Ngân Hàng Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn: Kỹ Thuật An Toàn điện

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện pdf Số trang Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện 27 Cỡ tệp Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện 335 KB Lượt tải Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện 38 Lượt đọc Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện 317 Đánh giá Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn: Kỹ thuật an toàn điện 5 ( 12 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 27 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm kỹ thuật an toàn điện Trắc nghiệm an toàn điện Câu hỏi trắc nghiệm an toàn điện Quản lý vận hành

Nội dung

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐIỆN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Môn học: Kỹ thuật an toàn điện. Nghề: Quản lý vận hành, sửa chữa đường dây và trạm biến áp có điện áp từ 110kV trở xuống. Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề Kiến thức 1: Những hiểu biết chung về công tác bảo hộ lao động (2 giờ - 3 câu) C-Q-MH18-001. Công tác bảo hộ lao động có các tính chất chủ yếu là: A. Tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng. B. Tính pháp luật, tính khoa học, tính quần chúng. C. Tính pháp lý, tính an toàn, tính quần chúng. D. Tính pháp lý, tính khoa học, tính an toàn. C-Q-MH18-002. Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng đến tính mạng hoặc sức khoẻ của mình, người lao động có quyền: A. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với người có trách nhiệm. B. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nhưng phải báo ngay với chính quyền sở tại. C. Phải thực hiện xong nhiệm vụ sau đó báo cáo với người có trách nhiệm. D. Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc và trình báo ngay với cơ quan công an nhờ can thiệp. C-Q-MH18-003. Khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động có nghĩa vụ: A. Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm. B. Khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. C. Trình báo ngay với cơ quan công an nhờ can thiệp. D. Tìm ngay biện pháp để khắc phục. Kiến thức 2: Kỹ thuật an toàn điện (12 giờ - 16 câu: 4-19) Kiến thức 2.1. Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người (8 câu: 4-11) C-Q-MH18-004. Trị số dòng điện qua người khi có tiếp xúc điện phụ thuộc vào: A. Điện áp đặt vào người và điện trở của người. B. Điện áp lưới điện và điện trở của người. C. Điện áp đặt vào người và điện trở cách điện của lưới điện . D. Điện áp lưới điện và điện trở cách điện của lưới điện . 1 C-Q-MH18-005. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (0,61,5) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện: A. Bắt đầu thấy tê ngón tay. B. Ngón tay tê rất mạnh. C. Bắp thịt co và rung. D. Tay khó rời vật mang điện. C-Q-MH18-006. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (57) mA qua người, nạn nhân sẽ có biểu hiện: A. Bắp thịt co và rung. B. Ngón tay tê rất mạnh. C. Bắt đầu thấy tê ngón tay. D. Tay khó rời vật mang điện. C-Q-MH18-007. Dòng điện xoay chiều tần số f = (5060) Hz có trị số từ (5080) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện: A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh. B. Tay khó rời vật mang điện. C. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở. D. Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập. C-Q-MH18-008. Dòng điện một chiều có trị số từ (2025) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện: A. Cảm giác nóng tăng lên, bắp thịt co quắp nhưng chưa mạnh. B. Đau như kim châm và thấy nóng. C. Rất nóng, bắp thịt co quắp và khó thở. D. Cơ quan hô hấp bị tê liệt. C-Q-MH18-009. Thời gian có thể gây nguy hiểm chết người với trị số dòng điện qua người bằng 110 mA là: A. 1,0 giây. B. 0,5 giây. C. 2,0 giây. D. 3,0 giây. C-Q-MH18-010. Đường đi của dòng điện qua người từ tay qua tay thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là: A. 3,3% và 83% B. 6,7% và 87% C. 3,7% và 80% D. 0,4% và 15% C-Q-MH18-011. Đường đi của dòng điện qua người từ đầu qua tay hoặc ngược lại thì tỷ lệ dòng điện qua tim và tỷ lệ nạn nhân bất tỉnh là: A. 7,0% và 92% B. 6,7% và 87% C. 3,7% và 80% D. 3,3% và 83% 2 Kiến thức 2.2. Các trường hợp tiếp xúc với điện (3 câu: 12-14) C-Q-MH18-012. Trong các trường hợp tiếp xúc trực tiếp vào mạng điện 3 pha, trường hợp nào ít nguy hiểm nhất? A. