Quá Tải điện Là Gì? Cách Kiểm Tra Quá Tải điện Bằng Ampe Kìm
Có thể bạn quan tâm
Xem nhanh
- Quá tải điện là gì?
- Nguyên nhân quá tải dòng điện
- Cách kiểm tra quá tải điện bằng ampe kìm
- Thiết bị chống quá tải điện
Quá tải điện đã và đang là một thuật ngữ quen thuộc được sử dụng phổ biến trong đời sống cũng như sản xuất khi đột ngột mất điện. Vậy quá tải điện là gì? Nguyên nhân quá tải điện là do đâu? Bạn có thể tham khảo ngay những thông tin cũng như các thiết bị phòng chống quá tải điện đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Quá tải điện là gì?
Quá tải điện (Overload) là hiện tượng liên quan đến cường độ dòng điện, cơ sở việc để tính là ampe (A). Quá tải điện còn được biết đến là hiện tượng khi bạn sử dụng các thiết bị điện có mức tiêu thụ lớn so với công suất của dòng điện mức được lắp đặt trong hệ thống điện.
Điều này có nghĩa cường độ của thiết bị điện vượt quá cường độ độ định mức. Khi quá tải xuất hiện, những thiết bị bảo vệ quá tải (CB) sẽ kích hoạt để ngắt, đóng điện để bảo vệ các thiết bị điện không gặp sự cố như cháy dây dẫn điện, chập điện, cháy nổ.
Quá tải điện có thể gây cháy nổ ổ cắm khi sử dụng quá nhiều thiết bị
Nếu hệ thống điện không được lắp đặt các thiết bị chống quá tải hoặc bảo vệ máy móc khi quá tải rất dễ xảy ra các hiện tượng chập cháy nổ. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết quá tải điện. Một số dấu hiệu quá tải điện.
- Cầu chỉ nhảy và mất hiện điện.
- Công tắc hoặc ổ cắm điện có tiếng kêu khi cắm thêm một thiết bị mới để sử dụng.
- Những ổ cắm hoặc công tắc đèn, quạt,... bắt đầu xuất hiện mùi khét.
- Các thiết bị hoạt động yếu, không đủ công suất.
- Đèn chiếu sáng bị mờ.
Xem thêm: Ngắn mạch là gì? Nguyên nhân, Các loại ngắn mạch, Cách xử lý, Phòng chống
Nguyên nhân quá tải dòng điện
Quá tải của dòng điện mang đến nhiều hệ quả đến khả năng hoạt động, độ bền và tuổi thọ của thiết bị điện. Do vậy, bạn cần nắm được nguyên nhân gây quá tải điện để có được hướng sửa chữa hay biện pháp phòng chống quá tải. Dưới đây là nguyên nhân gây quá tải cho dòng điện.
Dây dẫn không đủ tải
Tiết diện của dây dẫn điện còn được dùng để biểu thị khả năng chịu tải về công suất hay cường độ dòng điện của các thiết bị điện trong hệ thống. Do vậy, nếu bạn sử dụng dây dẫn điện có tiếp diện nhỏ hơn so với nhu cầu sử dụng nhiều thiết bị điện.
Khi đó, dây không đạt yêu cầu dẫn điện để đáp ứng về công suất của nguồn điện quá cao tạo ra quá tải. Dây dẫn điện thường có nhiệt lượng cao có thể đốt lớp vỏ bảo vệ để gây ra sự cố chập cháy điện.
Một ổ cắm điện nhưng cho nhiều thiết bị điện khác nhau
Hiện nay, mỗi ổ cắm điện thường có tiêu chuẩn chịu được công suất tối đa là 3000W. Nhưng nếu bạn sử dụng từ 3 - 5 thiết bị có công suất tổng lên tới từ 4000 - 5000W cho một ổ cắm để chiwa ra và sẽ gây quá tải điện.
Sử dụng một ổ cắm cho nhiều thiết bị điện
Lắp đặt aptomat nhưng không đạt công suất tải
Một trong những thiết bị được sử dụng nhiều trong hệ thống điện để bảo vệ khỏi quá tải, ngắn mạch điện chính là aptomat. Tuy nhiên, nếu bạn chọn một aptomat có mức định mức bảo vệ thấp, trong khi bạn thường xuyên sử dụng quá công suất định mức làm aptomat nhảy liên tục. Mặc dù thiết bị điện được bảo vệ khỏi chập cháy những vẫn làm ảnh hưởng đến tuổi thọ đồ dùng điện.
Xem thêm: Cách kiểm tra cầu chì bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra quá tải điện bằng ampe kìm
Việc kiểm tra quá tải điện sẽ giúp bạn có thể kiểm tra được hệ thống điện nhà máy, tòa nhà công cộng có đang bị quá tải không? Từ đó, bạn sẽ có biện pháp khắc phục để tránh hiện tượng này thường xuyên xảy ra không làm ảnh hưởng đến độ bền của các thiết bị điện trong tòa nhà, gia đình.
Cách kiểm tra quá tải điện đơn giản nhất chính là sử dụng đồng hồ ampe để xác định công suất chính xác các hiện tượng quá tải dòng điện. Bạn có thể đo được dòng điện quá tải bằng phương pháp đo sụt áp trên điện trở hạn dòn được mắc với tải. Khi đo điện áp sẽ giúp bạn biết được giá trị của dòng điện để so sánh với dòng điện định mức.
