Ngăn Ngừa Và Xử Lý Sưng Nề Sau Tiêm Chất Làm đầy - Suckhoe123
Có thể bạn quan tâm
Định nghĩa
Sưng nề là hiện tượng tích tụ một lượng dịch huyết tương trong hoặc xung quanh các tế bào, mô hoặc khoang huyết tương của cơ thể. Hiện tượng sưng nề có thể xảy ra cục bộ tại một khu vực cụ thể hoặc xảy ra trên phạm vi rộng và có thể là do các tác nhân khác nhau gây nên, chẳng hạn như chấn thương, thuốc hoặc bệnh toàn thân. Phù bạch huyết là hiện tượng xảy ra do sự tắc nghẽn ở các mạch bạch huyết hoặc các hạch bạch huyết, dẫn đến sự tích tụ bạch huyết ở khu vực bị ảnh hưởng. Phù mạch là hiện tượng lớp trung bì, mô dưới da và niêm mạc bị sưng lên nhanh chóng. Vấn đề này có thể khá nghiêm trọng và thậm chí đe dọa đến tính mạng nên cần được can thiệp khẩn cấp. Các trường hợp ít nghiêm trọng hơn thường gây sưng, có thể kéo dài vài tuần. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra tại vùng điều trị hoặc có thể trên phạm vi lớn.
Giới thiệu
Sưng nề là một vấn đề xảy ra rất phổ biến sau khi tiêm chất làm đầy da, thường chỉ ở mức độ tương đối nhẹ và giới hạn. Trước khi điều trị, khách hàng cần được thông báo rõ về khả năng bị sưng nề. Nguy cơ xảy ra hiện tượng sưng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm có:
Các yếu tố từ phía khách hàng (tuổi tác, lối sống, vấn đề sức khỏe, vấn đề về bạch huyết hiện có…)
Thuốc (thuốc chống viêm không steroid, các phương pháp điều trị nội tiết tố, thuốc chẹn kênh canxi, một số viên uống bổ sung vitamin…)
Các yếu tố về sản phẩm (loại chất làm đầy, diện tích tiêm, lượng chất làm đầy được tiêm)
Các yếu tố về quá trình tiêm (mức độ tổn thương do quá trình tiêm gây ra, ví dụ, khi tiêm chất làm đầy vào da thì kỹ thuật tiêm không chuẩn xác và tốc độ tiêm quá nhanh có thể dẫn đến sưng nặng hơn bình thường).
Tỷ lệ xảy ra vấn đề sưng nề
Nói chung, mức độ tổn thương da càng lớn thì tình trạng sưng nề xảy ra sau đó sẽ càng nặng. Tỷ lệ bị sưng sau khi tiêm chất làm đầy thường là từ 10 đến 50%. Tuy nhiên, trong thực tế thì gần như tất cả khách hàng đều bị sưng sau khi tiêm. Trong một nghiên cứu thì tỷ lệ sưng sau khi tiêm chất làm đầy Restylane là 87%.
Dấu hiệu và triệu chứng
Hiện tượng sưng nề có thể xảy ra bên trong hoặc bên dưới da; vùng sưng có thể đàn hồi (sau khi ấn vào và thả ra thì vết lõm đầy trở lại) hoặc không đàn hồi (vết lõm không đầy trở lại sau khi ấn). Vùng bị phù thường bị căng nhưng lại rất mềm và dễ ấn, khác với vón cục hay nốt sần cứng do chất làm đầy gây nên. Nếu vùng bị sưng có màu đỏ và nóng thì cần kiểm tra vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
Khu vực có nguy cơ cao
Sưng nề có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, tuy nhiên, một số khu vực trên mặt dễ bị sưng nhất là môi, vùng quanh mắt và vùng má.
