên minh Kinh tế Á Âu (EaEU)
  • Hội đồng Thổ Nhĩ Kỳ
Bắc Mĩ–Châu Âu
  • Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
Châu Phi–Châu Á –Châu Âu
  • Liên minh Địa Trung Hải
Châu Phi–Nam Mĩ
  • Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương
Châu Đại Dương –Thái Bình Dương
  • Khối hiệp ước An ninh quân sự Úc–New Zealand–Mỹ (ANZUS)
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)
  • Melanesian Spearhead Group (MSG)
  • Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF)
  • Nhóm lãnh đạo Polynesia (PLG)
Không theo vùng
  • Brazil–Nga–Ấn Độ–Trung Quốc–Nam Phi (BRICS)
  • Thịnh vượng chung Anh
  • Colombia–Indonesia–Việt Nam–Ai Cập–Thổ Nhĩ Kỳ–Nam Phi (CIVETS)
  • E7
  • E9
  • G2
  • G4
  • G7
  • G8
  • G8+5
  • G20
  • G24
  • G77
  • Diễn đàn đối thoại Ấn Độ–Brazil–Nam Phi (IBSA)
  • Mexico–Indonesia–Nigeria–Thổ Nhĩ Kỳ (MINT)
  • Next Eleven (N-11)
  • Phong trào không liên kết (NAM)
  • Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)
  • Đoàn kết đồng thuận
Toàn cầu
  • Liên Hợp Quốc (UN)
  • x
  • t
  • s
Tổ chức khu vực
Các đối tượng
  • Liên minh châu Phi
  • Liên đoàn Ả Rập
  • Đối thoại Hợp tác châu Á
  • Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
  • Hiệp hội các quốc gia vùng Caribê
  • Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực
  • Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
  • Cộng đồng Caribe
  • Hệ thống Hội nhập Trung Mỹ
  • Cộng đồng các Quốc gia Độc lập
  • Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribê
  • Ủy hội châu Âu
  • Tổ chức Hợp tác Kinh tế
  • Liên minh châu Âu
  • Liên minh Kinh tế Á Âu
  • Nghị viện Mỹ Latin
  • Nhóm Xung kích Melanesia
  • Mercosur
  • NATO
  • Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
  • Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương
  • Nhóm Lãnh đạo Polynesia
  • Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
  • Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực
  • TAKM
  • Hội đồng Turk
  • Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ
Chủ đề
  • Hội nhập khu vực
  • Danh sách các tổ chức khu vực theo dân số
  • Chủ nghĩa khu vực (quan hệ quốc tế)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 90056314
  • BNE: XX93263
  • BNF: cb11868595r (data)
  • CANTIC: a1013265x
  • CiNii: DA00468578
  • GND: 377-3
  • HDS: 041283
  • ISNI: 0000 0001 1537 6279
  • LCCN: n79006743
  • LNB: 000004314
  • NDL: 00568052
  • NKC: kn20010711289
  • NLA: 35390828
  • NLG: 56828
  • NLI: 000104907
  • NLP: a0000001012381
  • NSK: 000041111
  • PLWABN: 9810548628705606
  • RERO: 02-A005463577
  • SELIBR: 125434
  • SNAC: w6tf3tcr
  • SUDOC: 026438453
  • Trove: 936003
  • ULAN: 500225812
  • VcBA: 494/11468
  • VIAF: 148423701
  • WorldCat Identities (via VIAF): 148423701

Từ khóa » Khối Quân Sự Bắc đại Tây Dương (nato) Thành Lập Năm 1949 Nhằm Mục đích Chủ Yếu Nào Sau đây