Nên Làm Gì Nếu Uống Thuốc Cảm Cúm Quá Liều? - Dược Phẩm Vinh Gia

Cảm cúm chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Tuy nhiên uống thuốc cũng phải có chỉ định của bác sĩ, nếu uống thuốc cảm cúm quá liều thì nên làm gì để không ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh cảm cúm?

1. Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh cảm cúm

Một số loại thuốc cảm cúm phổ biến không nên quá lạm dụng
Một số loại thuốc cảm cúm phổ biến không nên quá lạm dụng

1.1. Nhóm thuốc giảm sốt, đau họng, nhức đầu

Một trong nhiều triệu chứng của người mắc cảm cúm là sốt, đau họng và nhức đầu. Nên để giảm các triệu chứng này thì có thể dùng thuốc Paracetamol còn gọi là Acetaminophen. Thuốc này khá an toàn, giúp hạ sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ, không cần kê đơn, chỉ cần hướng dẫn liều dùng là người bệnh có thể sử dụng Paracetamol đúng liều và có khoảng cách giữa các lần hợp lý. Với trường hợp dùng Paracetamol điều trị quá liều không làm tăng hiệu quả mà gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan.

1.2. Nhóm thuốc giảm triệu chứng ngạt mũi

Ngạt mũi, khó thở cũng là triệu chứng hay gặp khi mắc cảm cúm. Lúc này các loại thuốc nhỏ mũi như xylometazolin, Naphazolin… sẽ được bác sĩ khuyên dùng. Thuốc sẽ làm co động mạch nhỏ, tĩnh mạch hang và mao mạch, đẩy máu đi nơi khác giúp thông thoáng hốc mũi nên sẽ giảm tình trạng nghẹt mũi kéo dài và nguời bệnh cảm cúm sẽ dễ thở hơn. Các loại thuốc này chỉ được khuyến khích dùng trong 3 – 5 ngày. Nếu sử dụng kéo dài có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, viêm mũi, phù nề, giảm khả năng ngửi…

1.3. Nhóm thuốc giảm ho

Ho là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ dị vật đường thở ra ngoài. Nếu cảm cúm làm người bệnh ho nhiều thì cần dùng thuốc ho. Với trường hợp ho khan kèm theo sổ mũi, ngạt mũi có thể dùng thuốc chứa Decolgen, Atussin, Rhumenol… Nếu ho có đờm thì sử dụng các thuốc chứa Ambroxol, Bromhexin, Acetylcystein,… sẽ giúp long đờm, tiêu đờm, giảm ho và người bệnh bớt khó chịu hơn.

2. Các triệu chứng khi uống thuốc cảm cúm quá liều

Dấu hiệu thường thấy khi một người bị cảm cúm uống thuốc quá liều
Dấu hiệu thường thấy khi một người bị cảm cúm uống thuốc quá liều

Thuốc điều trị cúm đều là thuốc điều trị triệu chứng của bệnh không phải thuốc đặc trị cúm nên có nhiều loại khác nhau với nhiều thành phần khác nhau. Do đó tuỳ vào tình trạng bệnh cảm cúm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng thích hợp. Khi người bệnh uống thuốc cảm cúm quá liều chỉ định của bác sĩ hay tự ý dùng thuốc thì có thể thấy có các dấu hiệu sau:

  • Uống thuốc quá liều nhẹ sẽ thấy da đỏ hoặc khô miệng, đau bụng, buồn nôn, ù tai…
  • Khi uống thuốc quá liều nghiêm trọng sẽ cảm thấy nhịp tim nhanh, nôn hoặc nôn lẫn máu, đồng tử mở to, khó tiểu tiện hoặc đại tiện, tăng động, động kinh, chóng mặt, khó thở….

Nếu thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng trên thì nên đưa tới các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

3. Làm gì để tránh các hiện tượng do uống thuốc cảm cúm quá liều

Thuốc Tây thường mang đến hiệu quả điều trị nhanh hơn thuốc Đông y nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng thì sẽ như “con dao 2 lưỡi” khi điều trị khỏi cảm cúm nhưng lại có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí có trường hợp nếu không kịp thời điều trị có thể sẽ đe dọa tới tính mạng người bệnh cảm cúm.

Làm gì để tránh bị quá liều khi uống thuốc cảm cúm?
Làm gì để tránh bị quá liều khi uống thuốc cảm cúm?

Do đó để tránh tránh các hiện tượng do uống thuốc cảm cúm quá liều cần chú ý:

  • Khi mắc bệnh cảm cúm, cần tới gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cảm cúm nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng liều lượng, thời gian và số lần uống được bác sĩ chỉ định. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu khoẻ hơn thì vẫn dùng hết đơn thuốc, không nên ngừng sử dụng thuốc.
  • Tình trạng bệnh của mỗi người khác nhau nên tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc của người khác, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc của mọi người đều không giống nhau.
  • Với người bệnh có tiền sử bệnh thận, tim mạch, thần kinh, cần có sự đồng ý từ bác sĩ mới được phép sử dụng thuốc.
  • Các đối tượng như bà bầu và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi không nên sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc điều trị nào.

Bên cạnh các chú ý phòng tránh uống thuốc cảm cúm quá liều thì người bệnh có thể kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Người bệnh cũng có thể phòng cảm cúm để tránh phải uống thuốc và sử dụng thuốc quá liều bằng cách tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch nhờ tiêm vacxin cúm hoặc dùng viên uống thảo dược có chứa Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên, Đinh hương, Hoàng cầm, Sài hồ. Viên uống này sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, hỗ trợ giảm lượng virus trong cơ thể và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, giảm các triệu chứng bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Đồng thời giúp ức chế sự xâm nhập, sự phát triển của các virus gây bệnh trong đó có các virus dạng ARN là nguyên nhân gây các bệnh cúm mùa, sốt xuất huyết, sởi, sốt virus, sốt phát ban.

Bài viết liên quan:

  • Top 6 loại thuốc cảm cúm của nhật hiệu quả nhất
  • [Giải đáp] Cảm cúm có nên uống thuốc kháng sinh không?

Từ khóa » Hiện Tượng Khi Uống Thuốc Quá Liều