Nề Nếp Hay Nền Nếp Hay Lề Nếp? Sự Thật Không Như Bạn Nghĩ!

Nề Nếp hay Nền Nếp hay Lề Nếp là từ đúng trong tiếng Việt của chúng ta? 80% người được hỏi đã trả lời sai. Vậy thì từ nào chính xác?

Sự thật không như bạn nghĩ!

Để mình hỏi bạn nhé: “Gia đình nề nếp“ hay “Gia đình nền nếp“ hay “Gia đình Lề nếp“ mới là đúng chính tả?

Nhiều người cho rằng từ Nề nếp là chính xác bởi đọc chúng thuận miệng hơn. Đặc biệt từ này cũng được sử dụng rất nhiều nên đã tạo ra 1 thói quen không hề dễ bỏ. Vậy sự thực có đúng như vậy không?

Mời bạn cùng Antimatter.vn khám phá bài viết dưới đây để có thể biết được rằng Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp, từ nào mới là chính xác.!

Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp
Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp

Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp từ nào là đúng?

Tra cứu từ điển tiếng Việt, chúng ta dễ dàng tìm ra đáp án cho câu hỏi này! Theo đó:

→Đáp án: NỀN NẾP là từ chính xác!

Nền nếp là gì?

Nền nếp là danh từ chỉ 1 nếp sống tốt đẹp của gia đình hay dòng họ cần được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Chúng ta cần phải noi theo, học hỏi, lấy làm tấm gương sáng.”

  • Nền: mang ngụ ý chỉ nền tảng, nền móng hay 1 cơ sở vững chắc đã được đề ra kỷ luật, quy củ trước đó.
  • Nếp: từ chỉ nếp sống, nếp nghĩ, cách sống của mỗi người.

Ví dụ:

  • Giữ gìn nền nếp của cha ông là một điều vô cùng thiêng liêng và trang trọng.
  • Tôi là một người con gốc Bắc, được sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình nền nếp.

Nền Nếp là từ láy hay từ ghép?

Đáp án: NỀN NẾPtừ ghép tổng hợp (đẳng lập).

Lý do:

  • Nền Nếp là danh từ, nên nó không là từ láy. (là tính từ, chỉ mức độ)
  • Cả 2 từ Nền và Nếp đều có nghĩa rất hoàn chỉnh và khi ghép lại với nhau thì ta sẽ có một từ ghép với ý nghĩa mới tổng hợp ý nghĩa của 2 từ trên.

Nề nếp là gì?

*Nghĩa của từ “Nề”:

  • Sân làm muối được chia thành nhiều ô để phơi muối cho kết tinh.
  • Nói tới một bộ phận bị sưng phù như tay chân phù nề, mặt bị nề,…
  • Xoa miết bề mặt tường cho nhẵn mịn: nề tường, nề vôi,…
  • Không quản ngại đường xa hay khó khăn: không nề gian khổ, nề hà.

Ví dụ với “Nề”:

  • Bạn Bích bị dị ứng mỹ phẩm nên hôm nay mặt bị nề.
  • Dù bị bố mẹ cấm cản, anh Hiếu cũng không nề khó khăn để đến với chị Bích.

*Nghĩa của từ “Nếp”:

  • Chỉ những vết gấp: nếp áo, nếp khăn, nếp sống,…
  • Một loại ngũ cốc trắng, ăn dẻo: gạo nếp, xôi nếp, bánh nếp,..
  • Chỉ 1 nếp sống tốt của gia đình hay dòng họ,… tốt đẹp, cần được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Chúng ta cần phải noi theo, học hỏi, lấy làm tấm gương sáng.

Khi ghép hai từ trên với nhau bạn sẽ thấy chúng vô nghĩa. Do vậy, để sử dụng được thì hãy tách chúng ra và ghép với những câu từ khác như:

Ví dụ với “Nếp”:

  • Tôi nhớ như in món xôi nếp đậu xanh bà ngoại thường hay nấu cho tôi ăn hồi nhỏ.
  • Nhìn những nếp áo nhăn nhúm trên vai bố mà sao tôi thấy thương quá.

Lề nếp là gì?

