Nêu Một Số Văn Cảnh Có Thể Sử Dụng Câu Tục Ngữ “Uống Nước Nhớ ...

 Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 11 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội - Hãy nêu một số văn cảnh có thể sử dụng câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn”..

Bài tập

1. Hãy giải nghĩa các câu tục ngữ trong bài học.

2. Những câu tục ngữ sau đây đồng nghĩa với câu tục ngữ nào trong bài học ?

  a)  Uống nước nhớ nguồn.

  b)  Người sống, đống vàng.

  c)  Góp gió thành bão, góp cây nên rừng.

  d)  Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

  e)  Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

  g)  Giấy rách phải giữ lấy lề.

  h)  Trông mặt mà bắt hình dong.

3. Bài luyện tập, trang 13, SGK.

4. Hãy nêu một số văn cảnh có thể sử dụng câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn”.

Gợi ý làm bài

1.  Muốn giải nghĩa được các câu tục ngữ trong bài học, cần đọc kĩ từng câu, hiểu các từ, các thành phần và nội dung của từng câu tục ngữ.

   Câu 1. Người quý hơn của, quý gấp bội phần.

   Câu 2. Răng và tóc, suy rộng ra là hình thức của mỗi người, là sự thể hiện, phản ánh phần nào về con người đó (sức khoẻ, tính tình, tư cách).                                                         *

   Câu 3. Dù đói, rách, con người vẫn phải ăn, mặc sạch sẽ ; dù nghèo khổ, thiếu thốn, vẫn phải sống trong sạch, không được làm điều xâu xa, tội lỗi.

   Câu 4. Mỗi người đều phải học, để mọi hành vi đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc, biết ứng xử có văn hoá.

   Câu 5. Việc gì muốn thành công, cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ bảo. Người đó có thể là thầy, có thể là bạn. Phải biết học những người đó và tôn trọng họ.

   Câu 6.

-  Câu này đề cao vai trò, ý nghĩa của yiệc học bạn. Nó không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác, con người cần phải học hỏi.

Advertisements (Quảng cáo)

-  Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi nhiều điều, ở nhiều lúc, nhiều hoàn cảnh. Bạn cũng có thể là thầy của ta. Bạn còn là hình ảnh tương đồng, ta có thể thấy mình trong đó, để tự học, tự trau dồi. Câu tục ngữ này khuyên nhủ chúng ta mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, cũng như ý nghĩa của việc kết bạn.

   Câu 7. Thương yêu người khác như chính bản thân mình.

   Câu 8. Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người đã có công gây dựng, vun đắp, phải biết ơn người đã giúp đỡ mình.

  Câu 9. Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, khó khăn ; nhiều người hợp sức lại sẽ làm được việc đó, thậm chí làm được việc lớn lao, khó khăn hơn.

2. Để làm bài tập này, HS phải đọc kĩ, hiểu nghĩa các câu tục ngữ có ở bài tập và các câu tục ngữ đã học ở Bài 18 và Bài 19. Trên cơ sở đó, hãy giải thích vì sao các câu tục ngữ sau đây đồng nghĩa với nhau :

-  Câu a đồng nghĩa với câu 8.

-  Câu b đồng nghĩa với câu 1.

-  Câu c đồng nghĩa với câu 9.

-  Câu d đồng nghĩa với câu 7.

-  Câu e đồng nghĩa với câu 4.

-  Câu g đồng nghĩa với câu 3.

-  Câu h đồng nghĩa với câu 2.

3. Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý :

a)  Dựa trên kết quả thực hiện bài tập 2, em hiểu thế nào là những câu tục ngữ đồng nghĩa và thế nào là những câu tục ngữ trái nghĩa với nhau.

b)  Một số ví dụ sau đây giúp em tìm tiếp các ví dụ để làm tốt bài tập này.

Câu Đồng nghĩa Trái nghĩa
(1) -    Người sống hơn đống vàng.

-    Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.

- Của trọng hơn người.
(2) -    Uống nước nhớ nguồn.

-    Uống nước nhớ người đào giếng.

-    Ăn cháo đá (đái) bát.

-    Được chim bẻ ná, được cá quên nơm.

4. Nghĩa bóng tạo cho tục ngữ khả năng ứng dụng vào các trường hợp khác nhau. Mỗi lần như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ được làm giàu thêm. Cụ thể, câu "Uống nước nhớ nguồn” được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh. Ví dụ các hoàn cảnh sau :

-  Để nhắc nhở mọi ngừời ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

-  Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.

-  Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thầy, cổ giáo...

Từ khóa » Câu Tục Ngữ Trái Nghĩa Với Người Sống đống Vàng