Nên Làm Gì Khi Bị Dị ứng Phấn Hoa ở Nhật ? | WeXpats Guide

Mỗi khi mùa xuân đến trên đất nước Nhật Bản, người người nhà nhà đều háo hức cho một mùa hoa anh đào với những buổi dã ngoại, ngắm hoa cùng với người thân, bạn bè... Tuy nhiên, không ít người e dè và sợ hãi mỗi khi mùa xuân đến, các loài cây đua nhau nở hoa

trên đất nước mặt trời mọc. Nguyên nhân là bởi bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật xuất hiện và trở nên trầm trọng vào mùa xuân. Dị ứng phấn hoa ở Nhật tuy không đáng sợ nhưng gây rất nhiều phiền toái cho những người chẳng may mắc phải.

Trong bài viết này, hãy cùng WeXpats tìm hiểu về bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật và các đối sách “chống chọi” với dị ứng phấn hoa ở Nhật nhé!

MỤC LỤC:

  1. Dị ứng phấn hoa ở Nhật là bệnh gì ?
  2. Các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở Nhật
  3. Phân biệt giữa dị ứng phấn hoa ở Nhật với Corona hay cảm cúm
  4. Đối tượng mắc dị ứng phấn hoa ở Nhật
  5. Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa ở Nhật
  6. Thuốc dị ứng phấn hoa ở Nhật
  7. Điều trị dị ứng phấn hoa ở Nhật tại bệnh viện
  8. Kết

Dị ứng phấn hoa ở Nhật là bệnh gì ?

Dị ứng phấn hoa ở Nhật trong tiếng Nhật gọi là「花粉症 - kafunsho」. Dị ứng phấn hoa ở Nhật thường bắt đầu từ tháng 2 hàng năm. Vào mùa xuân, khi thời tiết trở nên ấm áp cũng là lúc các loài hoa sẽ đua nhau nở. Vì vậy, phấn của những loài hoa này phát tán đi khắp nơi và gây nên hiện tượng dị ứng phấn hoa ở Nhật cho nhiều người.

Cụ thể, dị ứng phấn hoa ở Nhật chủ yếu bắt nguồn từ bụi phấn của cây「杉 - sugi」, hay còn gọi là cây liễu sam hoặc tuyết tùng ở Nhật. Cây sugi thụ phấn nhờ gió nên phấn hoa của nó bay vô cùng nhiều trong không khí. Được biết, số lượng phấn hoa có xu hướng nhiều lên qua từng năm, vì vậy tỉ lệ người mắc dị ứng phấn hoa ở Nhật cũng ngày một tăng cao.

Câu chuyện bắt nguồn từ sau Thế chiến thứ II, chính phủ Nhật Bản đã quyết định trồng hàng loạt cây Sugi để phục vụ cho kế hoạch biến Nhật Bản thành đất nước tự túc trong ngành sản xuất gỗ. Sau đó, diện tích rừng cây sugi đã chiếm tới 18% diện tích Nhật Bản, thậm chí còn nhiều hơn cả diện tích đất nông nghiệp của đất nước này (11%). Tuy nhiên, vì nhiều lý do, kế hoạch này đã thất bại, không những khiến môi trường bị ảnh hưởng mà còn gây nên bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật cho hàng triệu người cho đến ngày nay.

Các triệu chứng dị ứng phấn hoa ở Nhật

Các triệu chứng của bệnh dị ứng phấn hoa thường rất giống và hay bị nhầm lẫn với bệnh cảm thông thường. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người mắc dị ứng phấn hoa ở Nhật.

  • Sổ mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, bị nặng có thể bị áp lực xoang
  • Ngứa, đau rát họng
  • Ngứa mắt, cay mắt, chảy nước mắt, sưng mắt
  • Ngứa da, khô da

Ngoài ra, ở một số trường hợp còn xuất hiện triệu chứng khác như giảm vị giác hoặc khứu giác.

Phân biệt giữa dị ứng phấn hoa ở Nhật với Corona hay cảm cúm

Corona

Trong thời điểm mà đại dịch COVID-19 (Corona) đang bùng phát trên khắp thế giới như hiện nay, mỗi khi trong người khó chịu hay có một số triệu chứng giống như cảm cúm, rất nhiều người sẽ trở nên hoang mang và lo lắng. Do đó, việc phân biệt rõ các triệu chứng giữa 2 loại bệnh này là rất cần thiết.

