Nêu Cảm Nhận Của Em Về Lòng Hiếu Thảo Của Nhân Vật Kiều
Có thể bạn quan tâm
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Mở đầu tác phẩm Truyện Kiều của mình, Nguyễn Du đã viết như vậy. Ông viết cho người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại có cuộc đời đầy gian truân đau khổ. Đó là Thuý Kiều. Nàng là hiện thân của những gì tuyệt vời về tài sắc, về nhân cách trong sáng, tấm lòng hiếu nghĩa mọi bề không bao giờ thay đổi dù cho cuộc đời nàng đầy những cơn sóng lớn vùi dập thân xác và tâm hồn. Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong suốt chiều dài của cuốn truyện thơ mà người đọc, người nghe đều dễ nhận thấy.
Thuý Kiều được sinh ra trong một gia đình trung lưu, cha mẹ nàng đã già yếu. Vì thế tấm lòng hiếu nghĩa đầu tiên của nàng là lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Nàng đã hi sinh đời con gái, hi sinh cả mối tình đầu đẹp tuyệt vời của mình để bán thân lấy tiền chuộc cha và em:
Hạt mưa xá nghĩ phận hèn
Liều đem tất cả, quyết đền ba xuân.
Không một ai ép buộc Kiều nhưng nàng đã tự nguyện với tất cả lòng lo lắng thương yêu cha mẹ. Nàng thật có hiếu với lòng hi sinh cao cả.
Đâu đã hết, khi lưu lạc, rơi vào chốn lẩu xanh, Kiều không lúc nào là không nhớ đến song thân:
Xót thương tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Kiều ở lầu Ngưng Bích với biết bao tâm trạng buồn tủi, lo âu tê tái nhưng nàng vẫn không quên đạo làm con, nàng cảm thấy có tội vì không châm sóc được cha mẹ già. Thuý Kiều xa nhà là bởi vì đâu? Nàng phải chịu bao đau khổ là vì đâu? Cũng do một phần là nàng đã tự nguyện bán mình chuộc cha và em. Nàng không bao giờ trách cứ gia đình mà còn luôn nghĩ rằng mình có lỗi . Tấm lòng của nàng thật đáng thương, đáng trân trọng biết nhường nào.
Khi Kiều phải tiếp khách làng chơi, lúc tỉnh rượu tàn canh, tâm hồn và thể xác rã rời nhưng nàng vẫn nhớ đến cha mẹ mỗi ngày một già yếu đi:
Nhở ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.
Kiều luôn hướng về quê nhà. Phải chăng đó là nguồn sống của nàng giúp nàng xua bớt ưu tự phiền muộn?
Ngay cả khi Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, nàng cũng nghĩ đến cảnh:
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha.
Kiều dâu ham gì công danh quyền quý nàng chỉ muốn làm mẹ cha vui lòng, nở mày nở mặt với mọi người, như thế là nàng đã báo đáp được ơn sinh thành.
Nhân vật Thúy Kiều có lòng “hiếu nghĩa đủ đường”, nhân cách trong sáng
Không chỉ có hiếu với mẹ cha mà nàng còn nhớ thương đến hai em:
Sân hoè đôi chút thơ ngây.
Nàng thương Thuý Vân, Vương Quan còn trẻ dại, nàng luôn mong cho hai em được hạnh phúc dù nàng đang khổ hơn rất nhiều.
Từ khóa » Cảm Nhận Về Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều
-
Nêu Cảm Nhận Của Em Về Lòng Hiếu Thảo Của Nhân Vật Kiều
-
Phân Tích Tấm Lòng Hiểu Thảo Của Kiều Với Cha Mẹ Trong ... - Tech12h
-
Phân Tích Tấm Lòng Hiểu Thảo Của Kiều Với Cha Mẹ Trong ... - Khoa Học
-
Cảm Nhận Về Tấm Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều - Huong Duong
-
Viết Một đoạn Văn (khoảng 12 Câu ) Làm Rõ Lòng Hiếu Thảo Của Thuý ...
-
Phân Tích Tấm Lòng Hiểu Thảo Của Kiều Với Cha Mẹ ...
-
Phân Tích Tấm Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều Qua đoạn Trích “Kiều ở Lầu
-
Viết đoạn Văn Nghĩ Luận Cảm Nhận Về Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều
-
Viết đoạn Văn Khoảng 12 Câu, Nêu Suy Nghĩ Về Lòng Hiếu Thảo Của ...
-
Từ Tấm Lòng Hiếu Thảo Của Thúy Kiều đối Với Cha Mẹ, Suy Nghĩ Gì Về ...
-
Viết Một đoạn Văn (khoảng 12 Câu ) Làm Rõ Lòng Hiếu Thảo Của ...
-
Phân Tích 8 Câu Thơ Giữa Kiều ở Lầu Ngưng Bích (4 Mẫu) - Văn 9
-
Nghị Luận Về Chữ Hiếu Hay Nhất (15 Mẫu) - Văn 9
-
Tấm Lòng Thủy Chung Và Hiếu Thảo Của Thúy Kiều Qua... - CungHocVui