New Zealand - Wikivoyage
Có thể bạn quan tâm
Lịch sử
[sửa]New Zealand thuộc địa bàn định cư chính của người Polynésie. Về diện tích New Zealand cũng là lãnh thổ lớn nhất của chủng tộc này. Theo những nhà nghiên cứu thì người Polynésie xâm nhập và định cư khu vực này khoảng năm 1250–1300 sau Công Nguyên. Một số nghiên cứu thì cho rằng làn sóng di cư đầu tiên có thể diễn ra sớm hơn trước đó nhiều vào khoảng 50–150 sau Công Nguyên nhưng nhóm người đó sau diệt vong hoặc thiên cư sang nơi khác, nên sau đó New Zealand lại vắng bóng con người. Sau nhiều thế kỷ, dân Polynesia ở New Zealand đã hình thành một nền văn hóa riêng biệt, nay gọi là dân Māori. Cư dân trên đảo được chia ra thành nhiều nhómiwi (bộ lạc) và hapū (phân tộc). Các nhóm này có mối quan hệ thay đổi, khi thì hợp tác, khi cạnh tranh và có khi là giao tranh. Sau đó một nhóm Māori di cư đến quần đảo Chatham và lập ra một nền văn hóa riêng biệt nữa có tên Moriori.
Những nhà thám hiểm châu Âu[sửa]Người châu Âu đầu tiên sử sách ghi nhận đã đặt chân đến New Zealand là nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Janszoon Tasman cùng với thủy thủ đoàn của ông vào năm 1642. Trong cuộc chạm trán với thổ dân Māori, một số thủy thủ Âu châu trong đoàn của Tasman bị giết. Tasman liền sai nhổ neo rời New Zealand và không trở lại nữa. Bẵng một thời gian dài hơn 100 năm New Zealand hoàn toàn vắng bóng người Âu châu cho đến khi nhà thám hiểm người Anh James Cook trong những chuyến hành trình ở miền nam Thái Bình Dương khoảng 1768-71 cặp bến vào New Zealand. Cook đến New Zealand lần đầu vào năm 1769 và vẽ địa đồ hầu hết bờ biển của quần đảo. Sau Cook là vô số thương thuyền và ngư thuyền từ châu Âu và Bắc Mỹ ghé New Zealand để đánh bắt cá voi hoặc hải cẩu. Họ trao đổi với thổ dân các hàng hóa và thực phẩm châu Âu, và đặc biệt là dụng cụ và vũ khí kim loại để đổi lấy gỗ, lương thực, và các món hàng khác của người Māori. Sự giao lưu còn ghi nhận có cả tệ nạn mua dâm.
Với sự xâm nhập của người Âu châu, New Zealand tiếp thu một số các mặt hàng quan trọng, trong đó có khoai tây và súng hỏa mai. Hai món hàng này tác động mạnh đến lối canh tác cây lương thực và tổ chức xã hội của thổ dân Māori vì sau đó xảy ra những cuộc xung đột bằng hỏa pháo giữa các bộ lạc trên đảo.
Về mặt văn hóa bắt đầu vào thế kỷ 19, mặc dù lúc đầu đã gặp nhiều chống đối từ dân bản xứ, các nhà truyền giáo đạo Cơ Đốc dần hoạt động ngày càng mạnh ở New Zealand và truyền đạo Thiên Chúa cho thổ dân Māori. Dân theo đạo thì ngày càng đông biến đổi sắc thái văn hóa Māori.[15]
Trước cảnh dân Âu châu nhập cư đông đảo và thiếu trật tự gây xáo trộn đến xã hội thổ dân, lại thêm mối đe dọa và tham vọng lãnh thổ của người Pháp dòm ngó vùng Thái Bình Dương, chính phủ Anh liền phái William Hobson đến New Zealand để khẳng định chủ quyền của Anh và tìm cách thương lượng một thỏa thuận chính trị với người Māori.[i] Kết quả là Hiệp ước Waitangi ký tại Bay of Islands vào ngày 6 tháng 2, 1840.[16] Vì việc thảo hiệp ước có phần vội vã nên văn bản tiếng Anh và tiếng Māori có nhiều điểm bất nhất trong cách dịch thuật, gây ra nhầm lẫn trong việc thi hành. Dù vậy Hiệp ước Waitangi vẫn được xem là nền tảng khai sinh ra xứ New Zealand và nó vẫn được viện dẫn là văn bản pháp lý bảo đảm quyền lợi của người Māori.
