Ngành Điện Công Nghiệp Và Dân Dụng

Ngành Điện Công Nghiệp và Dân Dụng giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Điện liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống nên nhu cầu nhân lực về nghề này luôn ở mức cao.

Các kỹ sư Điện thực hiện các công việc trên thiết bị điện dân dụng và công nghiệp đạt yêu cầu về tiêu chuẩn và an toàn như: Thiết kế và lắp đặt hệ thống điện công trình, dân dụng, nhà xưởng…Vận hành và bảo dưỡng thiết bị điện công nghiệp, hệ thống truyền tải, phân phối và cung cấp điện; Lắp đặt và đấu nối các hệ thống truyền dẫn tín hiệu công nghiệp; lắp đặt, đấu nối, lập trình và vận hành thiết bị lập trình LPC…

Chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng giúp sinh viên khi ra trường có thể dễ dàng tìm được công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: thiết kế, quản lí, vận hành, bảo dưỡng và thi công hệ thống điện cung cấp điện, dây truyền sản xuất tự động cho các khu công nghiệp, các tòa nhà cao tầng, các công ty điện lực.

điện công nghiệp

Hình 1: Học ngành điện công nghiệp và dân dụng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai

Sinh viên tốt nghiệp ngành điện công nghiệp và dân dụng có thể làm gì?

Tại trường Cao đẳng Quốc tế TpHCM, chương trình đào tạo chuyên ngành điện công nghiệp và dân dụng được xây dựng hiện đại, phù hợp với yêu cầu thực tế và luôn được cập nhật, chương trình đào tạo giúp sinh viên nắm vững các kiến thức chuyên môn của chuyên ngành. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng thực hành thành thạo để tự tin làm những công việc sau:

  • Kỹ sư ngành điện: Kỹ sư ngành điện sẽ thực hiện những công việc liên quan đến thiết kế, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện cho các công trình dân dụng và công nghiệp.

  • Kỹ thuật viên điện: Có vai trò thực hiện sửa chữa, bảo trì và kiểm tra các thiết bị điện trong và ngoài trời

  • Quản lý các dự án điện: Quản lý các dự án xây dựng liên quan đến hệ thống điện, đảm bảo tiến độ và chất lượng

  • Nhà thầu điện: Đảm nhận thi công các hệ thống điện cho công trình xây dựng

  • Chuyên viên tư vấn: Tư vấn thiết kế và tối ưu hóa hệ thống điện cho các dự án

  • Giảng viên: Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học về lĩnh vực điện

  • Công nhân lắp đặt: Thực hiện lắp đặt các thiết bị điện và hệ thống điện trong nhà ở và công trình.

Tốt nghiệp ngành điện dân dụng và công nghiệp làm việc ở đâu?

Với chuyên môn về ngành điện dân dụng và công nghiệp, bạn có cơ hội làm việc trong môi trường đa dạng và phong phú với một số công việc sau đây:

  • Làm việc trong công ty xây dựng: thời gian thực tập hoặc sau khi ra trường, bạn có thể ứng tuyển vào các dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp, đảm nhận thiết kế và lắp đặt hệ thống điện

  • Làm việc trong nhà máy sản xuất, xí nghiệp: Với chuyên môn được tích lũy, bạn hoàn toàn có thể làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp để bảo trì và sửa chữa thiết bị điện

  • Công ty điện lực: Tham gia vào việc cung cấp, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện cho hộ gia đình và doanh nghiệp

  • Công ty tư vấn kỹ thuật: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án liên quan đến hệ thống điện

  • Trung tâm nghiên cứu và phát triển: Cùng tham gia vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực điện.

  • Các cơ sở giáo dục: Giảng dạy hoặc hỗ trợ các chương trình đào tạo về điện

  • Doanh nghiệp năng lượng tái tạo: Làm việc trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, gió, hoặc các nguồn năng lượng khác

  • Cơ quan nhà nước: Tham gia vào các dự án và quy hoạch liên quan đến hệ thống điện và năng lượng.

Thế mạnh khi tham gia chương trình học điện công nghiệp và dân dụng tại Trường Cao Đẳng Quốc Tế TPHCM

Dựa trên tiêu chí quan trọng nhất đó là đảm bảo việc làm 100% cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, các phụ huynh và học sinh chọn học ngành Điện công nghiệp và dân dụng tại trường Cao Đẳng Quốc Tế TP.HCM với các lí do chính sau:

    1. 1. Chương trình đào tạo

    Chương trình đào tạo được thiết kế phù hợp với trình độ thực tế của sinh viên; chương trình đào tạo khoa học, ứng dụng những chương trình tiên tiến, hiện đại, mang tính thiết thực cao, đáp ứng đúng nhu cầu của các doanh nghiệp nên nhiều sinh viên của trường ngay sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm.

    Để nâng cao chất lượng đào tạo, từ năm 2015 đến nay, bộ môn đã triển khai mô hình đào tạo mới: “Hợp tác đào tạo cùng doanh nghiệp”, khuyến khích các doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình giảng dạy. Mô hình đào tạo này đã giải quyết được vấn đề tồn tại lâu nay, đó là đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm thực tế, không đáp ứng được công việc thực tế ngoài doanh nghiệp.

điện công nghiệp

Hình 2: Sinh viên học trên bản sơ đồ điện thực tế tại công trình

    1. 2. Đội ngũ giảng viên

    Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao. Ngoài giảng viên cơ hữu đang trực tiếp giảng dạy tại trường, còn có nhiều cán bộ chuyên môn, chỉ huy trưởng đang làm việc tại công trình, giám đốc của các doanh nghiệp cùng tham gia giảng dạy mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức thực tế và cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp.

    1. 3. Ký kết hợp tác doanh nghiệp – Tuyển dụng trực tiếp sinh viên tại trường

    Theo định hướng chung của nhà trường, mỗi năm bộ môn luôn tìm kiếm và ký kết hợp tác cũng các doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên được học tập thực tế ngoài doanh nghiệp, cũng như nhận sinh viên vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Hình 3: Nhà trường ký kết với các doanh nghiệp để tăng thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường

Chương trình đào tạo

Từ khóa » Bằng Kỹ Sư điện Dân Dụng