Ngăn Ngừa Suy Tim Sau Nhồi Máu Cơ Tim | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
* Nhồi máu cơ tim cấp tính: MI
Đối với những người đã có nhồi máu cơ tim diện rộng, nguy cơ suy tim có thể khá cao. Ở những bệnh nhân này, khởi phát suy tim có thể là cấp tính, thường là trong vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên.
Nhưng ngay cả khi MI chỉ gây ra tổn thương 1 lượng cơ tim vừa phải, suy tim cuối cùng vẫn có nguy cơ diễn ra. Điều trị bằng thuốc phù hợp và thay đổi lối sống có thể rất quan trọng trong việc trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự khởi phát của suy tim.
Tái cấu trúc là gì?
Suy tim có xảy ra sau một MI hay không phụ thuộc rất lớn vào cách phản ứng của phần cơ tim không bị tổn thương. Sau một cơn nhồi máu, cơ tim khỏe mạnh "căng dãn" ra trong nỗ lực gánh lấy khối lượng công việc của phần cơ bị tổn thương. Sự kéo dài này dẫn đến sự phì đại của tim, một quá trình gọi là "tái cấu trúc".
“Căng dãn” giúp cơ tim không bị tổn thương co bóp mạnh hơn, và cho phép nó làm được nhiều việc hơn. Cơ tim hoạt động giống như một dải cao su; bạn càng kéo dài nó, nó càng "đàn hồi". Tuy nhiên, nếu bạn kéo căng quá mức một dải cao su hoặc kéo dài nó nhiều lần trong một thời gian dài, cuối cùng nó sẽ mất đi tính "đàn hồi" và trở nên mềm nhũn.
Thật không may, cơ tim với tính chất tương tự. Sự kéo dài lâu ngày của cơ tim làm cho nó yếu đi, và suy tim có thể xảy ra. Vì vậy, trong quá trình tái cấu trúc có thể giúp tim hoạt động tốt hơn trong thời gian ngắn, thì trong tái cấu trúc dài hạn là một điều tồi tệ. Nếu tái cấu trúc có thể được ngăn chặn hoặc hạn chế, nguy cơ dẫn tới suy tim sẽ giảm.
Đo lường “tái cấu trúc” như thế nào?
Một phần quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe của bạn sau khi điều trị MI là đo lường mức độ tái cấu trúc tim đang diễn ra. Thông tin này có thể thu được bằng cách thực hiện MUGA scan (quét phóng xạ hạt nhân) hoặc siêu âm tim, hai phương pháp hình ảnh không xâm lấn vào tâm thất trái.
Một cách tốt để ước tính mức độ tổn thương cơ tim do nhồi máu gây ra và mức độ tái cấu trúc đang xảy ra là đo phân suất tống máu thất trái (LVEF). LVEF là phần trăm máu được đẩy ra bởi tâm thất trái với mỗi nhịp đập. Với việc phì đại tim (nghĩa là với việc tái cấu trúc), phân suất tống máu sẽ giảm xuống. Nếu LVEF dưới 40 phần trăm (bình thường là 55 phần trăm hoặc cao hơn), thì tổn thương cơ đáng kể đã xảy ra. LVEF càng thấp, thiệt hại càng lớn, tái cấu trúc càng nhiều và nguy cơ mắc bệnh suy tim càng cao.
Ngăn ngừa tái cấu trúc cơ tim
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng hai nhóm thuốc có thể làm giảm đáng kể việc tái cấu trúc sau khi điều trị MI, và cải thiện sự sống còn của những bệnh nhân có dấu hiệu suy tim sắp xảy ra. Những loại thuốc này là thuốc chẹn beta và thuốc ức chế men chuyển.
Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của adrenaline đối với tim và chúng có tác dụng có lợi đáng kể trong một số nhóm bệnh tim.
Thuốc chẹn beta làm giảm nguy cơ đau thắt ngực ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành (CAD); cải thiện khả năng sống còn của bệnh nhân bị suy tim; giảm nguy cơ tử vong đột ngột ở bệnh nhân sau các cơn đau tim; và trì hoãn, ngăn ngừa và thậm chí đảo ngược một phần tái cấu trúc cơ tim sau khi bị nhồi máu.
Vì vậy, trừ khi có những lý do mạnh mẽ để không sử dụng chúng (một số bệnh nhân bị hen suyễn nặng hoặc bệnh phổi khác đơn giản là không thể dùng các loại thuốc này), hầu như mọi người sống sót sau cơn đau tim nên được ưu tiên điều trị với thuốc chẹn beta.
Thuốc ức chế men chuyển cải thiện đáng kể tiên lượng sống lâu dài sau khi bị MI cấp tính, và ngoài ra, làm giảm nguy cơ dẫn tới suy tim (rõ ràng bằng cách ngăn chặn hoặc trì hoãn việc tái cấu trúc). Chúng cũng làm giảm nguy cơ MI tái phát, đột quỵ và tử vong đột ngột.
Thuốc ức chế men chuyển, giống như thuốc chẹn beta, được coi là điều bắt buộc nếu bạn bị đau tim.
Duy trì sức khỏe tim mạch
Ngoài liệu pháp nhằm mục đích đặc biệt ngăn ngừa suy tim sau cơn đau tim, bạn sẽ cần các liệu pháp quan trọng khác để duy trì tối ưu sức khỏe tim mạch của bạn.
Và mặc dù bạn không thể làm bất cứ điều gì về sự thật là bạn đã có CAD (bệnh mạch vành), nhưng có rất nhiều điều bạn có thể làm để làm chậm hoặc ngăn chặn tình trạng xấu đi của bệnh mạch vành, và do đó để ngăn ngừa tổn thương tim nặng hơn. Chúng bao gồm các biện pháp để cải thiện chế độ ăn uống, nồng độ cholesterol, tập thể dục thường xuyên để tối ưu hóa cân nặng và huyết áp của bạn.
Tìm hiểu về cơn đau thắt ngực không ổn định
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Tái Cấu Trúc Cơ Tim Là Gì
-
Tái Cấu Trúc Tim Sau Nhồi Máu Cơ Tim Nguy Hiểm Thế Nào? - Suytim
-
Tái Cấu Trúc... - Khoa Nội Tim Mạch - Bệnh Viện Lê Văn Thịnh
-
Nghiên Cứu Về Tái định Dạng Cơ Tim Và Mối Liên Quan đến Suy Tim
-
Suy Tim (HF) - Rối Loạn Tim Mạch - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Bệnh Lý Cơ Tim Giãn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Bệnh Cơ Tim Giãn Nở: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Đánh Giá Tái Cấu Trúc Và Chức Năng Thất Trái Sau Nhồi Máu Cơ Tim Cấp ...
-
Sự đặc Biệt Của Cơ Tim | Vinmec
-
Tái Cấu Trúc Tim Sau Nhồi Máu Cơ Tim Nguy Hiểm Thế Nào? .: :.
-
Bệnh Cơ Tim Giãn Gây Ra Những Triệu Chứng Gì Và Phương Pháp điều ...
-
Nhồi Máu Cơ Tim Và Những Thông Tin Y Khoa Hữu ích
-
[PDF] Nghiên Cứu Hình Thái Và Chức Năng Thất Trái Bằng Kỹ Thuật Siêu âm ...
-
Xin Cho Biết Triển Vọng Của Phương Pháp điều Trị Bằng Tế Bào Gốc ...