Tình thế trở nên rối ren khi Hobson, với tư cách là Phó Toàn Quyền, ban hành hai bản tuyên cáo trên Công báo Quảng cáo và Vịnh Quần đảo New Zealand ngày 19 tháng 6, 1840. Bản thông cáo đầu tiên "khẳng định trên miền đất được Khám phá [nhấn mạnh], Chủ quyền của Nữ hoàng Tối cao đối với quần đảo Nam thuộc New Zealand, thường được gọi là 'Đảo Trung' (Đảo Nam) và 'Đảo Stewart' (đảo Stewart/Rakiura); và Đảo, thường được gọi là 'Đảo Bắc', đã được nhượng lại cho Nữ hoàng Tối cao." Bản thông cáo thứ hai miêu tả quá trình xác lập chủ quyền của của Nữ hoàng trên "Đảo Bắc" đã được nhượng lại qua hiệp ước ký vào tháng 2.[17]
Dưới chế độ cai trị của người Anh, New Zealand ban đầu là một phần của thuộc địa New South Wales, nhưng sau đó trở thành một thuộc địa riêng biệt vào năm 1841.[16] Lúc đầu, Okiato được Hobson chọn là thủ đô của thuộc địa vào năm 1840, trước khi chuyển nơi làm việc của chính phủ đến Auckland vào năm 1841. Số lượng người Anh định cư ở New Zealand đặc biệt tăng lên. Ban đầu, người Māori buôn bán thuận lợi với 'Pakeha', tên người Māori gọi người châu Âu, và nhiều iwi trở nên giàu có. Khi số lượng người định cư mới đến tăng lên, xung đột về đất đai đã nổ ra dẫn tới Chiến tranh đất đai New Zealand vào thập niên 1860 và 1870, kết quả là phần lớn đất của người Māori rơi vào tay người phương Tây. Các chi tiết về sự định cư của người Âu và sự từ bỏ đất đai của người Māori vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi.
Gustavus von Tempsky bị bắn trong chiến tranh đất đaiMột chính phủ đại diện cho thuộc địa được thành lập vào năm 1852 khi Vương Quốc Anh thông qua Đạo luật Hiến pháp New Zealand 1852. Quốc hội New Zealand lần thứ nhứt họp vào năm 1854. Năm 1856 chính quyền thuộc địa đã có thể quản lý hiệu quả và giải quyết suôn sẻ mọi vấn đề trong lãnh thổ hơn là chính sách đối với người bản xứ. Quyền lực trên phương diện này đã được chuyển giao cho chính quyền thuộc địa vào thập niên 1860.[16]
Năm 1863 Thủ Tướng Alfred Domett đi đến một quyết định rằng thủ đô sẽ được dời đến một nơi trong eo biển Cook, rõ ràng nguyên nhân là do mối quan ngại rằng Đảo Nam sẽ tách ra thành một thuộc địa riêng biệt. Những nhà truyền giáo đến từ Úc (được chọn vì vị thế trung lập của họ) đưa ra lời khuyên rằng Wellington là nơi thích hợp để đặt chính quyền do vị trí trung tâm và hải cảng ở đây, sau đó quốc hội đã chính thức dời đến nơi này lần đầu tiên vào năm 1865.[19] Năm 1893, New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Năm 1907 New Zealand trở thành một lãnh thổ bán tự trị của Đế quốc Anh, và là một quốc gia Thịnh vượng chung độc lập vào năm 1947 khi Đạo luật Westminster 1931 được chấp thuận,[16] mặc dù trên thực tế ảnh hưởng của người Anh lên việc điều hành New Zealand vẫn tồn tại một thời gian dài sau đó. Khi quốc gia này ngày càng trở nên độc lập về mặt chính trị, tuy nhiên, trên bình diện kinh tế, nó lại trở nên phụ thuộc; vào thập niên 1890, công nghệ đóng tàu làm lạnh cho phép xuất khẩu thịt và bơ sữa sang Anh, mối liên hệ thương mại này đã mang đến sự phát triển nền tảng cho nền kinh tế New Zealand.
