Sốt Phát Ban ở Trẻ Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi Bệnh? - Dr.Papie

Sốt phát ban khiến bé mệt mỏi, đau nhức khắp người nên rất chán ăn. Mẹ băn khoăn không biết sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì vừa dễ ăn, vừa đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho bé? Dưới đây, chuyên gia Dr.Papie đã tổng hợp các món NÊN và KHÔNG nên ăn khi sốt phát ban. Cùng với đó là các mẹo nhỏ để bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ tham khảo nhé!

Có thể mẹ quan tâm: Sốt phát ban ở trẻ em bệnh học: Cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và cách điều trị chuẩn y khoa.

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Top 6 loại thực phẩm mà trẻ sốt phát ban nên ăn
  • 2. Top 5 loại thực phẩm mà trẻ sốt phát ban nên kiêng
  • 3. Những mẹo nhỏ giúp trẻ sốt phát ban ăn ngon miệng

1. Top 6 loại thực phẩm mà trẻ sốt phát ban nên ăn

Đối với trẻ bị sốt phát ban, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Bé được ăn đầy đủ chất, sức đề kháng tăng cường thì sẽ nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, bé cũng cần được bù nước đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm do mất nước như: co giật, sốc, trụy tuần hoàn… khi sốt phát ban.

1.1. Sữa mẹ

cho trẻ sốt phát ban uống sữa mẹ
Sữa mẹ cung cấp kháng thể tự nhiên cho hệ miễn dịch của trẻ

Sữa mẹ không chỉ cung cấp protein, năng lượng mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Sữa còn dễ tiêu hóa, hấp thu hơn so với thức ăn. Vì vậy, nếu trẻ bị sốt phát ban mà đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ nên cho bé bú nhiều hơn.

Lưu ý: Đối với trẻ đã cai sữa, mẹ có thể thay thế bằng việc bổ sung thực phẩm từ sữa như: sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai vào chế độ ăn hàng ngày cho bé.

1.2. Cháo

Công thức nấu cháo cho trẻ bị sốt phát ban ăn
Cháo là loại đồ ăn mềm, dễ nuốt, giàu chất dinh dưỡng cho trẻ bị sốt phát ban

Theo mẹ thì sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì? Đối với trẻ nhỏ, cháo là loại thức ăn được phù hợp nhất. Mềm, dễ ăn, dễ tiêu hóa giúp bé hợp tác hơn khi ăn. Ngoài ra, cháo còn cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ gồm: protein, tinh bột… để bé tăng cường sức đề kháng, mau khỏi bệnh hơn. Một số loại cháo hay được nấu cho trẻ như: cháo chim bồ câu, cháo gà, cháo thịt bò…

Lưu ý: Mẹ có thể chia nhiều bữa cho bé ăn mỗi ngày và ăn cháo nhiều ngày liên tục. Tuy nhiên, thi thoảng mẹ nên đổi món cho bé một chút tránh cảm giác chán ăn.

1.3. Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho trẻ bị sốt phát ban
Thực phẩm giàu vitamin C giúp trẻ giảm các nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khi bị sốt

Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm, giảm tỷ lệ mắc biến chứng đường hô hấp trên trẻ bị sốt phát ban… Vitamin C có nhiều ở nước ép cam, nước ép ổi, kiwi, dâu tây, súp lơ… Nếu bé đã trên 6 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé uống nước ép các loại hoa quả này 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 100ml.

Lưu ý: Không nên uống quá nhiều vì uống nước hoa quả quá nhiều có thể gây tiêu chảy.

1.4. Rau xanh

Các loại rau xanh
Rau xanh chứa nhiều vitamin, dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch của trẻ

Rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Nhờ đó, cơ thể chống lại virus, vi khuẩn đang tấn công khi trẻ đang bị sốt phát ban. Hơn thế nữa, các vi chất, vitamin trong rau xanh tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

Lưu ý: Mẹ có thể cho bé ăn rau xanh mỗi ngày nhưng nên thay đổi nhiều loại rau để bé không bị chán. 

1.5. Nước dừa

Nước dừa
Nước dừa giúp bù nước và điện giải khi trẻ bị nôn, sốt làm mất nước

Nước dừa giàu kali và muối khoáng giúp bù nước, điện giải nhanh chóng cho bé sốt phát ban. Hơn nữa, uống nhiều nước dừa giúp quá trình đào thải virus nhanh hơn, bé mau khỏi bệnh hơn. Tuỳ vào độ tuổi của bé mà mẹ cách bổ sung nước dừa sẽ khác nhau:

  • Bé 6 tháng – 1 tuổi: uống 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15ml (3 muỗng cafe)
  • Bé từ 1- 2 tuổi: Uống 1 – 2 lần/ngày, mỗi lần 50ml.

Lưu ý:

  • Không cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước dừa.
  • Chỉ cho trẻ uống nước dừa tươi, không uống nước dừa đã để lâu ngoài môi trường hay nước dừa đóng chai.

