Ngạch Cán Sự Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Khái niệm ngạch cán sự
- Tiêu chuẩn ngạch cán sự theo quy định hiện hành
- Chức trách của công chức ngạch cán sự
Ngạch cán sự là một ngạch trong hệ thống ngạch công chức hành chính, được bổ nhiệm với công chức có vị trí việc làm và là công chức thừa hành về chuyên môn nghiệp vụ. Vậy, để tìm hiểu sâu hơn về ngạch cán sự là gì theo quy định pháp luật hiện hành thì Tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch cán sự được quy định cụ thể như thế nào?
Khái niệm ngạch cán sự
Để tìm hiểu về khái niệm ngạch cán sự là gì? thì trước hết chúng ta cần hiểu về khái niệm cán sự. Theo đó, khái niệm cán sự được quy định trong ngạch công chức, viên chức và được đề cập đến ở một số văn bản hướng dẫn của Bộ luật lao động.
Cán sự là một ngạch công chức hành chính, là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp, người giúp lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy (như phòng, ban trong hệ thống quản lí nhà nước và sự nghiệp) để triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành chế độ, điều lệ về quản lí nghiệp vụ.
Như vậy, dưới góc độ chung nhất có thể thấy khái niệm cán sự được hiểu là những người chuyên trách một công việc gì đó được giao ở một cấp, một đơn vị hành chính nhà nước hoặc công lập. Cán sự phải là những cán bộ có trình độ chuyên môn từ bậc trung cấp trở lên.
Khái niệm ngạch cán sự (mã số ngạch 01.004) là một ngạch trong hệ thống ngạch công chức hành chính, được bổ nhiệm đối với công chức có vị trí việc làm và là công chức thừa hành về chuyên môn nghiệp vụ.
Công chức ngạch cán sự có chức trách giúp lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý nhà nước triển khai việc hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc việc thi hành các quy định, quy chế, chế độ, quy trình, thủ tục và quản lý một hoặc một số nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể được phân công.
Tiêu chuẩn ngạch cán sự theo quy định hiện hành
Sau khi hiểu rõ về ngạch cán sự là gì? chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch cán sự được quy định tại Điều 4 và Điều 8 Thông tư 11/2014/TT-BNV và Khoản 4 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-BNV cụ thể như sau:
Thứ nhất: Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
– Là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của nhân dân, của Tổ Quốc;
– Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức;
– Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, vô tư, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa, có thái độ chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
– Có lối sống, phong cách sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công vì mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
– Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực của bản thân.
Thứ hai: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
– Nắm được nguyên tắc, chế độ, thể lệ, thủ tục và các hướng dẫn nghiệp vụ, mục tiêu quản lý của ngành, lĩnh vực; chủ trương của lãnh đạo trực tiếp;
– Nắm chắc các nguyên tắc, trình tự, thủ tục nghiệp vụ hành chính của hệ thống bộ máy nhà nước;
– Hiểu được tính chất, đặc điểm hoạt động của các đối tượng quản lý và nghiệp vụ quản lý;
– Dự thảo được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ và tham gia triển khai theo đúng chỉ đạo của cấp trên;
– Biết sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác;
– Công chức dự thi nâng ngạch cán sự phải có thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng).
Thứ ba: Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của mình;
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch cán sự;
– Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/ 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp đối với công chức đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;
– Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông quy định về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Chức trách của công chức ngạch cán sự
– Về chức trách của công chức ngạch cán sự
Ngạch cán sự là một ngạch công chức được bổ nhiệm, đối với công chức có vị trí việc làm là công chức thừa hành về chuyên môn nghiệp vụ tại các bộ phận cấu thành của bộ máy trong hệ thống quản lý nhà nước từ cấp Trung ương đến cấp huyện;
– Về nhiệm vụ cụ thể của công chức ngạch cán sự
Được lãnh đạo các bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý nhà nước giao nhiệm vụ quản lý, theo dõi một phần công việc của lĩnh vực quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm:
+ Xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án nghiệp vụ trên cơ sở các nguyên tắc, quy định, trình tự, thủ tục quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đã có của ngành cho sát với cơ sở. (Khi xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho công chức ở ngạch cán sự tại mỗi vị trí việc làm cụ thể phải xác định được rõ nội dung và giới hạn công việc và yêu cầu về chuyên ngành chuyên môn, nghiệp vụ).
+ Hướng dẫn đôn đốc quá trình thực hiện các công việc được phân công; và phân tích, đánh giá hiệu quả và báo cáo kịp thời theo yêu cầu và mục tiêu của quản lý. Phát hiện, đề xuất với lãnh đạo để uốn nắn những sai lệch trong quá trình thi hành của các đối tượng quản lý, đảm bảo cho các chế độ, chính sách, quyết định quản lý được thi hành nghiêm túc, chặt chẽ và hiệu quả.
+ Xây dựng nề nếp quản lý đối với hồ sơ tài liệu, tổ chức việc thống kê lưu trữ các tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác đúng yêu cầu của nghiệp vụ.
– Chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của công chức nghiệp vụ cấp trên.
Trên đây là tư vấn là những nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc ngạch cán sự là gì? Mong rằng những thông tin đó hữu ích đối với Quý khách.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Ngạch Cán Sự Mới
-
Quy định Mới Về Yêu Cầu Trình độ đối Với Công Chức, Viên Chức Hành ...
-
Ngạch Cán Sự Là Gì? Quy định Tiêu Chuẩn Mã Ngạch, Hệ Số Lương
-
Hợp Nhất Quy định Mã Số, Tiêu Chuẩn Chuyên Môn, Nghiệp Vụ Và Xếp ...
-
Thông Tư 2/2021/TT-BNV Xếp Lương đối Với Các Ngạch Công Chức ...
-
Cán Sự Là Gì? Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Bổ Nhiệm Ngạch Cán Sự?
-
Quy định Mới Về Cách Xếp Lương Theo Ngạch Cán Sự
-
Hướng Dẫn Mới Về Xếp Lương Công Chức Ngạch Cán Sự | Fimexco
-
Thông Tư 02/2021/TT-BNV Tiêu Chuẩn, Xếp Lương đối Với Công Chức ...
-
Trong 5 Năm, Công Chức Hành Chính Không đạt Chuẩn Bị Tinh Giản
-
Ngạch Cán Sự Là Gì? Đề Thi Nâng Ngạch Cán Sự Lên Chuyên Viên 2021
-
Hỏi: Quy định Về Bổ Nhiệm Ngạch Cán Sự Mới
-
Hỏi đáp CSTC - Bộ Tài Chính
-
Công Văn Hướng Dẫn Bổ Nhiệm Và Xếp Lương Ngạch Cán Sự, Nhân ...
-
Bội Nội Vụ Ban Hành Tiêu Chuẩn, điều Kiện Thi Nâng Ngạch Công Chức ...