New Zealand là một thành viên tích cực trong Đế quốc Anh, nước này tham chiến cùng quân đội Anh trong các cuộc chiến như chiến tranh Boer lần 2, Thế chiến I và Thế chiến II, đặc biệt là trong Trận đánh nước Anh, ngoài ra nước này còn ủng hộ Anh trong Khủng hoảng Suez. Quốc gia này đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế thế giới và đã phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của cuộc Đại Suy thoái trong thập niên 1930. Cuộc suy thoái đã dẫn đến việc chính phủ lao động đầu tiên được bầu, vốn sau đó đã xây dựng được một nhà nước phúc lợi và một nền kinh tế mang nặng tính bảo hộ mậu dịch.
Cờ Tino rangatiratanga (chủ quyền của Māori)New Zealand trải qua một thời kỳ phát triển thịnh vượng sau Thế chiến II. Tuy nhiên, một số vấn đề xã hội vẫn còn tồn tại và chưa được giải quyết thỏa đáng; người Māori đã bắt đầu rời bỏ lối sống truyền thống ở nông thôn và chuyển tới cách thành phố để tìm việc. Một phong trào phản đối của người Māori cuối cùng đã xảy ra, để phản đối chủ nghĩa trọng Âu và nhằm tìm kiếm sự công nhận xứng đáng đối với văn hóa Māori và Hiệp ước Waitangi, vốn từ lâu đã bị phớt lờ.
Năm 1975, Phiên tòa Waitangi được mở nhằm điều tra những cáo buộc vi phạm Hiệp ước, và phiên tòa này đã tạo điều kiện chi việc điều tra những bất hòa trong lịch sử vào năm 1985. Cùng với các quốc gia phát triển khác, sự phát triển về mặt xã hội trong thập niên 1970 luôn đi đôi cả sự thay đổi về mặt chính trị.
Tư cách thành viên của nước Anh trong Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thực thi vào năm 1973 đã giúp cho các nhà xuất khẩu New Zealand hạn chế được nhiều rào cản để thâm nhập vào các thị trường lớn trước đây của họ. Sự kiện trên và cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 1970 đã dẫn đến những thay đổi quan trọng về mặt kinh tế và xã hội trong suốt thập niên 1980 dưới sự điều hành từ chính phủ lao động thứ tư lãnh đạo bởi Bộ trưởng Tài chính Roger Douglas, người mà các chính sách được biết đến với cái tên Rogernomics.
Từ khóa » Diện Tích New Zealand
-
New Zealand – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dân Số New Zealand Mới Nhất (2022) - Cập Nhật Hằng Ngày
-
New Zealand - đất Nước Văn Minh Nhất Thế Giới - Nhật Anh AVI
-
Dân Số Của New Zealand Có Gì đặc Biệt – Tìm Hiểu Ngay!
-
Diện Tích Nước New Zealand Và Các Thông Tin Liên Quan
-
Dân Số Của New Zealand | Tình Hình Dân Số New Zealand Năm 2022
-
Diện Tích Nước New Zealand Và Các Thông Tin Liên Quan | Lesgo
-
Đất Nước New Zealand: 11 điều đặc Biệt Bạn Chưa Biết! - Du Học HISA
-
Tìm Hiểu Về New Zealand? Đất Nước New Zealand Thuộc Châu Lục Nào
-
Đất Nước New Zealand: Tất Cả Những điều Bạn Cần Biết!
-
New Zealand Là Nước Nào? Ở đâu? Thuộc Châu Lục Nào
-
Niu Di-lân (New Zealand) | Hồ Sơ - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
Thông Tin Cơ Bản Về New Zealand