Nên ăn Và Kiêng Gì Khi Bị Phát Ban Da? - Thuốc Dân Tộc
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Bên cạnh cách điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn uống hợp lý cũng có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng phát ban, giúp cho quá trình điều trị được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp các bạn biết nên ăn và kiêng gì khi bị phát ban da.
Nên ăn gì khi bị phát ban da?
Phát ban là tình trạng khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Nó xảy ra khi da bị kích thích, làm cho da bị viêm. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bệnh sẽ gây nên nhiều biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp khị bị bệnh là da bị đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, da nổi mụn nước, bị bong tróc…
Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của mình cho phù hợp. Nó sẽ làm giảm bớt các triệu chứng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Những thực phẩm bạn nên sử dụng khi bị phát ban bao gồm:
♦ Nhóm thực phẩm có tác dụng kháng viêm:
Một trong những đặc trưng của phát ban da đó chính là làm cho da bị viêm và sưng, do đó khi tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh được giảm bớt. Các thực phẩm thuộc nhóm này bao gồm:
- Quả mọng : Khi bị phát ban, bạn nên ăn dâu tây, việt quất, mâm xôi… Vì trong nhóm quả này có chứa một lượng lớn chất anthocyanin, hợp chất này có tác dụng kháng viêm, nó sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và sưng viêm.
- Các loại cá giàu omega-3: Cá mòi, cá hồi, cá thu, cá trích… cũng là những thực phẩm bạn nên ăn khi bị bệnh. Trong thành phần của các loại cá này có hàm lượng rất lớn protein, các acid béo omega – 3, chuỗi dài EPA và DHA. Chúng không chỉ có tác dụng làm giảm viêm sưng mà còn có khả năng ngăn các bệnh về tim, tiểu đường, bệnh thận.
- Bông cải xanh: Đây là nguồn cung cấp sulforaphane dồi dào. Chất này cũng sẽ làm giảm bớt tình trạng viêm nhiễm trên da của bạn.
- Củ nghệ: Nghệ là thứ nguyên liệu không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Nó được xem là thuốc “kháng viêm” của tự nhiên, vì trong thành phần của nghệ chứa chất curcumin có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.
- Trà xanh: Vì trong trà xanh có chứa các chất chống oxy hóa, đặc biệt là chứa epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Đây là chất có tác dụng ức chế quá trình sản xuất cytokine – một chất gây viêm và làm hại tế bào của bạn.
Tham khảo thêm: Phát ban khi sốt ở trẻ do bệnh nào gây ra? Điều trị ra sao?
♦ Thực phẩm chứa nhiều chất Quercetin:
Quercetin là một loại flavonoid có trong thực vật. Ngoài tác dụng làm cho hoa lá và rau quả có màu sắc phong phú, nó còn là chất có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa và kháng histamin mạnh mẽ. Do đó, ăn nhiều các thực phẩm này cũng sẽ làm giảm được những biểu hiện của phát ban da mà bạn đang mắc phải. Những thực phẩm giàu Quercetin mà bạn có thể sử dụng bao gồm:
- Táo.
- Rau bina (cải bó xôi).
- Anh đào.
- Cải xoăn.
♦ Các thực phẩm giàu Probiotic:
Probiotic là chất có tác dụng cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hóa, làm giảm trầm cảm và tăng cường sức khỏe của tim. Chính vì vậy, thường xuyên bổ sung Probiotic cho cơ thể cũng sẽ làm cho hệ miễn dịch được tăng cường, khả năng kháng lại bệnh tật của cơ thể cũng do đó mà tăng lên.
Chất này thường tồn tại trong các thực phẩm được lên men tự nhiên, vì thế nếu muốn bổ sung Probiotic cho cơ thể, bạn hãy ăn các thực phẩm như sau:
- Sữa chua.
- Dưa chua.
- Kim chi.
- Một số loại phô mai.
- Bơ sữa.
♦ Uống vitamin C:
Nếu đang bị phát ban, bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin C. Vì đây là một chất có tác dụng chống oxy hóa tốt, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
Phát ban da nên tránh ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm thì cũng có các loại thực phẩm nếu sử dụng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Do đó, để các triệu chứng phát ban nhanh được chữa lành, bạn hãy tránh xa các thực phẩm sau đây:
♦ Thức ăn dễ gây dị ứng:
Hải sản, các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu nành,… là những thứ bạn không nên sử dụng khi đang bị phát ban. Vì chúng có thể làm bạn bị dị ứng, khiến cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da diễn tiến một cách trầm trọng hơn.
