Nét độc đáo Trong Nghệ Thuật Viết Phóng Sự Hiện đại Của Ngô Tất Tố ...

Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà"Bài văn mẫu lớp 11 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Những bài văn mẫu hay lớp 11

Văn mẫu lớp 11: Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà" gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Khi đạt được thành công trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt và khi đã cố gắng hết mình người ta mới trân trọng thành quả và cảm nhận được hạnh phúc

Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên

Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà"

Là một trong những cây bút hiện thực phê phán có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, người ta biết đến Ngô Tất Tố không chỉ ở những tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết viết về người nông dân và cuộc sống nông thôn mà còn cả ở mảng phóng sự ghi chép lại một cách chân thực và đậm chất văn học hiện thực đời sống của xã hội Việt Nam phong kiến thời bấy giờ. Trong số đó, có thể kể đến phóng sự “Việc làng” mà “Nghệ thuật băm thịt gà” là một tác phẩm tiêu biểu.

Theo các nhà nghiên cứu, phóng sự là một thể tài ký, nguyên thuộc thể báo chí, sau đó được các nhà văn sử dụng như một thể loại văn học. Đặc trưng của phóng sự là sự kết hợp đậm nét giữa tính phát hiện và tính tự sự, tính xác thực và tính định hướng, tính thời sự nóng hổi của đề tài và tính sinh động của bút pháp người kể chuyện. Để viết phóng sự thành công, người viết phải bám sát vào cuộc sống phát hiện ra những sự việc, những vấn đề gay cấn có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, lật đi, lật lại vấn đề khiến cho nó trở nên thuyết phục đối với độc giả. Nếu phóng sự chỉ là một dạng báo chí thuần túy, tuổi thọ của nó thường không cao. Những thiên phóng sự lớn vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian thường là những tác phẩm có sự kết hợp hài hòa với chất văn học. Người đọc không chỉ thấy ở đó các sự kiện như được sao chép một cách khô cứng mang tính thông tin là chính mà còn bắt gặp ở đó đậm tính nghệ thuật và sắc thái trữ tình. Nói đến nghệ thuật viết phóng sự của một tác giả nào đó cũng chính là việc chúng ta đề cập đến những đặc trưng này của phóng sự thể hiện trong tác phẩm của tác giả đó cũng như nét riêng của họ trong việc thể hiện những đặc điểm ấy.

Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà"So với thế giới, chủ yếu là Âu Mỹ, phóng sự ở Việt Nam ra đời muộn. Phải đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX phóng sự mới xuất hiện mà người mở đầu là Tam Lang với phóng sự “Tôi kéo xe”. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến năm 1945, Ngô Tất Tố là một trong số ít những người viết thành công nhất về mảng phóng sự. Tác phẩm của ông, tuy chưa đa chiều, phong phú và nhiều góc độ như cây bút phóng sự xuất sắc Vũ Trọng Phụng những cũng mang đậm dấu ấn của nghệ thuật viết phóng sự hiện đại, loại hình ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại. Nằm trong “Việc làng”, “Nghệ thuật băm thịt gà” là một bài phóng sự ghi lại chân thực nạn “xôi thịt” ở nông thôn, phơi bày những hủ tục phong kiến bắt rễ vào đời sống đã trở nên đáng cười và đáng buồn như thế nào trong xã hội nông thôn trước đây, thể hiện trong buổi thực hiện lệ làng “chứa hàng xóm” ở nhà Vân Lăng và nghệ thuật chia cỗ của anh mõ làng tên Mới. Bằng ngòi bút phát hiện và miêu tả tỉ mỉ của mình, Ngô Tất Tố đã tái hiện lại tất cả những gì diễn ra như một thước phim quay cận cảnh, sinh động. Buổi “chứa hàng xóm” hôm ấy được ghi lại theo đúng trình tự thời gian và không gian. Việc chuẩn bị được bắt đầu từ lúc nửa đêm cho đến sáng sớm thì đã đâu vào đấy. Thành phần tham dự được tường thuật bao quát gồm đông đủ cả già trẻ, lớn bé, từ các cụ tai to mặt lớn trong làng đến những thằng “tí nhau”, mà lại “toàn là đàn ông cả”. Mới chỉ giới thiệu đến đó thôi nhưng ngòi bút của Ngô Tất Tố đã phản ánh được hiện thực về một xã hội chỉ tìm mọi cách để chia chác, bóc lột con người, một xã hội “”trọng nam khinh nữ” mà người phụ nữ không hề được coi trọng. Nhưng sự kiện được tác giả tập trung nhiều bút lực để miêu tả hơn cả vẫn là “nghệ thuật băm thịt gà” của anh mõ và ông ghi chép lại tất cả một cách tường tận. “Một người vừa lù lù bưng mâm xôi gà lên thềm và đặt vào chiếc phản giữa. Rồi một người khác để luôn lên đó hai chai rượu lớn. Con gà cũng không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết, cỗ xôi vừa kín-cái lòng mâm đồng, nó phải độ bốn đấu gạo!”. Tác giả đã đưa ra những số liệu xác thực về mâm cỗ: gà nhỏ, xôi ít để đối lập với những yêu cầu về việc là suất cỗ và thành quả của anh mõ sau đó. Điều thú vị là tác giả đang miêu tả tất cả những điều đó với một sự tò mò cao độ. Bản thân ông cũng không hề biết và không hề tưởng tượng được làm thế nào để một con gà và cỗ xôi nhỏ chừng ấy có thể chia thành hai mươi ba cỗ với cả thảy là tám mươi ba suất. Và dõi theo cặp mắt của tác giả, người đọc cũng tò mò muốn biết diễn biến. Một sự việc bình thường bỗng trở thành tình huống tạo sự thắc mắc và chờ đợi. Lời Vấn phóng sự đan xen tả và kể, với những mảng đối thoại ngắn phù hợp với thể loại tiểu thuyết nhưng lại có giá trị truyền tải thông tin lớn đã dựng lên sống động không khí chuẩn bị cho đám “chứa hàng xóm’ với những sắc thái riêng biệt của nếp sinh hoạt làng quê.

Một trong những đặc trưng của nghệ thuật viết phóng sự là việc bám sát vào đời sống, lật đi lật lại vấn đề để nó trở nên thuyết phục đối với người đọc. Ngô Tất Tố đã rất thành công ở điểm này khi ông miêu tả tỉ mỉ và chi tiết cách làm cỗ - nghệ thuật băm thịt gà của anh mõ. Cũng giống như trước đó, công việc lại tiếp tục được miêu tả cụ thể ở nhiều công đoạn: bưng bát đĩa, đổi thớt, mài dao, bày đĩa la liệt, chia xôi, thái lòng, chặt sỏ, chặt phao câu. Thủ pháp tâm lí và cách miêu tả cận cảnh, miêu tả một cách tỉ mỉ khiến cho người đọc như bị cuốn vào cảnh chia cỗ, phải chăm chú dõi theo từng hành động, từng lần đưa dao lên xuống của anh mõ. Cảnh pha sỏ và phao câu được miêu tả chậm với những động tác thành thục, và ngay sau đó là tiết tấu nhanh đều đặn và cũng hết sức thành thục khi băm mình gà ra làm 92 mảnh, được cảm nhận cả bằng thị giác, thính giác kết hợp với miêu tả, bình, ngôn ngữ tạo hình, tạo nhạc mang lại cho người đọc cảm giác chân thực như đang được tận mắt chứng kiến. Quả thực, nếu xét ở góc độ nghệ thuật hay nói như Ngô Tất Tố, xem việc băm thịt gà là một nghệ thuật thì người băm thịt gà đúng là một nghệ sĩ. Coi như vậy bởi cả làng, ngoài anh có cái “nghề gia truyền” đó ra có thể băm (chứ không phải là chặt) con gà một cách thành thạo: “Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay, hắn băm lia lịa như không chú ý gì hết. Nhưng mà hình như tay hắn đã có cỡ sẵn, cho nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như một, có khi chỉ lên khỏi mặt thớt độ khoảng một gang, và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt gà băng ra”, và những miếng thịt gà lại có thể đều nhau và đẹp đến được như vậy. “Miếng nào cũng như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may. Trông những miếng thịt gà của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao! Không giập, không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà thổi, có thể bay được mười thước”. Cái độc đáo của phóng sự được thể hiện rất nhiều trong đoạn miêu tả đó, nó chứng tỏ cho ngòi bút miêu tả khách quan của Ngô Tất Tố, điều kiện quan trọng và cần thiết của thể loại phóng sự. Để người đọc có những phút giây say mê, thoải mái bay bổng bên bàn tay kheo léo của anh mõ nhưng vẫn không lúc nào lãng quên ý nghĩa phê phán những tệ nạn, hủ tục của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ, đó chính là tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố.

