Neuron – Wikipedia Tiếng Việt

Neuron
Bản vẽ các tế bào thần kinh trong tiểu não chim bồ câu, bởi nhà thần kinh học người Tây Ban Nha Santiago Ramón y Cajal vào năm 1899. (A) biểu thị tế bào Purkinje và (B) biểu thị tế bào hạt, cả hai đều là đa cực.
Định danh
MeSHD009474
NeuroLex IDsao1417703748
TAA14.0.00.002
THTH {{{2}}}.html HH2.00.06.1.00002 .{{{2}}}.{{{3}}}
FMA54527
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

Neuron[1] là tế bào thần kinh có khả năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung điện này.[2][3][4] Neuron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não. Thân và sợi nhánh của các neuron tạo thành chất xám. Sợi trục (nếu đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh) cấu tạo chất trắng trong não.[5] Ước tính có khoảng 100 tỷ (1011) neuron và 100 nghìn tỷ (1014) synapse trong não người.[6] Các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi microglia và tế bào hình sao (các tế bào thần kinh đệm). Neuron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.[5][7]

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]
Một neuron và cấu tạo của nó: sợi nhánh (dendrite), thân neuron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), synapse (synapse)

Mỗi neuron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục.[5] Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao myelin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo Ranvier, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của neuron này với sợi nhánh của neuron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là synapse. Neuron có nhiều hình dạng: neuron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, neuron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và neuron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành.[7]

Cấu tạo neuron: Dendrite: sợi nhánh /Nucleus: Nhân /Cell body: Thanh neuron /Axon: sợi trục /Myelin Sheath: Bao Miêlin /Nodes of Ranvier: eo Răngviê /Axon Terminal, đầu cuối sợi trục

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng cơ bản của neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học trong các hoạt động điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể nhằm tạo sự thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài.[5]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo hướng dẫn truyền xung thần kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ba loại neuron là[5]

  • Neuron hướng tâm (Neuron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.
  • Neuron trung gian (Neuron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.
  • Neuron ly tâm (Neuron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung ly tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

Theo chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các neuron cảm giác mang tín hiệu từ các giác quan đến tủy sống và não.

Neuron chuyển tiếp mang thông điệp từ một phần của hệ thần kinh trung ương.

