Quá Liều Thuốc: Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay nhờ thông tin y tế được phổ biến rộng rãi và nhiều bệnh nhân thấu hiểu được rằng thuốc có thể là một con dao hai lưỡi. Nếu bạn dùng đúng liều, đúng thuốc, đúng cách thì sẽ tốt nhưng nếu dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường. Vậy thì lỡ uống thuốc quá liều có sao không? Hay nếu uống thuốc quá liều phải làm sao để “giải thuốc”? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Quá liều thuốc là gì?
Quá liều thuốc có thể xảy ra một cách vô tình hoặc cố ý do người bệnh dùng thuốc với liều nhiều hơn liều bác sĩ đã chỉ định.
Ngoài ra, một số người có thể nhạy cảm với các thuốc nhất định có thể bị ngộ độc. Mặc dù họ vẫn dùng đúng liều lượng của bác sĩ kê.Đối với các thuốc gây nghiện dùng để hưng phấn tinh thần, nếu dùng quá liều thì quá trình trao đổi chất sẽ không thể loại bỏ độc tố của thuốc nhanh. Do đó bạn sẽ dễ mắc các tác dụng phụ.
Thực tế, phản ứng khi dùng thuốc quá liều ở mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy, các phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau.
Đọc thêm: Thuốc kháng histamin trị dị ứng như thế nào? Tác dụng phụ, những lưu ý
Những dấu hiệu và triệu chứng quá liều do thuốc là gì?
Uống thuốc quá liều có sau không? Khi dùng quá liều, các tác dụng phụ của thuốc và các bất thường khác sẽ trở nên rõ rệt hơn. Điều này sẽ không xảy ra khi bạn dùng thuốc ở liều bình thường. Tùy vào từng loại thuốc mà ảnh hưởng của việc dùng quá liều đối với cơ thể sẽ khác nhau. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị đe dọa tính mạng, tổn thương các cơ quan hoặc có các bệnh mạn tính khác nặng hơn.
Vậy, khi uống thuốc quá liều có những biểu hiện gì? Các triệu chứng của quá liều thuốc như:
- Nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, hô hấp và huyết áp có thể tăng, giảm hoặc không có bất cứ dấu hiệu nào
- Buồn ngủ, nhầm lẫn và hôn mê. Các triệu chứng này thường phổ biến và có thể nguy hiểm nếu bạn hít chất nôn vào phổi
- Da có thể mát và ra nhiều mồ hôi. Hoặc nóng và khô
- Đau ngực do tổn thương tim hoặc phổi
- Khó thở
- Hơi thở có thể trở nên nhanh, chậm, sâu hoặc nông
- Đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy
- Nôn ra máu hoặc có máu khi đi tiêu.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn sẽ không biết khi nào dùng thuốc quá liều là nghiêm trọng. Do đó, nếu thấy một trong các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo thuốc đang dùng khi đến gặp bác sĩ để họ có cách điều trị hợp lý.Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ quá liều do thuốc?
Việc dùng thuốc với liều lượng cao hơn có thể do người dùng cố ý hoặc vô ý. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ một người bị quá liều do vô ý như:
- Tuổi tác: trẻ nhỏ và người lớn tuổi thường dễ dùng thuốc với liều lượng cao hơn
- Dùng nhiều loại thuốc khác nhau, nhưng có chứa các hoạt chống giống nhau
- Bệnh tâm thần
Các yếu tố có thể làm một người cố ý dùng thuốc quá liều như:
- Giới tính: nam giới có khả năng dùng thuốc quá liều hơn
- Người có thu nhập thấp
- Liều dùng thuốc hàng ngày cao
- Người thường uống rượu khi đang dùng thuốc
- Người sử dụng nhiều loại thuốc
- Từng bị quá liều do dùng thuốc
>>> Đọc thêm: Cách sơ cứu người bị điện giật để tránh biến chứng dài lâu
Các bước sơ cứu quá liều thuốc cần lưu ý
Uống thuốc quá liều phải làm sao? Bạn không được phép điều trị, hay tự ý áp dụng những cách giải thuốc truyền miệng khi uống quá liều tại nhà. Thay vào đó, hãy tiến hành sơ cứu tạm thời để giữ an toàn cho người đang uống thuốc quá liều.
Nếu bạn phát hiện ai đó dùng quá liều thuốc, bạn có thể cách xử lý khi uống thuốc quá liều tại nhà bằng cách sơ cứu tạm thời sau đây:
- Bình tĩnh.
- Gọi cấp cứu, số hotline là 115.
- Trường hợp người đó bất tỉnh nhưng còn thở. Bạn hãy đặt họ nằm nghiêng nhẹ nhàng ở tư thế hồi phục. Bạn cần đảm bảo đường thở của bệnh nhân vẫn mở bằng cách: ngửa đầu của họ ra sau và nâng cằm. (Điều này có thể giúp bệnh nhân thở và không bị sặc nếu bị nôn).
- Kiểm tra nhịp thở và theo dõi tình trạng của họ cho đến khi có sự trợ giúp.
- Đừng cố gắng làm cho người đó nôn.
- Không nên cho người ngộ độc thuốc ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.
- Giữ lại những hộp đựng thuốc bạn thấy xung quanh, và mang đến bệnh viện.
