Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn - Phạm Lữ ân - Cùng Hỏi Đáp

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…”

Nội dung chính Show
  • 4 đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn
  • Văn bản 1:
  • Văn bản 2:
  • Văn bản 3:
  • Văn bản 4:
  • Video liên quan

Có đôi khi những bộn bề của cuộc sống cuốn ta đi như dòng nước hững hờ cuốn trôi chiếc lá. Cứ thế, ta vội vã làm, vội vã ăn, vội vã ngủ, vội vã yêu và vội vã… để sống! Chắc hẳn đã không ít lần mỗi chúng ta đều thốt lên “giá như…”

Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn, đưa người đọc đến nhiều tầng của cung bậc cảm xúc, đến nhiều không gian tưởng chừng ta không thể quay về. Vừa hoài niệm, sâu sắc, vừa giản dị, chân thành, vừa quá khứ, hiện tại.

Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn cứ thế cuốn ta đi một cách nhẹ nhàng và đầy sâu lắng… Với tập hợp 40 truyện ngắn, chắc hẳn đâu đó xung quanh những câu chuyện ấy, ta sẽ vô tình bắt gặp chính ta. Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn là một quyển sách dành cho nhiều người.

“Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui…” (Trích “Những khoảng trống không phải để lấp đầy”)

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật lâu…”

Bạn đang bỡ ngỡ với cuộc sống? Bạn đang loay hoay tìm một lối đi riêng cho bản thân mình? Hay đơn giản bạn đang cảm thấy cuộc sống này quá tẻ nhạt? Vậy thì, đừng bỏ qua cuốn sách “Nếu biết trăm năm là hữu hạn" nhé, cuốn sách này  không những sẽ cho bạn nhận thấy được cuộc sống này ý nghĩa như thế nào mà còn giúp bạn tìm thấy được giá trị của bản thân mình và rất nhiều điều giá trị khác nữa.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

"Nếu biết trăm năm là hữu hạn” là cuốn sách rất nổi tiếng được nhiều bạn đọc yêu thích của tác giả Phạm Lữ Ân - bút danh chung của cặp vợ chồng Đặng Nguyễn Đông Vy và Phạm Hữu Luận. Hai vị tác giả này đã tạo nên hiện tượng đặc biệt trong văn hoá đọc của giới trẻ Việt nam hiện nay. Tất cả các bài viết của Phạm Lữ Ân sáng tác đều được trích dẫn rất nhiều trên mạng xã hội,  trên Youtube và trở thành cảm hứng cho rất nhiều sáng tác ca khúc và kịch bản phim.

Không chỉ thế, “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” còn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất tại Việt Nam, cuốn sách đầu tiên xuất bản vào năm 2011 và cho đến thời điểm hiện tại thì cuốn sách này đã được tái bản 20 lần.

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Đây là một cuốn sách vô cùng đặc biệt mà mỗi lứa tuổi đọc vào lại có một cảm xúc khác nhau. Đối với riêng tôi, cứ mỗi lần đọc tôi lại có thêm những cảm xúc mới, trải nghiệm mới cùng những bài học có ý nghĩa và đáng nhớ trong cuộc sống. Không như những cuốn sách khác, đọc nhiều chúng ta sẽ thấy nhàm chán, riêng “Nếu biết trăm năm là hữu hạn" càng đọc tôi lại thấy mình trưởng thành hơn một chút, hiểu biết hơn một chút với những triết lý được trình bày rất đơn giản và dễ hiểu qua  giọng văn nhẹ nhàng và đầy sâu lắng, thấm đượm sâu vào lòng người.

Với tập hợp 40 truyện ngắn, viết về những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống như  tuổi thơ, sự trưởng thành, cách chấp nhận, tình yêu, công việc, con người, ... kết hợp với cái giữa cái nhìn đầy sự trải nhiệm và  tinh tế, "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" là cuốn sách phù hợp với tất cả mọi người, ở bất kỳ lứa tuổi nào.  Đặc biệt là  những người đang không hiểu được chính bản thân mình, đang loay hoay đi tìm cho mình lối đi riêng trong cuộc sống.. 