♦ Các loại thức ăn được chế biến sẵn:
Thực phẩm được chế biến sẵn luôn chứa nhiều các chất phụ gia và các chất bảo quản. Chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng cho da, làm nặng thêm tình trạng sưng viêm trên da của bạn.
♦ Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa:
Chất béo không bão hòa có thể kích thích quá trình viêm nhiễm trong cơ thể hoạt động mạnh hơn, các biểu hiện của phát ban như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… cũng vì thế mà nặng hơn.
Chưa hết, thường xuyên sử dụng các chất này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp và nhiều căn bệnh mãn tính khác. Vì thế để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, đồng thời giúp cho các biểu hiện phát ban da được giảm đi thì bạn hãy tránh xa hoặc hạn chế các thực phẩm sau:
- Dầu thực vật.
- Bơ thực vật.
- Các món ăn nhanh.
Tham khảo thêm: Sốt phát ban có lây không? Làm thế nào để phòng tránh?
♦ Thực phẩm ngọt:
Thức ăn chứa nhiều đường cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị kích ứng cho cơ thể, vì chúng làm cho nồng độ insulin trong máu tăng lên một cách đột biến, dẫn đến viêm. Do đó, bạn nên hạn chế các thực phẩm ngọt, cụ thể là:
- Bánh kẹo.
- Soda.
- Cà phê.
- Sinh tố.
♦ Ngũ cốc đã qua tinh chế:
Bột mì trắng, bánh mì trắng, mì ống, bánh ngọt… là những thứ bạn không nên ăn khi bị phát ban. Vì các loại ngũ cốc khi đã qua tinh chế thường có rất ít chất xơ, hàm lượng đường cũng cao. Ăn những loại ngũ cốc này sẽ làm tăng nguy cơ gây viêm cho cơ thể, do đó bạn hãy hạn chế sử dụng chúng.
♦ Rượu bia và các chất kích thích khác:
Muốn cải thiện các triệu chứng phát ban như da nổi mẩn đỏ, sưng, ngứa… bạn tuyệt đối không được uống rượu bia hay hút thuốc lá. Vì không những làm tăng nguy cơ mắc các các bệnh khác như viêm họng, viêm phổi… cho cơ thể mà nó còn làm tình trạng viêm da trở nên trầm trọng hơn.
Dù là do nguyên nhân nào gây ra thì phát ban da cũng đều khiến cho người bệnh khó chịu, thậm chí là cả cảm giác đau đớn. Vì vậy, ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc, để cải thiện các triệu chứng bệnh, bạn hãy tự điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
- Những loại phát ban thường gặp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Sốt phát ban khi mang thai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Từ khóa » Con Bị Sốt Phát Ban Mẹ Kiêng ăn Gì
-
Cha Mẹ Nên Biết: Trẻ Bị Sốt Phát Ban Kiêng Gì?
-
Sốt Phát Ban ở Trẻ Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? - Dr.Papie
-
Sốt Phát Ban Nên ăn Gì Mau Khỏi Bệnh? - DSCare
-
Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? - Hapacol
-
Thực Hư Chuyện Sốt Phát Ban Kiêng Gió Không?
-
Lưu ý Trong Chăm Sóc Và điều Trị Sốt Phát Ban Tại Nhà | Vinmec
-
Trẻ Bị Sốt Phát Ban Kiêng Gì? Bác Sĩ Nhi Chỉ Ra 3 Việc Không Nên Làm
-
Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh?
-
Sốt Phát Ban Kiêng Gì? Lưu ý Khi điều Trị Sốt Phát Ban Cho Trẻ
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Giảm Sốt
-
Trẻ Bị Sốt Phát Ban Nên Ăn Gì? - Meviet
-
Bị Sốt Phát Ban Nên Kiêng Gì ?
-
Sốt Phát Ban Kiêng Gì, Mách Nhỏ Mẹ Những điều Cần Biết - MarryBaby
-
Trẻ Sốt Phát Ban Nên ăn Và Kiêng Gì? BS Nhi Chỉ Thực đơn đủ Chất ...