Chúng ta cùng phân tích ý nghĩa các tiếng đơn của Lề Nếp để hiểu được lí do vì sao nó sai:

*Nghĩa của từ “Lề”:

  • Dây xe bằng giấy bản, ngày xưa thường được sử dụng để đóng vở viết chữ nho: xe lề, giấy rách phải giữ lấy lề,..
  • Khoảng giấy trắng được chừa ra bên trai hay bên phải ở những cuốn vở, trang in: lề sách, nhận xét ngoài lề, chừa lề,…
  • Lề đường, đi trên lề, bày bán đồ trên lề phố,…
  • Nói tới phần bên ngoài, đối lập với cái chính bên trong: chuyện bên lề, gạt ra ngoài lề,…
  • Thói quen đã thành nề nếp, thành lệ: đất lề, quê thói

Ví dụ dùng từ “Lề”:

  • Câu thành ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” nói về tính liêm khiết của con người.
  • Nội dung của dự án rất tốt và khả thi. Tuy nhiên, tôi cũng có một số nhận xét ngoài lề nho nhỏ như sau:
  • Tại bờ hồ Xuân Hương, ban lãnh đạo tỉnh đã cấm tuyệt đối tình trạng bày bán đồ bên lề đường.

*Nghĩa của từ “Nếp”:

  • Chỉ những vết gấp: nếp áo, nếp khăn, nếp sống,…
  • Một loại ngũ cốc trắng, ăn dẻo: gạo nếp, xôi nếp, bánh nếp,..
  • Chỉ 1 nếp sống tốt của gia đình hay dòng họ,… tốt đẹp, cần được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Chúng ta cần phải noi theo, học hỏi, lấy làm tấm gương sáng.

Dù hai từ Lề nếp có mang nghĩa nào theo những nghĩa trên thì cũng đều vô nghĩa. Nếu bạn muốn sử dụng hãy tách chúng ta và ghép thành những câu mới như sau:

Ví dụ dùng từ “Nếp”:

  • Gạo nếp là loại ngũ cốc thơm ngon được sử dụng để nấu xôi và làm bánh.
  • Khi ủi đồ xong, không nên gấp áo sơ mi ngay vì chúng sẽ tạo thành nếp gấp gây mất thẩm mỹ.

Hậu qua khi dùng nhầm lẫn các từ Nề nếp, Nền nếp và Lề nếp

Qua những ví dụ được nêu trên, chắc chắn bạn đã biết cách sử dụng ba từ Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp sao cho hợp lý nhất.

Nếu bạn phát âm sai, viết sai sẽ khiến cho người đọc, người nghe khó chịu. Thậm chí, họ còn có cơ hội bắt lỗi khiến bạn trở thành người thiếu hiểu biết. Hãy cố gắng am hiểu tiếng Việt bắt đầu bằng những ngôn từ nhỏ nhất nhé.

Ví dụ 1: “Tôi luôn dạy con cái cần phải sống và thực hiện theo nề nếp của gia đình”

-> Phân tích ví dụ:

Nề có ý nghĩa là những khoang làm vựa muối, một bộ phận trên cơ thể bị sưng phù nề hay nề tường, nề vôi,… Khi ghép chúng với từ gia đình thì nghe thật là buồn cười. Câu văn hoàn toàn vô nghĩa.

Từ nghĩ chính xác ở câu văn trên đó là nền nếp. Lúc này câu văn sẽ có ý nghĩa rằng tôi luôn dạy dỗ con cái phải sống tốt, đạo đức, kỷ luật để phù hợp với khuôn phép của gia đình. Từ đó tạo nên những con người hoàn mĩ về cả giá trị đạo đức lẫn nhân cách sống.

Ví dụ 2: “Lề nếp của gia đình tôi đã có từ rất lâu đời”

-> Phân tích ví dụ:

Ở ví dụ trên, từ lề được hiểu là lề phố, lề đường, giấy lề, xe lề,… Những ý nghĩa này hoàn toàn bất hợp lý trong câu văn, nên bạn sử dụng là không đúng.

Từ chính xác là từ Nền nếp, câu văn nói về đức tính, nếp sống tốt của gia đình đã có từ rất lâu đời được truyền lại cho tới ngày nay. Con cháu cần phải kế thừa và phát huy chúng.

Hãy biết cách phân biệt chúng và sử dụng trong những trường hợp chính xác để đạt được hiệu quả cao trong công việc. Sở dĩ có sự nhầm lẫn tai hạn này là do các từ có cách phát âm na ná với nhau nên gây ra hiểu lầm cho mọi người.

Những người không phân biệt được chữ “L” và chữ “N” hay ý nghĩa thật sự của chúng sẽ thường mắc phải lỗi sai này.

Xem thêm:

  • Luyên thuyên, Huyên thuyên hay Huyên thiên là gì?
  • Trần Trừ hay Chần Chừ?
  • Sáng Trưng hay Sáng Chưng

Thông qua bài viết này, Antimatter.vn đã giúp bạn hiểu hơn về Nề nếp hay Nền nếp hay Lề nếp. Đồng thời biết cách phân biệt và dùng những từ này đúng hoàn cảnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết, thường xuyên truy cập trang để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.

Từ khóa » Em Hiểu Thế Nào Là Sống Có Nề Nếp