Nếu bạn cho rằng bệnh nhân có thể đã dùng quá liều, nhưng họ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào và có vẻ ổn. Đừng chủ quan, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Quá liều thuốc là một trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi người đó có vẻ ổn. Bạn tuyệt đối không tự điều trị uống thuốc quá liều tại nhà.
Uống quá liều thuốc phải làm sao? Cách điều trị khi quá liều thuốc
Sau khi sơ cứu quá liều thuốc hoặc khi nghi ngờ quá liều thuốc, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện, để bác sĩ tiến hành điều trị phù hợp.
- Những trường hợp nghi ngờ quá liều thuốc, bác sĩ tại khoa cấp cứu sẽ tiến hành các bước đánh giá đầy đủ bao gồm xét nghiệm máu, quan sát và đánh giá tâm lý.
- Trong những trường hợp hiếm, bác sĩ sẽ rửa dạ dày để loại bỏ các loại thuốc không được hấp thụ ra khỏi cơ thể.
- Than hoạt tính cũng có thể được dùng để giúp liên kết thuốc và giữ chúng trong dạ dày và ruột. Điều này sẽ làm giảm lượng thuốc hấp thụ vào máu. Thuốc đã liên kết với than sẽ được thải ra ngoài trong phân.
- Đối với những người có thái độ kích động, nhân viên y tế có thể cho họ dùng thuốc an thần cho đến khi tác dụng của thuốc biến mất.
- Đối với trường hợp quá liều do một số thuốc nhất định, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác để làm thuốc giải độc nhằm đảo ngược tác dụng của thuốc ban đầu, hoặc để ngăn chặn nhiều tác hại hơn. Ví dụ như naloxone hydrochloride được chỉ định để điều trị do quá liều opioid.
Điều bạn cần lưu ý
Việc điều trị quá liều thuốc không nên được thực hiện tại nhà. Để điều trị – cách xử lý khi uống thuốc quá liều phải có chỉ định từ bác sĩ để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Đừng vội vàng tin vào những lời đồn đoán “cách giải thuốc tây” tại nhà mà làm trầm trọng thêm các triệu chứng do quá liều, xử lý không kịp thời gây ra những biến cố nguy hiểm khác.Tự chăm sóc sau điều trị ngộ độc thuốc
Sau khi điều trị quá liều thuốc cần làm gì? Một số lưu ý chăm sóc tại nhà (nhất là sau khi loại bỏ độc tố bằng than hoạt) bao gồm:
- Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước để tránh táo bón.
- Lưu ý rằng than hoạt tính có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc khác. Ví dụ, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai, bạn sẽ phải sử dụng một biện pháp tránh thai khác cho đến kỳ kinh tiếp theo. Nếu bạn không chắc chắn về việc than có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác của bạn như thế nào và phải làm gì với nó, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Cách phòng ngừa ngộ độc do quá liều thuốc
- Luôn đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì thuốc trước khi dùng hoặc đảm bảo dùng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
- Không dùng thuốc nếu không mắc bệnh hoặc không được bác sĩ khuyên dùng.
- Thông báo với bác sĩ với tiền sử ngộ độc thuốc mà bạn đã mắc phải.
- Cẩn thận khi dùng nhiều loại thuốc khác nhau (và cả rượu) cùng một lúc. Một số thuốc sẽ có tương tác làm tăng nguy cơ quá liều thuốc.
- Để thuốc, rượu và đồ uống có cồn tránh xa tầm tay trẻ em.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể gỡ rối cho bạn nỗi lo lắng nếu lỡ uống quá liều thuốc phải làm sao. Quá liều thuốc là một vấn đề hiếm gặp, tuy nhiên có thể xảy ra ở chính bản thân bạn hoặc gia đình, người thân. Hiểu rõ các bước sơ cứu ngộ độc thuốc sẽ giúp bạn bình tĩnh xử trí khi gặp phải tình trạng này nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Hiện Tượng Khi Uống Thuốc Quá Liều
-
Các Dấu Hiệu Bất Thường Có Thể Gặp Sau Khi Uống Thuốc | Vinmec
-
Uống Kháng Sinh Quá Liều Có Sao Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Quá Liều Thuốc Có Thể Dẫn Tới Ngộ độc Nguy Hiểm đến Tính Mạng
-
Không được Dùng Thuốc Quá Liều - Tuổi Trẻ Online
-
Dùng Thuốc Quá Liều: Hậu Quả Khó Lường! - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cô Gái Ngộ độc Do Uống 60 Viên Thuốc Hạ Huyết áp, Tiểu đường
-
Sức Khỏe Bị ảnh Hưởng Thế Nào Khi Uống Thuốc Ngủ Quá Liều?
-
Xử Trí Khi Bị Ngộ độc Thuốc Giảm đau, Hạ Sốt Paracetamol
-
Nên Làm Gì Nếu Uống Thuốc Cảm Cúm Quá Liều? - Dược Phẩm Vinh Gia
-
Cách Xử Lý Khi Dùng Thuốc Quá Liều | .vn
-
Quá Liều Thuốc ở Trẻ Dễ Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng
-
Uống Thuốc Ngủ Quá Liều Có Nguy Hiểm Tính Mạng Không? - YouMed
-
Dấu Hiệu Ngộ độc Thuốc ở Trẻ Em Và Cách Sơ Cứu | TCI Hospital
-
Ngộ độc Thuốc, Quá Liều Khi Sử Dụng Thuốc - YouTube