Nên Làm Gì Khi Bị Chóng Mặt Xây Xẩm Mặt Mày Hoa Mắt - OTiV

Cơn chóng mặt bất thình lình ập đến kèm theo cảm giác choáng váng, đầu óc quay cuồng, người lảo đảo, mất thăng bằng… là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột. Nếu chẳng may bạn là người thường xuyên đối mặt với tình trạng này hãy ghi nhớ những phương pháp có thể làm giảm chóng mặt một cách hiệu quả dưới đây!

Mỗi lần cơn chóng mặt ghé thăm gây ra không ít phiền toái, thậm chí ngay cả khi nó qua đi vẫn để lại cảm giác khó chịu, mệt mỏi… Để giảm bớt sự khó chịu, cắt cơn chóng mặt nhanh chóng, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

  1. Bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt nên làm gì?
    1. 1. Uống nước lọc
    2. 2. Bị chóng mặt nên uống gì?
    3. 3. Hít thở sâu
    4. 4. Ăn nhẹ giúp giảm xây xẩm mặt mày
    5. 5. Nghỉ ngơi
  2. Giải pháp hỗ trợ cải thiện chóng mặt hiệu quả

Bị xây xẩm mặt mày, chóng mặt nên làm gì?

1. Uống nước lọc

Cơ thể mất nước có thể gây chóng mặt, hoa mắt, nhất là khi bạn không uống đủ nước trong một thời gian dài hoặc không bù đắp nước cho cơ thể trong và sau khi tập thể dục, hoạt động ngoài trời. Vì vậy, khi thấy chóng mặt, ngay lập tức hãy uống một ly nước lọc. Ngoài ra, bạn cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng chóng mặt do mất nước gây ra.

làm gì khi bị chóng mặt xây xẩm mặt mày

Uống ngay một cốc nước lọc ngay sau khi bị chóng mặt, xây xẩm để cắt cơn chóng mặt tức thời

Ngoài nước lọc, một số loại nước uống có thể làm giảm cảm giác khó chịu do chóng mặt, xây xẩm mặt mày gây ra như:

  • Trà gừng: Hoạt chất gingerol có trong gừng được đánh giá là có khả năng kích thích lưu thông máu tới não, làm giảm chóng mặt hiệu quả. Khi cơn chóng mặt “ghé thăm”, bạn có thể cho gừng tươi vào nước ấm hoặc pha bột gừng vào nước và uống để giảm chóng mặt, xây xẩm mặt mày tức thời.
  • Nước chanh: Trong chanh chứa nhiều Vitamin C có thể giúp bạn tỉnh táo, giảm bớt sự khó chịu khi bị chóng mặt. Ngoài ra, uống 1 ly nước chanh sau cơn chóng mặt cũng giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Bạn có thể vắt ½ quả chanh cho vào 1 ly nước mát, thêm 1 thìa đường để uống.
  • Nước mật ong: Mật ong chứa nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, magie, sắt, vitamin B, vitamin C… có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa chóng mặt. Uống một cốc nước ấm pha mật ong ngay khi thấy chóng mặt là cách cắt cơn chóng mặt, hoa mắt tức thời hiệu quả.

3. Hít thở sâu

Khi bị chóng mặt nhiều, kèm theo choáng váng, quay cuồng, cảm giác như sắp ngất… bạn đừng vội dịch chuyển hay cử động mạnh mà hãy từ từ ngồi hoặc nằm xuống, nhắm mắt lại, bình tĩnh hít thở thật sâu để cung cấp thêm lượng oxy cần thiết cho não, giúp hệ thống thần kinh thư giãn, giảm chóng mặt.

Lượng đường trong máu thấp có thể làm tăng cảm giác chóng mặt, do đó khi cảm thấy chóng mặt bạn có thể chọn ăn nhẹ những món ăn có lượng đường hoặc carbohydrate cao như socola, sữa chua, chuối, trái cây nhiều nước hay các loại hạt để cung cấp năng lượng chống lại chóng mặt.

làm gì khi bị chóng mặt(2)

Ăn nhẹ một quả chuối để phục hồi lại sức lực giúp cắt cơn chóng mặt hiệu quả

Căng thẳng, mệt mỏi, không ngủ đủ giấc khiến sức khỏe suy kiệt là một trong những nguyên nhân gây ra chóng mặt xây xẩm mặt mày. Vì vậy, vào thời điểm bạn cảm thấy chóng mặt, hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi năng lượng trở lại, từ đó cơn chóng mặt cũng sẽ nhẹ nhàng qua đi.

Giải pháp hỗ trợ cải thiện chóng mặt hiệu quả

Theo các chuyên gia, chóng mặt là một trong những triệu chứng mơ hồ, là một cảm giác chủ quan của người bệnh, nó xảy ra khi có sự rối loạn của một trong ba hệ thống chính của cơ thể để duy trì sự thăng bằng, đó là hệ thống tiền đình, các sợi cảm thụ bản thể và hệ thống nhãn cầu.

Những vấn đề của các hệ thống khác trong cơ thể cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Giảm máu tới vỏ não có thế gây cảm giác choáng váng. Rối loạn chức năng của tiểu não và các vùng liên quan sẽ gây ra các vấn đề về sự phối hợp thăng bằng và vận động. Chóng mặt cũng có thể có nguyên nhân từ các bệnh lý nội khoa trong cơ thể. Cuối cùng, các vấn đề tâm lý và cảm xúc có thể thúc đẩy và kéo dài triệu chứng chóng mặt.

Đa số các trường hợp chóng mặt thường lành tính có thể tự hết, tuy nhiên có một số  trường hợp chóng mặt là dấu hiệu ban đầu của các bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu não, viêm phổi và các nhiễm khuẩn toàn thân khác (như hẹp động mạch chủ, loạn nhịp tim, tác dụng phụ của thuốc, trầm cảm…), cần được thăm khám, điều trị sớm.

tên

OTiV – Giải pháp hỗ trợ cải thiện chóng mặt hiệu quả

Để hỗ trợ phòng ngừa, cải thiện chóng mặt từ gốc, bên cạnh thăm khám, điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các bạn nên chủ động bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng trung hòa các gốc tự do, tăng cường máu lưu thông lên não, bảo vệ và chống lão hóa tế bào thần kinh, từ đó: cải thiện tình trạng chóng mặt, thiếu máu não hiệu quả như Blueberry và Ginkgo Biloba có trong sản phẩm viên uống OTiV.

Đồng thời, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, sắt, axit folic vào bữa ăn hằng ngày; hạn chế chế đồ ăn chiên rán, các loại thịt đỏ; tránh dùng caffeine, đồ uống có cồn; cố gắng ngủ sớm, ngủ đủ giấc, hạn chế stress/căng thẳng; luyện tập những bài tập thể dục tốt cho não như yoga, thiền… để phòng ngừa chóng mặt tái phát.

Từ khóa » đau đầu Chóng Mặt Nên Uống Gì