Ngắn Mạch Và Quá Tải Là Gì? Tác Hại Ra Sao Trong Thực Tế - Maycodien

Trong thực tế sử dụng chắn chắn bạn đã nghe đến hiện tượng quá tải hoặc ngắn mạch. Nhưng chưa hiểu rõ ràng ý nghĩa của thuật ngữ đó như thế nào?. Trong bài viết nầy, các chuyên gia Công ty Hòa An Phát chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu đến hai hiện tượng trên, ảnh hưởng của hai hiện tượng trên đến sản xuất cũng như biện pháp khắc phục như thế nào?. Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Ngắn mạch là gì?
Ngắn mạch là gì?

Thế nào là hiện tượng ngắn mạch?

Hiện tượng ngắn mạch hay còn có tên gọi khác là đoản mạch là một trong những sự cố hay xảy ra ở các công trình lớn. Khi các mạch điện bị chập ở một điểm nào đó thì dòng điện trong mạch sẽ tăng cao đột biến. Song song với đó là điện áp giảm đột ngột.

Khi đoạn mạch thì hậu quả như sau:

Gây nên hiện tượng cháy nổ, phá hủy thiết bị nhanh chóng do xuất hiện lực điện động lớn.

Nhiệt độ dây dẫn tăng lên đột ngột, phá hủy đặc tính cách điện của dây dẫn. Điều nầy có thể gây nên sự cố ngắn mạch khác.

Khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra, nếu không giải quyết kịp thời chắc chắn sẽ làm hư hỏng toàn bộ hệ thống điện. Dẫn đến gây thiệt hại về tài sản cũng như tăng chi phí khắc phục. Đồng thời trong nhiều trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Phân loại một số hiện tượng ngắn mạch

Sự cố ngắn mạch có thể chia ra nhiều loại như: ngắn mạch 1 pha, ngắn mạch 2 pha, ngắn mạch 3 pha.

  • Ngắn mạch 1 pha chạm đất là một pha chập đất hoặc chập dây trung tính
  • Ngắn mạch 2 pha nghĩa là pha nóng và pha nguội chập lại với nhau đồng thời chạm đất.
  • Ngắn mạch 3 pha nghĩa là 3 pha chập lại 1.

Trong ba hiện tượng ngắn mạch trên thì ngắn mạch ba pha đặc biệt nguy hiểm.

Sự cố ngắn mạch gây nên do những nguyên nhân nào?

Sự cố ngắn mạch gây nên do 3 nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Lớp cách điện dây dẫn bị hỏng.
  • Do mưa bảo, đổ cột điện khiến cho dây chạm vào nhau. Hoặc trong một số trương hợp sét đánh gây phóng điện
  • Do quá trình đóng điện nhưng quên tháo dây nối đất
Ngắn mạch gây nên tác hại nào?
Đoản mạch gây nên tác hại nào?

Các bước khắc phục sự cố ngắn mạch dòng điện

Bước 1: Tắt nguồn điện:

Nhằm theo dõi điểm ngắn mạch cũng như hạn chế tác hai của ngắn mạch gây ra thì đầu tiên phải ngắt hết nguồn điện. Đồng thời rút các thiết bị điện như:quạt, tivi, tủ lạnh.

Bước 2 Kiểm tra các thiết bị điện:

Sau khi kiểm tra điểm bị ngắn mạch. Thì tiến hành đóng CB để kiểm tra lại. Nếu hiện tượng ngắn mạch cũng xảy ra lại thì rất có thể nằm trong ổ cắm, trong công tắc hoặc trong hộp kỹ thuật. Tiếp tục thu hẹp phạm vi kiểm tra nhằm xử lý triệt để sự cố.

Thế nào là  hiện tượng quá tải điện?

Quá tải điện là hiện tượng dòng điện vượt quá định mức cho phép của thiết bị và dây dẫn. Khi đó xảy ra hiện tượng ngắt nguồn cấp. Trong một số trường hợp có thể gây nên cháy nổ, chập điện làm hư hỏng thiết bị điện.

Hiện tượng quá tải khi cường độ dòng điện vượt quá cường độ định mức. Có thể xảy ra trên thiết bị hoặc dây dẫn.

Trong thực tế, hiện tượng quá tải xảy ra vào thời điểm nắng nóng vào vào ban đêm. Khi mà quá nhiều máy lạnh bật lên cũng một lúc, khi đó sử dụng nguồn điện vượt quá mức cho phép thì Aptomat nhảy liên tục. Khiến cho quá trình sử dụng điện bị gián đoạn. Có thể ảnh hưởng đến thiết bị máy móc.

Thế nào là quá tải dòng điện?
Thế nào là quá tải dòng điện?

Nguyên nhân gây quá tải điện

Hiện tượng quá tải điện có rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có các nguyên nhân chính như sau:

Sử dụng dây dẫn điện không đủ tải:

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi hộ gia đình mà có công suất sử dụng khác nhau. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc làm tăng công suất sử dụng. Do đó, nếu sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ hoặc dây dẫn có hiệu quả dẫn điện thấp thì khi đó công suất nguồn quá cao. Có thể dễ dàng gây nên hiện tượng quá tải.

Khi sử dụng thực tế thì chỉ cần sờ vào dây dẫn thì sẽ cảm nhận được dây rất nóng. Đây là yếu tố dễ dàng phá hủy lớp cách bên ngoài. Khiến dễ dàng gây nên hiện tượng chập điện, gây cháy nổ.

Hậu quả của quá tải đòng điện như thế nào?
Hậu quả của quá tải đòng điện như thế nào?

Sử dụng 1 ổ cắm điện nối cho nhiều thiết bị điện

Đây là điều hay xảy ra trong thực tế. Khi tại các hộ gia đình thường sử dụng quá nhiều thiết bị điện gắn cho 1 ổ cắm. Chia ra cho nhiều nguồn kết nối khác nhau. Có thể làm vượt quá công suất chịu đựng của ổ cắm. Vấn đề nầy dễ dàng gây nên hiện tượng chập cháy.

Lắp đặt thiết bị Aptomat không đủ tải

Aptomat là thiết bị bảo vệ cho phụ tải bao gồm các thiết bị điện và dây dẫn trong nhà. Khi bạn sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc thì làm cho công suất tăng lên đột ngột. Nếu Aptomat có định mức thấp thì sẽ bị nhảy liên tục. Để có thể bảo vệ hệ thống điện.

Các biện pháp phòng chống quá tải dòng điện

Lắp đặt, sử dụng cầu dao điện, CB Aptomat cho từng thiết bị.

Nâng cấp CB, aptomat lên công suất cao hơn để đảm bảo phục vụ phù hợp với nhu  cầu công suất sử dụng.

Sử dụng một số thiết bị như UPS Online hay ổn áp  để ổn định dòng điện

Kết luận:

Dựa vào những vấn đề đã đề cập ở trên về khái niệm ngắn mạch và quá tải trên chắc hẵn bạn cũng tìm ra điểm khác biệt giữa 2 điểm trên. Để có thể chủ động hơn trong công việc cúng như hạn chế hiện tượng trên xảy ra.

Công ty Máy phát điện Hòa An Phát chúng tôi chuyên phân phối, bảo trì, sửa chữa, cho thuê máy phát điện công nghiệp trên toàn quốc. Do đó, khi có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu hãy liên  hệ với chúng tôi để được phục vụ chu đáo nhất.

Nguồn www.maycodien.com

Từ khóa » Hệ Thống Bảo Vệ Quá Tải Là Gì