Triệu chứng của dị ứng phấn hoa ở Nhật có thể gây khó thở, mệt mỏi, hoặc mất vị giác, rất giống với COVID-19.Tuy nhiên, điểm khác biệt là lớn nhất của dị ứng phấn hoa ở Nhật và COVID-19 là triệu chứng ở COVID-19 sẽ kèm theo ho khan, sốt cao và không gây chảy nước mũi.

Cảm cúm

Dị ứng phấn hoa

Nước mũi lỏng, trong suốt. Cay mắt. Ngứa cổ họng. Ngứa da…

Trở nặng vào buổi trưa, chiều

Triệu chứng kéo dài trên 2 tuần

Cảm cúm

Nước mũi đặc dính, có màu vàng nhẹ. Đau họng, ho khan, ớn lạnh, phát sốt…

Mệt mỏi nguyên 1 ngày

Triệu chứng kéo dài 1 vài ngày

Đối tượng mắc dị ứng phấn hoa ở Nhật

Số lượng người mắc phải dị ứng phấn hoa ở Nhật ngày một tăng cao. Cụ thể, trung bình mình cứ mỗi 4 người sẽ có 1 người mắc bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật và đối tượng thường gặp ở độ tuổi trung niên và những người trẻ. Ngược lại, đối tượng trẻ em dưới 10 tuổi thì dị ứng phấn hoa ở Nhật khá hiếm gặp.

Thông thường, người nước ngoài khi mới đến Nhật sẽ không bị dị ứng phấn hoa ở Nhật. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sinh sống, học tập và làm việc tại đây, nguy cơ bị dị ứng phấn hoa ở Nhật là không thể tránh khỏi. Khi hệ miễn dịch với phấn hoa yếu đi, đồng nghĩa với việc lượng phấn hoa tiếp xúc với cơ thể tăng lên, vì vậy, sau nhiều năm sinh sống ở Nhật cơ thể bạn sẽ trở nên dễ dàng mẫn cảm với phấn hoa.

Cách phòng tránh dị ứng phấn hoa ở Nhật

Dưới đây là những phương pháp phòng tránh dị ứng phấn hoa ở Nhật hiệu quả. Hãy tham khảo và lên đối sách phù hợp với bản thân của bạn nhé!

Kiểm tra thông tin về phấn hoa

Vào mùa xuân, trên các phương tiện truyền thông Nhật, thông tin về phấn hoa sẽ được thông báo kèm với dự báo thời tiết. Cần đặc biệt chú ý những hôm mà hôm trước đó hoặc sáng sớm hôm đó có mưa. Vì khi thời tiết chuyển sang nắng ráo, gió Nam thổi mạnh, nhiệt độ cao, tạo điều kiện tốt cho phấn hoa “lan tỏa”. Hãy chú ý cập nhật thông tin thời tiết hàng ngày ở Nhật.

Có thể bạn quan tâm:

Nắm chắc từ vựng tiếng Nhật về thời tiết

Trang bị đầy đủ khi đi ra ngoài

Cách đơn giản và thông dụng nhất là đeo khẩu trang y tế. Khẩu trang y tế sẽ giúp loại bỏ đến 99% lượng phấn hoa trong không khí. Ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, người Nhật đã có thói quen đeo khẩu trang để phòng tránh dị ứng phấn hoa ở Nhật và các bệnh truyền nhiễm do virus, ví dụ như cảm cúm.

Ngoài ra, hãy mặc những bộ đồ trơn vì chúng khó bị bám phấn hoa, một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến dị ứng phấn hoa ở Nhật. Hãy trang bị thêm mũ, kính (đặc biệt là kính chuyên dụng cho dị ứng phấn hoa), khăn quàng cổ…

Phòng tránh dị ứng phấn hoa ở Nhật tại nhà

Sau đây là một số biện pháp phòng tránh dị ứng phấn hoa tại nhà:

  • Tránh mang trang phục mặc ra ngoài vào phòng ngủ hay phòng khách
  • Rửa mặt, súc miệng khi về nhà
  • Đóng cửa, cửa sổ để ngăn cho phấn hoa vào nhà
  • Không phơi chăn đệm, khăn ngoài trời
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
  • Tắm rửa sạch sẽ sau khi ra ngoài
  • Sử dụng máy lọc không khí

Thuốc dị ứng phấn hoa ở Nhật

Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ người bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật. Hãy cân nhắc về tình trạng bệnh và mua loại thuốc phù hợp nhất với bạn nhé!