Neuron vận động được kết nối với các neuron chuyển tiếp. Các neuron vận động nhận và mang tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ bắp. Tín hiệu đi giữa các tế bào thần kinh thông qua các cúc synapse và khe synapse nằm ở tận cùng của tế bào thần kinh. Khe synapse là khoảng trống rất nhỏ giữa các tế bào mà hóa chất được phát tán từ các thiết bị đầu cuối sợi trục (như các túi chứa chất trung gian hóa học trong thùy synapse đối với synapse hóa học hay các kênh hút nước trong synapse điện) của một tế bào neuron nhằm kích thích các thụ thể hóa học chuyên biệt có chức năng tiếp nhận chất trung gian hóa học ở các sợi nhánh của các tế bào tiếp nhận.[5]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Yoonjung Kang, Andrea Hòa Phạm, Benjamin Storme. French loanwords in Vietnamese: the role of input language phonotactics and contrast in loanword adaptation, trang 4.
  2. ^ “Neuron”.
  3. ^ “Neuron”.
  4. ^ Fullick, Ann (2011). Edexcel IGCSE Biology Revision Guide. Pearson Education. tr. 40. ISBN 9780435046767.
  5. ^ a b c d e f Sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh Học 11 và Sinh Học 8 - Bộ Giáo dục và Đào Tạo - 2012
  6. ^ Williams RW, Herrup K (1988). “The control of neuron number”. Annual Review of Neuroscience. 11: 423–53. doi:10.1146/annurev.ne.11.030188.002231. PMID 3284447.
  7. ^ a b # Sinh học 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên
    1. Sổ tay kiến thức Sinh học THCS, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Chủ biên
    2. Sinh học Cơ bản và Nâng cao 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Lê Đình Trung — Trịnh Đức Anh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tư liệu liên quan tới Neurons tại Wikimedia Commons
  • Nơron tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • neuron (Definition & Functions) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Fibrinogen found to inhibit EGFR in neuronal cells Blood clotting protein may inhibit spinal cord regeneration
  • Cell Centered Database Lưu trữ 2007-08-13 tại Wayback Machine UC San Diego images of neurons.
  • High Resolution neuroanatomical Images of Primate and Non-Primate Brains.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb119402723 (data)
  • GND: 4041649-5
  • LCCN: sh85091153
  • NDL: 00568659
  • NKC: ph134939
  • TA98: A14.0.00.002
  • TH: H2.00.06.1.00002
  • x
  • t
  • s
Mô thần kinh
HTKTƯ
Các loại mô
  • Chất xám
  • Chất trắng
    • Sợi chiếu
    • Sợi liên hợp
    • Sợi mép
    • Dải cảm giác
    • Thừng
    • Bó thần kinh
    • Sự bắt chéo
    • Mép
  • Vùng kết thần kinh
  • Màng não
Các loạitế báo
Neuron
  • Tháp
  • Purkinje
  • Hạt
Tế bào thầnkinh đệm
tách biệt:
  • Myelin: Tế bào thần kinh đệm ít gai
khác
  • Hình sao
    • Radial glial cell
  • Tế bào ống nội tuỷ và não
    • Tanycyte
  • Tiểu thần kinh đệm
HTKNV
Tổng thể
  • Phía sau
    • Rễ
    • Hạch
    • Nhánh
  • Phía trước
    • Rễ
    • Nhánh
  • Nhánh thông
    • Xám
    • Trắng
  • Hạch tự chủ (Dây thần kinh tiền hạch
  • Thần kinh sau hạch)
Mô liên kết
  • Vỏ dây thần kinh
  • Bao ngoài bó sợi thần kinh
  • Mô kẽ thần kinh
  • Bó sợi thần kinh
Tế bào thầnkinh đệm
  • Sự tạo myelin: Tế bào Schwann
    • bao ngoài bó thần kinh đệm
    • Myelin incisure
    • Khe Ranvier
    • Đoạn nút trung gian
  • Tế bào vệ tinh
Neuron/Dây thần kinh
Các phần
Soma
  • Gò sợi trục
Sợi trục
  • Đầu cuối sợi trục
  • Bào tương sợi trục
  • Màng bọc sợi trục
  • Sợi nơron
Sợi nhánh
    • Thể Nissl
    • Đuôi gai
    • Đuôi gai đỉnh/Đuôi gai đáy
Các loại
  • Hai cực
  • Đơn cực
  • Đơn cực giả
  • Đa cực
  • Trung gian
    • Renshaw
DTK hướng tâm/DTK giác quan
  • Dây thần kinh soma hướng tâm thông thường
  • Dây thần kinh nội tạng hướng tâm thông thường
  • Dây thần kinh soma hướng tâm đặc biệt
  • Dây thần kinh nội tạng hướng tâm đặc biệt
  • sợi
    • Ia
    • Ib or Golgi
    • II or Aβ
    • III or Aδ or fast pain
    • IV or C or slow pain
DTK ly tâm/Neuron vận động
  • Thần kinh soma ly tâm thông thường
  • Thần kinh nội tạng ly tâm thông thường
  • Thần kinh nội tạng ly tâm đặc biệt
  • Nơron vận động ở trên
  • Nơron vận động ở dưới
    • Nơron vận động alpha
    • Nơron vận động beta
    • Nơron vận động gamma
Phần cuối
Khớp kết nối
  • Khớp nối điện/Vùng kết nối
  • Khớp nối hoá học
    • Khớp nối dạng túi
    • Active zone
    • Mật độ hậu khớp nối
  • Autapse
  • khớp nối thần kinh dây
  • Khớp cơ-thần kinh
Thụ thể cảm giác
  • Tiểu thể Meissner
  • Mút thần kinh Merkel
  • Tiểu thể Pacini
  • Tiểu thể Tuffini
  • Thoi cơ
  • Free nerve ending
  • Cơ quan thụ cảm khứu giác
  • Tế bào thị giác
  • Tế bào có lông
  • Nụ vị giác
  • x
  • t
  • s
Hệ thần kinh
HTK trung ương
  • Màng não
  • Tủy gai
  • Dây sống
    • Tủy sống
  • Não
    • Trám não
      • Hành não
      • Cầu não
      • Tiểu não
    • Trung não
    • Não trước
      • Gian não
        • Võng mạc
        • Thần kinh thị giác
      • Đoan não
    • Limbic system
HTK ngoại biên
Thể chất
  • Dây thần kinh cảm giác
  • Dây thần kinh vận động
  • Dây thần kinh sọ
  • Dây thần kinh gai
Tự chủ
  • Giao cảm
  • Đối giao cảm
  • Hệ thần kinh đường ruột
Thể loại Thể loại * Trang Commons Hình ảnh

Từ khóa » Chức Năng Chính Của Nơron Là Gì