Như đã nói ở trên, một phóng sự lớn vượt qua sự sàng lọc của thời gian thường là tác phẩm mà chất phóng sự hài hòa với văn học. Phóng sự của Vũ Trọng Phụng cuốn hút bởi ông viết về các vấn đề quốc nạn dưới hình thức của những câu chuyện kể, ghi chép lại được, có nhân vật, cuộc đời, số phận cụ thể và ngôn ngữ phóng sự đậm chất văn học. Nghệ thuật phóng sự trong “Nghệ thuật băm thịt gà” của Ngô Tất Tố cũng vậy. Phóng sự của ông không hiếm những đoạn miêu tả đậm chất nghệ thuật. Đó là cảnh “Ngoài sân trời tối như mực và mưa sùi sụt, nước mưa rả rích giội xuống đầu thềm, như thêm vẻ chứa chan cho mối tình cửu biệt.” trong cái đêm chuẩn bị diễn ra buổi “chứa hàng xóm’ của nhà Vân Lăng; đặc biệt là đoạn miêu tả cảnh anh Mới pha thịt như một người nghệ sĩ thực sự... Kết hợp với những chi tiết mang đậm tính hiện thực, chúng làm cho ngòi bút phóng sự trở nên sinh động và đầy tính hấp dẫn. Nghệ thuật đó khiến cho bài phóng sự không trở thành một bài miêu tả, liệt kê thông thường mà trở thành một tác phẩm phóng sự - nghệ thuật đầy hấp dẫn.

Từ một mảng đề tài về “Nghệ thuật băm thịt gà”nằm trong chùm phóng sự “Việc làng”, Ngô Tất Tố đã không ngần ngại phơi bày hiện thực nhức nhôi của xã hội phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, một xã hội còn chứa đựng đầy những bất công, hủ tục lạc hậu, những nạn xôi thịt làm hạ thấp nhân cách và đạo đức con người khiến họ trở nên tầm thường và thật đáng phê phán. Phóng sự được viết lên bằng tài năng nghệ thuật trong việc miêu tả, bình giá, đưa ra ý kiến mang tính khách quan khiến cho nó vượt lên những phóng sự đơn thuần, thông thường khác, có ý nghĩa và giá trị lớn trong nền báo chí cũng như văn học Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và sẽ là cả tương lai nữa.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 11: Nét độc đáo trong nghệ thuật viết phóng sự hiện đại của Ngô Tất Tố thể hiện qua "Nghệ thuật băm thịt gà". Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 11 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 11.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

  • Nghệ thuật băm thịt gà
  • Soạn bài lớp 11: Nghệ thuật băm thịt gà

Bài tiếp theo: Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói: "Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau". Hãy trình bày ý kiến của anh (chị)

Từ khóa » Tóm Tắt Truyện Nghệ Thuật Băm Thịt Gà