①Thuốc dị ứng phấn hoa アレジオン20

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ viêm mũi dị ứng, hắt hơi, sổ mũi

Liều dùng

1 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không nên lái xe, uống rượu sau khi sử dụng

※Uống trước khi ngủ

②Thuốc dị ứng phấn hoa アレグラFX

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi…

Liều dùng

2 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không nên uống rượu, bia sau khi sử dụng thuốc

※ Có thể lái xe vì không chứa thành phần gây buồn ngủ

③Thuốc dị ứng phấn hoa PHARMA CHOICE アレジークHI

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ viêm mũi, viêm xoang

Liều dùng

2 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Không uống rượu, bia sau khi sử dụng thuốc

④Thuốc dị ứng phấn hoa 興和 エバステルAL

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ viêm mũi dị ứng

Liều dùng

1 viên/ lần/ ngày

Khuyến cáo

Không lái xe, uống rượu bia sau khi sử dụng thuốc

Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi

⑤Thuốc dị ứng phấn hoa 薬王製薬 アスミン鼻炎薬 PB

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Cải thiện niêm mạc, giải phóng các chất gây dị ứng

Liều dùng

2 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không lái xe sau khi sử dụng

⑥Thuốc dị ứng phấn hoa 佐藤製薬 ストナリニ Zジェル

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng, sổ mũi, hắt hơi,...

Liều dùng

1 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi

Không lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng

⑦Thuốc dị ứng phấn hoa ロート製薬 アルガード鼻炎内服薬ゴールドZ

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ viêm xoang, viêm mũi, cải thiện tình trạng dị ứng phấn hoa

Liều dùng

3 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không lái xe sau khi sử dụng

⑧Thuốc dị ứng phấn hoa ミナカラ薬局 アレジンAZ錠

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ chứng bệnh dị ứng như dị ứng phấn hoa, bụi, thức ăn, ngứa da…

Liều dùng

2 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không uống rượu, bia trước và sau khi sử dụng thuốc

Không lái xe sau khi sử dụng thuốc

⑨Thuốc dị ứng phấn hoa エスエス製薬 エスタック鼻炎ソフトニスキャップ

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ viêm mũi cấp tính, viêm mũi dị ứng

Liều dùng

3 lần/ ngày

Khuyến cáo

Không sử dụng liên tục trong thời gian dài

⑩Thuốc dị ứng phấn hoa ロート製薬 新・ロート小青竜湯錠II 80錠

Nguồn ảnh: Amazon

Công dụng

Hỗ trợ dị ứng phấn hoa, cảm cúm

Liều dùng

2 lần/ ngày

Khuyến cáo

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Ngoài ra, có thể tham khảo một số loại thuốc nhỏ mũi và nhỏ mắt như:

  • ナザールαAR” (Nazaaru αAR)
  • ナシビンMスプレー(Nashibin M Supurei)
  • ロートアルガードプレテクト (Roto-arugado-puretekuto)
  • アイフリーコーワAL (AifuriikoowaAL)

Hay uống các loại trà chống dị ứng phấn hoa ở Nhật như 甜茶 (Tian-cha), 杉ヒノキ茶 (Sugi-hinoki-cha).

Điều trị dị ứng phấn hoa ở Nhật tại bệnh viện

Trong trường hợp bạn bị dị ứng phấn hoa ở Nhật nặng, dù phòng tránh hay sử dụng thuốc vẫn không khỏi thì bạn nên tới các phòng khám, bệnh viện. Tùy theo triệu chứng mà bạn nên đến những khoa khám bệnh khác nhau như sau:

  • Khoa Tai Mũi (耳鼻科 - Jibika): Chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi
  • Khoa Tai Mũi Họng (耳鼻咽喉科 - Jibiinkōka): Đau họng kèm theo các triệu chứng bên trên
  • Khoa Mắt (眼科 - Ganka): Ngứa, đau mắt, khó chịu về mắt
  • Khoa Da liễu (皮膚科 - Hifuka): Ngứa da, khô da
  • Khoa Dị ứng (アレルギー科 - Arerugika): Có thêm các triệu chứng khác

Xem thêm:

Chia sẻ: Người Việt đi khám bệnh ở Nhật có đắt không?

Kết

Nếu bạn sống tại Nhật thì việc phòng và trị bệnh dị ứng phấn hoa ở Nhật vô cùng quan trọng, vì bệnh này rất khó chịu, khiến cho chất lượng cuộc sống cũng như hiệu suất công việc giảm đi rất nhiều. Hãy tham khảo bài viết của WeXpats và tìm ra phương pháp điều trị dị ứng phấn hoa ở Nhật thích hợp với bạn nhất nhé!

Từ khóa » Các Loại Dị ứng Phấn Hoa ở Nhật