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Nếu biết trăm năm là hữu hạn” là những câu chuyện về gia đình và là nỗi niềm của đứa con xa quê.

Chương đầu tiên của quyển sách có tiêu đề “Ai qua là chốn bao xa”, chương này nói về gia đình, về khái niệm “nhà”  là gì mà ai ai cũng muốn quay về sau những vấp ngã, những khó khăn và bộn bề lo toan của cuộc sống. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ đến bạn đọc, hãy luôn yêu thương gia đình mình, đừng đợi đến khi “qua bao chốn xa” rồi mới thấy yêu thương nhà, yêu thương gia đình, lúc đó có thể chúng ta đã không thể nào quay về lại được.

"Nếu biết trăm năm là hữu hạn” còn là những câu chuyện về tình yêu của tuổi trẻ, những rung động, những tổn thương của tình yêu đầu đời thơ ngây vụng dại.Thường thì tình yêu của tuổi trẻ sẽ gắn liền với quan niệm chờ đợi là hạnh phúc. Những với Phạm Lữ Ân thì khácqua những câu chuyện đầy cảm xúc tác giả khuyên những người đang yêu yêu đừng nên  giành tuổi thanh xuân chỉ để chờ đợi một người. Vì đây là thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình, bạn không nên chỉ vì một người không yêu thương mình mà lại bỏ qua nhiều cơ hội quan trọng khác trong cuộc đời.

“Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn sẽ luôn thấy mình đã sống rất sâu.

Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…?”

“Có đôi khi những bộn bề của cuộc sống cuốn ta đi như dòng nước hững hờ cuốn trôi chiếc lá. Cứ thế, ta vội vã làm, vội vã ăn, vội vã ngủ, vội vã yêu và vội vã… để sống! Chắc hẳn đã không ít lần mỗi chúng ta đều thốt lên “giá như…”

“Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui...” 

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Đây là  những đoạn trích dẫn mà tôi rất yêu thích nhất trong cuốn sách này. Từng câu, từng chữ như ăn sâu vào tâm trí của người đọc và cứ thế cuốn người đọc đi theo mạch truyện một cách nhẹ nhàng và đầy sâu lắng….

"Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn" là cuốn sách không những đưa ra những triết lý sống đầy sâu sắc, mà còn là sự chia sẻ, là lời tâm tình nhẹ nhàng, đầy sự chân thành và gần gũi mang đến cho mỗi chúng ta những bài học giá trị về cuộc sống.  Hãy luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan, luôn dũng cảm đương đầu và cố gắng vượt qua mọi khó khăn,  thử thách trong cuộc sống muôn màu này. 

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

“Nếu biết trước trăm năm là hữu hạn” đã giúp tôi hiểu ra được rằng cuộc sống này ngắn ngủi lắm, hãy bước thật chậm thôi trong từng giây phút hữu hạn của đời người, để có thể cảm nhận từng bước chân mình đang đi, để chiêm nghiệm được từng khoảnh khắc của cuộc sống, để cuộc sống ghi dấu vào tâm hồn mình và để biết rằng tâm hồn sẽ không bao giờ lãng quên những giây phút sống đã đi qua ấy. Hãy đọc cuốn sách để tìm thấy một khoảng lặng cho riêng mình và định hướng được con đường mà mình đang đi, bạn nhé!

Cùng THPT Sóc Trăng tổng hợp các đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn.

4 đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn

Văn bản 1:

“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…– Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.

Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.

Văn bản 2:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em

Biết khao khát những điều anh mơ ước

Biết xúc động qua nhiều nhận thức

Biết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều

Những cửa sổ con tàu chẳng đóng

Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước.

Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”?

Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 – 4 câu.

Lời giải chi tiết:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức nghị luận.

Câu 2. Câu khái quát chủ đề đoạn văn là: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

Câu 3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

Câu 4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc vào mỗi người.