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất. B. Tiếp xúc vào 1 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất. C. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính trực tiếp nối đất. D. Tiếp xúc vào 2 pha của lưới điện 3 pha có trung tính cách điện với đất. C-Q-MH18-013. Vùng phân bố điện áp bước được xác định từ điểm chạm đất ra xung quanh: A. 20 m. B. 15 m. C. 10 m. D. 30 m. C-Q-MH18-014. Khi 2 chân người đứng trên cùng 1 đường đẳng áp trong vùng có phân bố điện áp, thì điện áp bước đặt vào người (Ub) bằng: A. 0. B. Up. C. Ud. D. Utx. Kiến thức 2.3. Một số trang thiết bị an toàn (1 câu: 15) C-Q-MH18-015. Các loại biển báo an toàn điện được quy định như thế nào? A. Theo mẫu mã, kích thước được quy định trong quy trình an toàn điện hiện hành. B. Theo mẫu mã và cấp điện áp. C. Căn cứ vào thực tế chủng loại thiết bị, cấp điện áp và kích thước nơi cần đặt để thiết kế chế tạo cho phù hợp. D. Theo mẫu mã, chủng loại thiết bị, cấp điện áp để thiết kế chế tạo cho phù hợp. Kiến thức 2.4. Hướng dẫn cứu chữa người bị điện giật (4 câu: 16-19) C-Q-MH18-016. Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên bao nhiêu Vôn là nguy hiểm đến tính mạng ? A. 42. B. 24. C. 110. D. 220. C-Q-MH18-17. Khi người bị tai nạn điện cao áp mà không thể cắt máy cắt và không có các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn nhân ra thì: A. Dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. B. Khẩn cấp gọi điện yêu cầu điều độ cắt máy cắt cấp điện đến chỗ người bị nạn. 3 C. Hô hoán nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ, cử người đi cắt điện càng nhanh càng tốt. D. Nhanh chóng chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cách điện phù hợp để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. C-Q-MH18-18. Đối với nạn nhân chưa mất tri giác thì việc đầu tiên cần phải làm là: A. Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc. B. Làm hô hấp nhân tạo. C. Gọi xe cấp cứu đến. D. Đi mời y bác sỹ đến. C-Q-MH18-19. Phương pháp nào cứu chữa nạn nhân bị điện giật được cho là có hiệu quả phổ biến nhất? A. Hà hơi thổi ngạt kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. B. Đặt nạn nhân nằm ngửa. C. Đặt nạn nhân nằm sấp. D. Ma sát toàn thân. Kiến thức 3. An toàn cơ (4 giờ - 2 câu) C-Q-MH18-020. Vị trí đặt garô vết thương: A. Phía trên vết thương. B. Trực tiếp lên da nạn nhân. C. Phía dưới vết thương. D. Ở cả phía trên và phía dưới vết thương. C-Q-MH18-021. Sau khi sơ cứu vết thương gãy xương việc chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bằng cách: A. Đặt nạn nhân trên cáng thẳng. B. Cõng nạn nhân. C. Vác nạn nhân. D. Cáng nạn nhân bằng võng. Kiến thức 4. Phòng chống cháy nổ (4 giờ - 4 câu: 22-25) C-Q-MH18-022. Để sự cháy tồn tại phải có đủ các yếu tố: A. Nhiệt độ cần thiết, Ôxy, chất cháy. B. Ánh sáng, có Ôxy, có chất cháy. C. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, có chất cháy. D. Có nhiệt độ cần thiết, có ánh sáng, Ôxy. C-Q-MH18-023. Phương tiện, chất chữa cháy dùng để dập tắt các đám cháy xăng dầu là: A. Bình CO2, bình MFZ. B. Bình CO2, bình MFZ, nước. C. Bình CO2, bình MFZ, cát. D. Nước, cát. C-Q-MH18-024. Bình chữa cháy CO2 là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí CO2 ở nhiệt độ: 4 A. -79oC. B. 00C . C. -100C . D. 200C. C-Q-MH18-025. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng bên trong của bình chữa cháy MFZ là: A. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu xanh thì bình còn tốt. B. Kiểm tra đồng hồ áp lực, nếu kim chỉ vào vạch màu đỏ thì bình còn tốt. C. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trên 80% trọng lượng ghi trên vỏ thì bình còn tốt. D. Cân trọng lượng bình, nếu đạt trọng lượng ghi trên vỏ thì bình còn tốt. Kiến thức 5. Vệ sinh công nghiệp (3 giờ - 0 câu) Kiến thức 6. Quy trình kỹ thuật an toàn điện (35 giờ - 101; câu: 26 -126) Kiến thức 6.1. Thao tác thiết bị điện (18 câu: 26 - 43) Điều 6: C-Q-MH18-026. Trong chế độ bình thường, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện cao áp phải thực hiện theo chế độ: A. Phiếu thao tác. B. Lệnh công tác. C. Phiếu công tác. D. Phiếu công tác và phiếu thao tác. C-Q-MH18-027. Theo quy định chung, việc thao tác đóng, cắt thiết bị điện cao áp, ít nhất do mấy người thực hiện? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. C-Q-MH18-028. Người thao tác việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải có bậc an toàn tối thiểu: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. C-Q-MH18-029. Người giám sát việc đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp phải có bậc an toàn an toàn tối thiểu: A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. 5 C-Q-MH18-030. Dao cách ly được phép thao tác có điện khi dòng điện thao tác: A. Nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó. B. Nhỏ hơn hoặc bằng dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao đó. C. Nhỏ hơn dòng điện định mức theo quy trình vận hành của dao đó. D. Nhỏ hơn dòng điện đóng/cắt định mức theo quy trình vận hành của dao đó. C-Q-MH18-031. Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây: A. Không có điện. B. Có điện không tải. C. Dòng tải nhỏ hơn định mức. D. Đã tiếp đất. C-Q-MH18-032. Trường hợp thao tác bình thường, phiếu thao tác được lưu ít nhất mấy tháng? A. 03 B. 01 C. 06 D. 12 C-Q-MH18-033. Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải: A. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị. B. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 02 tháng. C. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 03 tháng. D. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị ít nhất 06 tháng. C-Q-MH18 -033-1. Trường hợp đặc biệt, nếu thao tác ở nơi có khả năng không liên lạc được thì có cho phép thao tác theo giờ đã hẹn trước được không? A. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với đồng hồ của người ra lệnh. Nếu vì lý do nào đó mà sai hẹn thì cấm thao tác. B. Trong mọi trường hợp đều phải chấp hành thao tác theo phiếu hoặc lệnh trực tiếp. C. Được phép thao tác hạn giờ nhưng phải so và chỉnh lại giờ cho thống nhất với đồng hồ của người ra lệnh. D. Được phép ra lệnh trước và quy ước giờ được thực hiện thao tác. 6 C-Q-MH18 -033-2. Trong tình trạng thời tiết như thế nào thì cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ hoặc thay dây chì đối với thiết bị ngoài trời? A. Trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét. B. Khi có gió cấp 5 (30~40km/giờ) trở lên. C. Khi có gió tới cấp 6 (40-50km/h) hay trời mưa to nặng hạt hoặc có giông sét. D. Khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên. C-Q-MH18 -033-3. Vào lúc khí hậu ẩm, ướt chỉ được phép thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp sau khi đã thực hiện việc gì? A. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp. B. Đã cắt hết nguồn điện cấp vào máy biến áp và máy biến điện áp. C. Được phép thực hiện như lúc bình thường. D. Đã cắt dao cách ly cả hai phía cao của máy biến áp, máy biến điện áp. Điều 7: C-Q-MH18-034. Người nhận lệnh thao tác phải nhắc lại: A. Toàn bộ lệnh, ghi đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. B. Toàn lệnh, rồi tiến hành thao tác. C. Đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. D. Trình tự thao tác, ghi đầy đủ toàn bộ lệnh và tên người ra lệnh. C-Q-MH18-035. Chỉ được tiến hành thao tác khi đã đảm bảo điều kiện gì? A. Khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác. B. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. C. Hiểu rõ lệnh thao tác, ghi đầy đủ trình tự, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu. D. Đủ điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và thiết bị có khóa liên động chống thao tác sai. C-Q-MH18-036. Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang: A. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên ghế cách điện. B. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và dùng sào cách điện để thao tác. C. Găng tay cách điện, đi ủng cách điện và đứng trên thảm cách điện. 7 D. Găng tay cách điện và dùng sào cách điện để thao tác. C-Q-MH18-037. Khi nào thì người ra lệnh, người giám sát, người thao tác, người nhận chuyển lệnh (nếu có) được cho là hoàn thành nhiệm vụ? A. Khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh đã thao tác xong. B. Khi đã chuyển phiếu thao tác sang cho người khác. C. Khi hết thời gian lưu phiếu thao tác theo quy định. D. Khi đã kết thúc thao tác và các thiết bị vận hành bình thường. C-Q-MH18-038. Trong điều kiện vận hành bình thường, khi nhận lệnh bằng điện thoại, người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và: A. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành. B. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh vào phiếu thao tác và sổ nhật ký vận hành. C. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ thao tác vào phiếu thao tác. D. Nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ thao tác vào sổ nhật ký vận hành. C-Q-MH18-039. Trong điều kiện vận hành bình thường, người giám sát và người thao tác sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng phải làm gì? A. Ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác. B. Ghi đầy đủ nội dung thao tác vào sổ nhật ký vận hành. C. Ghi thời gian bắt đầu thao tác. D. Mang phiếu đến địa điểm thao tác sau đó ký vào phiếu. C-Q-MH18-040. Người giám sát đánh dấu (X) vào cột đã thao tác khi nào? A. Sau mỗi động tác vừa thực hiện xong. B. Sau khi thực hiện hết trình tự thao tác. C. Trước khi thực hiện mỗi động tác. D. Trước khi thực hiện thao tác. C-Q-MH18-041. Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly cần phải treo biển báo: A. “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. B. “Đã tiếp đất”. C. “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người”. D. “Làm việc tại đây”. C-Q-MH18-042. Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly cần phải treo biển báo và có thêm biện pháp gì để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc? A. Khoá tay truyền động, đặt tấm lót, cử người canh gác. B. Thử hết điện và đóng tiếp đất an toàn. C. Thông báo cho mọi người biết thiết bị đã được cắt hết điện. D. Đặt rào chắn an toàn để không ai có thể đến gần nơi làm việc. C-Q-MH18-043. Chỉ được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột bằng sào cách điện với điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn: 8 A. 3,0 m. B. 2,0 m. C. 4,0 m. D. 5,0 m. C-Q-MH18-043-1. Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ những gì? A. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. B. Điều kiện cho phép thực hiện theo sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. C. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến. D. Trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến và chế độ vận hành thiết bị. C-Q-MH18-043-2. Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì xử lý thế nào? A. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới thao tác tiếp. B. Nếu không phát sinh sự cố thì tiếp tục thực hiện thao tác các hạng mục tiếp theo. C. Rà soát các hạng mục đã thao tác, nếu phát hiện có nhầm lẫn thì thao tác lại. D. Ngừng ngay để kiểm tra lại toàn bộ rồi báo cáo ngay cho người ra lệnh biết. C-Q-MH18-043-3. Trong khi thao tác, nếu phát hiện bị sai hoặc nhầm lẫn thì xử lý thế nào? A. Phải ngừng ngay việc thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới. B. Thao tác tất cả trở về vị trí ban đầu sau đó thực hiện lại từ đầu theo phiếu. C. Thao tác hạng mục làm sai về vị trí ban đầu sau đó tiếp tục thực hiện theo phiếu. D. Phải ngừng ngay việc thao tác khắc phục hết sai sót rồi tiếp tục thao tác. 9 Kiến thức 6.2. Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc đề đảm bảo an toàn khi tiến hành công việc (33 câu: 44-76) Điều 9: C-Q-MH18-044. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện với điện áp 10kV tối thiểu là: A. 0,7 m. B. 0,6 m. C. 1,0 m. D. 1,5 m. C-Q-MH18-045. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 22kV tối thiểu là: A. 1,0 m. B. 0,6 m. C. 0,7 m. D. 1,5 m. C-Q-MH18-046. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 35kV tối thiểu là: A. 1,0 m. B. 0,6 m. C. 0,7 m. D. 1,5 m. C-Q-MH18-047. Khi cắt điện một phần để làm việc phải đảm bảo khoảng cách từ người làm việc đến phần có điện điện áp 110kV tối thiểu là: A. 1,5 m. B. 0,7 m. C. 1,0 m. D. 2,5 m. C-Q-MH18-048. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 10kV quy định tối thiểu là: A. 0,35 m. B. 0,6 m. C. 0,7 m. D. 1,0 m. C-Q-MH18-049. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 22kV quy định tối thiểu là: A. 0,6 m. B. 0,35 m. C. 0,7 m. D. 1,0 m. C-Q-MH18-050. Khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần mang điện cấp điện áp 35kV quy định tối thiểu là: 10 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Đề thi mẫu TOEIC Thực hành Excel Đơn xin việc Bài tiểu luận mẫu Đồ án tốt nghiệp Giải phẫu sinh lý Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 Lý thuyết Dow Atlat Địa lí Việt Nam Mẫu sơ yếu lý lịch Tài chính hành vi adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Trắc Nghiệm Môn An Toàn điện Có đáp án