Hiện tượng sưng có thể xảy ra không đều ở hai bên và sự chênh lệch có thể khá rõ rệt, đặc biệt là khi tiêm các chất làm đầy hyaluronic acid có đặc tính ưa nước. Người tiêm phải chú ý, không nhầm lẫn hiện tượng sưng nề với tiêm quá nhiều chất làm đầy và dẫn đến không cân đối.
Biện pháp giảm thiểu nguy cơ
Để giảm thiểu nguy cơ sưng nề thì cần tuân thủ theo các khuyến nghị sau:
- Đánh giá cẩn thận toàn bộ bệnh sử của khách hàng, gồm có mọi vấn đề đã mắc từ trước, các loại thuốc đang được sử dụng bao gồm cả biện pháp tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế (estrogen sẽ làm tăng nguy cơ bị sưng), aspirin, thuốc chống viêm không steroid và các loại viên uống bổ sung (như vitamin E, gừng, nhân sâm, bạch quả hay ginkgo biloba, tỏi, kava kava, rễ cần tây và dầu cá).
- Giải thích cặn kẽ cho khách hàng về các rủi ro, biến chứng và phản ứng tại vị trí tiêm.
- Chọn chất làm đầy thích hợp cho vấn đề cần khắc phục. Một số chất làm đầy có chứa các thành phần bổ sung, chẳng hạn như mannitol giúp giảm nguy cơ sưng sau tiêm.
- Giảm thiểu tối đa tổn thương trong quá trình tiêm. Mặc dù mức độ sưng nề phụ thuộc một phần vào kỹ thuật tiêm nhưng đây là hiện tượng xảy ra ở gần như tất cả các trường hợp nên không được coi là một biến chứng. Hiện tượng này thường xảy ra nặng hơn khi các mặt phẳng mô bị tổn thương do kỹ thuật tiêm rẻ quạt (fanning), khi tiêm một lượng chất làm đầy lớn vào cùng một vị trí và khi tiêm quá nhanh.
- Mát-xa nhẹ nhàng sau khi tiêm, không mát-xa mạnh vì điều này có thể làm tăng mức độ tổn thương mô và góp phần gây sưng nặng hơn.
- Các triệu chứng phổ biến nhất của phản ứng viêm, chẳng hạn như sưng, nhạy cảm hoặc đỏ, có thể dễ dàng được kiểm soát bằng cách chườm lạnh.
- Tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào vùng điều trị sẽ dẫn đến hiện tượng sưng nề thứ phát, điều này có thể làm thay đổi đường nét và ảnh hưởng đến quá trình tiêm.
- Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh và không ở nơi quá cao trong vòng 48 giờ đầu tiên để hạn chế tình trạng sưng nề.
Sưng nề vùng má
Sưng nề vùng má là hiện tượng tích tụ dịch trong vùng dưới ổ mắt và là một vấn đề thường gặp sau khi tiêm chất làm đầy vào rãnh nước mắt. Một nghiên cứu đã cho thấy gần 25% khách hàng bị sưng vùng má trong thời gian trung bình 5.4 tháng sau khi tiêm chất làm đầy hyaluronic acid ở khu vực này. Tình trạng này cũng có thể xảy ra sau các thủ thuật khác được thực hiện ở quanh mắt, chẳng hạn như peel da, điều trị bằng laser, tiêm carbon dioxide (carboxytherapy) và sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da nhất định.
Xử lý tình trạng sưng nề
Sưng nề trong thời gian dưới 2 tuần
Với hiện tượng sưng nề xảy ra trong vòng 2 tuần đầu sau tiêm thì chỉ cần xử lý một cách nhẹ nhàng, vừa xử lý vừa theo dõi. Ngay cả các trường hợp sưng nặng cũng thường đỡ khá nhanh. Mặc dù việc chườm nước đá hoặc dùng túi chườm lạnh chưa được chứng minh là có công dụng làm giảm sưng nhưng nhiều chuyên gia hàng đầu vẫn luôn sử dụng túi chườm lạnh hoặc chườm ấm để giảm thiểu tình trạng sưng đỏ và nhạy cảm sau các thủ thuật thẩm mỹ.