Câu 5. 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ : Biện pháp điệp từ “biết” và ẩn dụ “mùa thu này sao bão mưa nhiều”

Câu 6. Ý nghĩa của câu thơ: Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu.

Câu 7. Những từ nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”: khao khát, xúc động, yêu.

Câu 8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;…

Văn bản 2:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

  […] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”.

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Câu 1 (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: phương thức nghị luận.

Câu 2 (0,75 điểm)  Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3 (0,75 điểm)  Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4 (1,0 điểm) Thí sinh nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

Văn bản 3:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về từ “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?

(2) Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, cha mẹ, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

(3) Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh thể kim cương. Mỗi người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy.

(Trích Đơn giản chỉ là hạnh phúc, Sách Nếu biết trăm năm là hữu hạn…, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)

Câu 1.Vấn đề chính được trình bày trong đoạn trích trên là gì?

Câu 2.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1)?

Câu 3.Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn thứ (3).

Câu 4.Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Lời giải chi tiết:

Câu 1 (0,5 điểm) Vấn đề được trình bày trong đoạn trích: Hạnh phúc không phải là vấn đề cá nhân, riêng tư mà còn ảnh hưởng, tác động đến nhiều người khác, từ cha mẹ, thầy cô, bạn bè tới cả những người xa lạ.

Câu 2 (0,5 điểm)

– Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn (1):

  • Câu hỏi tu từ (học sinh chỉ ra 6 câu hỏi tu từ).
  • Lặp cấu trúc cú pháp (cấu trúc Là + một tiêu chí, biểu hiện của hạnh phúc? lặp lại 6 lần).

– Tác dụng:

  • Mỗi câu hỏi nêu ra, khẳng định một điều đem lại hạnh phúc cho con người. Biện pháp lặp cấu trúc khẳng định có rất nhiều điều khác nhau đem lại hạnh phúc.
  • Qua đó, tác giả khắc họa nỗi băn khoăn trong suy nghĩ của mỗi người và ngầm bày tỏ suy nghĩ của bản thân: quan niệm nào về hạnh phúc được nhắc đến cũng đúng, nhưng tách riêng từng tiêu chí là chưa đủ, mà phải kết hợp hài hòa tất cả mới đem lại hạnh phúc trọn vẹn của mỗi cá nhân và cho mọi người.

Câu 3 (1,0 điểm) Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn văn (3): bình luận và so sánh.

Câu 4 (1,0 điểm) Đây là câu hỏi mở, cho phép học sinh tự chọn lựa thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Câu trả lời của học sinh cần đạt các yêu cầu:

– Thông điệp được gợi ra từ đoạn trích, có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp đối với nhận thức, quan niệm, lối sống của thí sinh nói riêng và mỗi người nói chung.

– Lí giải lí do lựa chọn và ý nghĩa của thông điệp một cách ngắn gọn, thuyết phục.

Văn bản 4:

Đọc văn bản thực hiện các yêu cầu

 Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales ?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận  marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì  sales không đồng ý cho tôi đi.”

    Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

     Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”  Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

 Câu 1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ?.

Câu 2: Xác định nội dung chính mà văn bản đề cập.

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng: Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình ?

Câu 4: Rút ra thông điệp cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Câu 1. Nghị luận (0.5 điểm)

Câu 2. Bàn về lòng tự tin (0.75 điểm)

Câu 3. Lòng tự tin xuất phát từ bên trong, từ sự hiểu mình: Biết ưu thế, sở trường… bản thân sẽ phát huy để thành công trong công việc, cuộc sống; biết mình có những hạn chế, khuyết điểm sẽ có hướng khắc phục để trở thành người hoàn thiện, sống có ích (0.75 điểm)

Câu 4. HS chỉ ra thông điệp sống ý nghĩa nhất đối với bản thân một cách ngắn gọn, thuyết phục (1.0 điểm)

Từ khóa » đề Thi Văn Nếu Biết Trăm Năm Là Hữu Hạn