1.6. Mật ong

Mật ong
Mật ong cung câp các acid amin tư nhiên, các khoáng chất làm tăng cường miễn dich, sức đề kháng cho trẻ

Mật ong chứa các acid amin, khoáng chất, vitamin, sắt, kẽm… giúp tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể, giúp bé sốt phát ban mau khỏi bệnh hơn. Mẹ có thể pha mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 1 thìa mật ong (5ml) với 50ml nước ấm (40 độ C) và cho bé uống hàng ngày.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tháng tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc.
  • Tốt nhất là uống trước khi ăn cơm 2-3 tiếng, vừa tốt cho đường tiêu hóa, vừa không gây ảnh hưởng đến bữa ăn của trẻ.

Vậy nếu chăm sóc trẻ đúng cách thì trẻ sẽ hết sốt khi nào? Đây là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Cho nên mẹ có thể tham khảo bài viết: Bé bị sốt phát ban bao lâu thì khỏi? 5 điều cần làm để trẻ nhanh khỏi bệnh.

Ngoài việc quan tâm đến những món ăn tốt cho trẻ sốt phát ban thì mẹ cũng cần biết những món ăn mà trẻ sốt phát ban nên kiêng. Vậy trẻ phát ban sau sốt kiêng gì? Thi sau đây là những món không phù hợp với hệ tiêu hoá của bé, có thể khiến bé sốt cao, lâu khỏi bệnh hơn.

2. Top 5 loại thực phẩm mà trẻ sốt phát ban nên kiêng

Đồ ăn cay nóng không tốt cho trẻ bị sốt phát ban
Đồ ăn cay nóng làm tăng nhiệt cơ thể khiến bé sốt dai dẳng không khỏi

Như ở trên thì mẹ đã biết sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì? Vậy trẻ phát ban sau sốt kiêng gì? Đây là 5 nhóm thức ăn mẹ không nên cho trẻ bị sốt phát ban ăn:

  • Các loại trứng: Hàm lượng protein trong trứng cao, khi đưa vào cơ thể sẽ giải phóng lượng nhiệt lớn. Nhiệt độ này cộng hưởng với nhiệt độ của cơ thể sẽ khiến bé sốt cao và lâu khỏi bệnh hơn.
  • Thực phẩm khó tiêu: Khi sốt phát ban, cơ thể mệt mỏi nên việc ăn uống, hấp thu cũng kém hơn. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm như thịt bò đỏ, đồ chiên nhiều dầu mỡ… vì rất khó hấp thụ, bé sẽ hồi phục chậm hơn.
  • Nước đá lạnh: Bé sốt phát ban thường kèm theo các triệu chứng: ho, đau họng, nghẹt mũi… Uống nước đá lạnh có thể khiến các triệu chứng của bé nặng hơn.
  • Nước có gas: Trẻ bị sốt phát ban sẽ xuất hiện tình trạng mất nước. Lượng đường trong nước ngọt đặc biệt là nước ngọt có gas rất lớn, có thể khiến tình trạng mất nước trở nên nguy hiểm hơn.
  • Gia vị cay như tiêu, ớt, tỏi: Đồ ăn cay nóng sẽ gây tỏa nhiệt và sốt cao hơn vì vậy mẹ nên kiêng cho con ăn.

Vậy mẹ đã biết sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì. Mẹ cần lưu ý thực hiện cho đúng, giúp bé nhanh khỏi bệnh.

3. Những mẹo nhỏ giúp trẻ sốt phát ban ăn ngon miệng

Cho trẻ bị sốt phát ban ăn các đồ ăn mềm, ngồi thẳng khi ăn
Cho trẻ bị sốt phát ban ăn các đồ ăn mềm, ngồi thẳng khi ăn, không ép trẻ ăn quá no

Mẹ có biết sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì chưa? Theo các chuyên gia chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt phát ban là rất quan trọng nhưng bé lại hay bị chán ăn. Dưới đây là những mẹo nhỏ mẹ có thể thực hiện để giúp bé ăn ngon miệng hơn:

  • Cho trẻ ngồi đúng tư thế thẳng lưng: Theo các chuyên gia, trẻ ngồi thẳng lưng, ghế ngồi ngang tầm với vị trí ăn là tốt nhất cho hệ tiêu hóa và việc ăn uống dễ dàng nhất.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Trẻ thường chán ăn khi bị ốm, vì vậy mẹ nên chia thành các bữa nhỏ để trẻ có thể ăn hết để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé.
  • Không bắt trẻ ăn quá no mỗi bữa: Trẻ bị sốt phát ban dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy không nên cho trẻ ăn quá no do hệ tiêu hóa không tốt dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Làm đa dạng các món ăn: Giúp bé cảm thấy bớt nhàm chán, có hứng thú hơn với mỗi bữa ăn.
  • Không nên cho bé ăn vặt trước bữa chính: Ăn vặt trước bữa chính làm trẻ mất cảm giác đói, ăn không ngon miệng.

Như vậy, khi bé bị sốt phát ban, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, nhiều dinh dưỡng nhưng cũng phải đảm bảo dễ hấp thụ nhất đồng thời mẹ cũng cần biết trẻ phát ban sau sốt kiêng gì để giúp bé khỏi ốm nhanh hơn.

Nếu còn băn khoăn sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho trẻ bị sốt phát ban, mẹ có thể liên hệ với chuyên gia Dr.Papie qua hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại bình luận bên dưới để được phản hồi nhanh chóng, chính xác nhất.

Từ khóa » Con Bị Sốt Phát Ban Mẹ Kiêng ăn Gì