Ngoài ra, nên mát-xa nhẹ nhàng ở vùng bị sưng để cải thiện sự dẫn lưu bạch huyết và khách hàng có thể tự thực hiện điều này tại nhà. Đa phần thì chỉ cần chờ và theo dõi là đủ. Trên thực tế, ở phần lớn các trường hợp sưng nề sau tiêm thì hiện tượng này đều tự hết trong vòng một tuần.
Hiện tại hầu như chưa có bằng chứng nào ủng hộ biện pháp sử dụng steroid đường uống để giảm sưng trong giai đoạn đầu trừ khi bị phù nề nghiêm trọng hoặc bị phù mạch. Một liều tiêm tĩnh mạch 1g methylprednisolone trong khi phẫu thuật vùng mặt giúp giảm tình trạng sưng nề và rút ngắn thời gian bị sưng, cũng như là giảm nhu cầu phải dùng đến thuốc giảm đau và không có tác dụng phụ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiện tượng sưng nề do các liệu pháp điều trị bằng công nghệ làm lạnh (cryotherapy) có thể được cải thiện phần nào bằng cách sử dụng steroid tại chỗ ngay sau khi điều trị.
Sưng nề có thể phát sinh do phản ứng quá mẫn loại I qua trung gian kháng thể. Tình trạng này thường khởi phát nhanh chóng sau khi điều trị và thường là do sự tiếp xúc của mô với vật liệu từ bên ngoài, chẳng hạn như chất làm đầy. Hiện tượng sưng có thể xảy ra cục bộ hoặc trên phạm vi lớn, mức độ từ nhẹ đến nặng. Immunoglobulin E hay globulin miễn dịch E (IgE) tạo ra một đợt phản ứng viêm và giải hạt tế bào mast, dẫn đến giải phóng histamine, cytokine, prostaglandin, leukotrienes, heparin và protease. Các chất này gây sưng đỏ, đau và ngứa. Tình trạng sưng và viêm thường sẽ ổn định trong vòng vài giờ đến vài ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài trong vài tuần nếu xảy ra phản ứng liên tục với chất làm đầy. Biện pháp điều trị bước đầu thường là dùng thuốc kháng histamine (ví dụ như loratadine 10mg mỗi ngày một lần hoặc cetirizine 10mg mỗi ngày một lần) nhưng cũng có thể cần sử dụng steroid đường uống nếu bị sưng và khó chịu nặng (ví dụ như prednisolone 40mg mỗi ngày một lần trong 1 tuần).
Sưng nề trong thời gian trên 2 tuần
Trong một số trường hợp, tình trạng sưng có thể kéo dài lên đến vài tháng. Trong những trường hợp này, trước tiên cần xác định nguyên nhân của vấn đề thay vì tiến hành điều trị ngay.
Chất làm đầy được tiêm quá sát bề mặt da thường bị nhầm lẫn là sưng và hơn nữa, nếu tiêm chất làm đầy hyaluronic acid quá nông thì các chất làm đầy này sẽ hút một lượng nước lớn và tạo cảm giác sưng nặng. Trong những trường hợp này thì cần xử lý sản phẩm đã tiêm để cải thiện tình trạng sưng. Hiện tượng sưng mí mắt sau khi tiêm chất làm đầy hyaluronic acid có thể được xử lý an toàn và hiệu quả bằng cách tiêm hyaluronidase.
Tương tự như vậy, nốt sần viêm cũng có thể gây sưng nề cục bộ và cần được xử lý thích hợp.
Nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân khác gây sưng kéo dài và cần được phát hiện, điều trị đúng cách.