Ví dụ: Dòng điện bạn đang sử dụng có hiệu điện thế là 220V và 15A. Như vậy, hệ thống điện có thể chịu được mức tải công suất là 3.300 W.
Sử dụng ampe kìm đo công suất của dòng điện
Khi bạn sử dụng đồng hồ ampe kìm để đo công suất cho dòng điện có kết quả cao hơn 3.300W tức là tòa nhà đang sử dụng quá tổng mức công suất định mức. Khi đó, dòng điện xuất hiện quá tải gây nên các sự cố chập, cháy, nổ,..
Bạn có thể tham khảo cách sử dụng ampe kìm đo chính xác đơn giản. Sau khi bật nguồn, bạn điều chỉnh về mức thang đo công suất ( ký hiệu W). Sau đó, bạn chỉ cần nhấn vào cần gạt, mở kẹp cảm biến để kẹp lấy dây điện có dòng cần đo. Sau đó, bạn sẽ đọc được kết quả đo trên màn hình.
Sau khi có được kết quả đo, bạn cần so sánh với mức công suất định mức khi lắp đặt hệ thống điện. Nếu công suất đo được cao hơn thì dòng điện đang quá tải.
Nếu bạn muốn tìm hiểu loại ampe kìm nào đo công suất phủ hợp. Bạn có thể thamkhaor một số sản phầm như: Ampe kìm Fluke 345, Hioki CM3286, Tenmars TM-28E,... Đây đều là những sản phẩm ampe kìm có khả năng đo công suất đến từ thương hiệu nổi tiếng như Fluke, Hioki.
Những sản phẩm ampe kìm đo công suất Fluke, Hioki được đánh giá là loại ampe kìm cao cấp dành cho các kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Bạn có thể sử dụng ampe kìm Ternmas có mức giá thấp hơn, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn cung cấp kết quả đo chính xác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để thực hiện đo dòng điện, đo cường độ. Khi kết quả ở mức cao hơn so với định mức yêu cầu về cường độ, hiệu điện thế,... Như vậy, bạn có thể xác định dòng điện có thể ở mức quá tải.
Thiết bị chống quá tải điện
Quá tải điện xảy ra khi các chỉ số như công suất, cường độ dòng điện, hiệu điện thế sử dụng lớn hơn định mức lắp đặt ban đầu. Do vậy, ngay từ đầu, bạn nên xác định mức định mức phù hợp có thể sử dụng. Từ đó, bạn có thể lựa chọn được loại dây điện có tiếp diện lớn hơn để có khả năng chịu tải cao hơn. Khi đó,có thể phòng tránh được hiện tượng quá tải dòng điện.
Aptomat là thiết bị có khả năng phòng chống quá tải hiệu quả
Ngoài ra, khi lắp đặt hệt thống điện trong nhà, bạn nên lắp đặt cầu dao điện, CB aptomat cho từng thiết bị điện. Hay bạn cũng có thể nâng cấp CB, aptomat lên công suất cao hơn để có thể phục vụ được nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị khác như Lioa, UPS cũng có khả năng làm ổn định dòng điện.
Việc tìm hiểu quá tải là gì cũng như các nguyên nhân dẫn đến quá tải điện giúp bạn sử dụng các thiết bị điện đúng cách tốt hơn, tránh làm quá tải cho hệ thống điện. Nhờ vậy, bạn có thể bảo vệ tốt nhất cho hệ thống mạch điện cũng như các thiết bị điện trong hệ thống điện.
Từ khóa » Hệ Thống Bảo Vệ Quá Tải Là Gì
-
CB Bảo Vệ Quá Tải: Cách Mua, Lắp đặt Và Bảo Quản
-
Cầu Dao Bảo Vệ Quá Tải Hoạt động Như Thế Nào?
-
Quá Tải điện Là Gì? Nguyên Nhân Quá Tải điện Và Cách Kiểm Tra
-
Các Bảo Vệ Chính Trong Hệ Thống điện
-
Nguyên Lý Bảo Vệ Quá Dòng điện - Bảo An Automation
-
Thiết Bị Bảo Vệ Quá Tải, Quá Dòng: Nhiều Sản Phẩm Thiếu 'chuẩn' Lưu ...
-
Sự Khác Nhau Giữa Quá Tải (Overload) Và Ngắn Mạch (Short Circuit)
-
Bảo Vệ Quá Tải - WebDien
-
Ngắn Mạch Và Quá Tải Là Gì? Tác Hại Ra Sao Trong Thực Tế - Maycodien
-
Phân Biệt Giữa Quá Tải (Overload) Và Ngắn Mạch (Short Circuit)
-
Tổng Quan Về Bộ Ngắt Mạch Dư Quá Tải RCBO - Nam Phương Việt
-
Thiết Bị điều Khiển Và Bảo Vệ động Cơ điện - Real Group
-
Cầu Dao Chống Giật, Bảo Vệ Quá Tải, Ngắn Mạch Và Chống Rò
-
Thiết Bị đóng Cắt Là Gì - Chức Năng Và Phân Loại