Chứng sưng nề khởi phát muộn có thể xảy ra vài ngày đến vài tuần sau khi tiêm, thường là một ngày sau khi tiêm chất làm đầy vào da và nguyên nhân có thể là do phản ứng quá mẫn loại IV. Tình trạng này được gây ra bởi các tế bào lympho T chứ không phải là kháng thể và có đặc điểm là cứng, đỏ da và phù. Dạng phản ứng quá mẫn này không đáp ứng với thuốc kháng histamine, nhưng có thể được điều trị bằng steroid đường uống. Vì tình trạng quá mẫn thường kéo dài nên khách hàng được chỉ định dùng một liều nạp steroid rồi giảm dần xuống đến liều thấp nhất để kiểm soát các triệu chứng (ví dụ, dùng prednison 40mg mỗi ngày trong 1 tuần, sau đó giảm xuống 5mg cách vài ngày một lần cho đến khi các triệu chứng được kiểm soát ở liều thấp nhất có thể, thường là khoảng 5mg). Vì việc dùng steroid lâu dài có những rủi ro đi kèm, ví dụ như loét dạ dày và loãng xương nên cách tốt nhất để khắc phục vấn đề là làm tan chất làm đầy hyaluronic acid bằng cách tiêm hyaluronidase, còn nếu là chất làm đầy không phải hyaluronic acid thì loại bỏ bằng cách tạo đường rạch lấy sản phẩm ra ngoài hoặc phân tán đều hay phá hủy bằng liệu pháp laser. Trong những trường hợp này, khách hàng cần được theo dõi bởi một chuyên gia thẩm mỹ có kinh nghiệm xử lý các biến chứng.
Nếu không có lựa chọn điều trị nào khác thì có thể cân nhắc cho khách hàng dùng thuốc lợi tiểu trong thời gian ngắn (ví dụ như dùng furosemide 20 - 40mg mỗi ngày trong 7 ngày). Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị sưng khác như liệu pháp sóng cao tần hay sóng siêu âm. Tuy nhiên, hiện vẫn chỉ có rất ít bằng chứng chứng minh hiệu quả và độ an toàn của các phương pháp này.
Theo dõi
Tất cả các khách hàng bị sưng nề nặng đều cần được theo dõi cẩn thận và chụp ảnh để đánh giá sự tiến triển theo thời gian. Nếu tình trạng kéo dài quá 6 tuần và các biện pháp đơn giản không có hiệu quả thì cần chuyển khách hàng sang người có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc đưa đến khám bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Tiêm Căng Bóng Da Bị Sưng
-
Tiêm Căng Bóng Da Có Hại Không Và Những Sự Thật ít Ai Biết
-
Sau Khi Tiêm Căng Bóng Da Bị Sưng Phải Làm Sao? - Đẹp Dáng Sáng Da
-
Tiêm Căng Bóng Da Bị Sưng Phải Làm Sao - Trang Beauty Spa
-
Tiêm Căng Bóng: Tất Cả Những Gì Bạn Nên Biết Trước Khi Thực Hiện
-
Mặt Sưng Húp, Phù Toàn Thân Sau Khi Tiêm Dưỡng Chất Căng Mịn, Trẻ ...
-
Tiêm Meso Bị Sưng Tấy, Nổi Sần, Cục Cứng Là Bị Làm Sao?
-
Tiêm Căng Bóng Da Mặt Có Hại Không? Ai Cũng "Nên Đọc" 1 Lần
-
Tiêm Vi điểm HA Căng Bóng Da Mặt Có Tác Hại Không? - YouMed
-
Tiêm Filler Làm đẹp Khiến Cô Gái Bị Môi Sưng To, Chảy Mủ
-
Tiêm Căng Bóng Da Duy Trì được Bao Lâu? | Vinmec
-
Tiêm Filler Xong Bị Sưng Là Do đâu? Cách Khắc Phục Tình Trạng Này
-
Cô Gái Bị Sưng Môi, Chảy Mủ Sau Khi Tiêm Filler - Báo Thanh Niên
-
Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Da Sau Tiêm Meso Giúp Phục Hồi Nhanh