Ngành Professional Communication tại Đại học RMIT có khó không? Làm thế nào để pass môn?
Ngành Professional Communication tại Đại học RMIT có khó không? Làm thế nào để pass môn? Tháng Mười 14, 2021 MAAS Team
Tại Đại học RMIT Việt Nam, các sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp (Professional Communication) được tiếp xúc với chương trình học mới nhất, được cập nhật hàng năm, cũng như có nhiều cơ hội tiếp xúc thực tế thông qua những dự án thật được chính doanh nghiệp “giao bài”, chương trình thực tập, các buổi trò chuyện với những người đứng đầu ngành. Ngoài ra, các bạn cũng được khuyến khích đặt câu hỏi cho giảng viên để thật sự hiểu vấn đề và nắm vững kiến thức, được thuyết trình và làm nhiều loại hình dự án đa dạng để trau dồi khả năng diễn đạt, không chỉ trên giấy tờ mà còn trước đám đông, công chúng. Để biết rõ hơn về ngành Professional Communication là gì? và ngành này ở RMIT có gì đặc biệt, cùng MAAS tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Xem thêm:
>>> Môn Understanding Research with Children and Young People có khó không? Mẹo pass môn hiệu quả
>>>Top 12 ứng dụng viết essay tốt nhất dành cho sinh viên
Bài viết này có gì
1. Professional Communication là gì?
2. Học Professional Communication ra làm gì?
2.1 Sáng tạo nội dung / Copywriter
2.2 Chuyên viên phát triển nội dung số
2.3 Cố vấn truyền thông/Phát ngôn viên
2.4 Chuyên viên truyền thông marketing
2.5 Chuyên gia chiến lược PR
3. Mức lương sau khi ra trường
4. Nội dung chương trình học và học phí
4.1 Chương trình học
4.2 Học phí
5. Kỹ năng cần có
Dịch vụ về MAAS
Kết
1. Professional Communication là gì?
Professional Communication là một trong những ngành “hot” tại RMIT
Professional Communication có thể được hiểu ngắn gọn là truyền thông. Truyền thông là tương tác xã hội mà trong đó có ít nhất hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các tín hiệu, thông điệp và nhu cầu qua lại. Để đạt được sự kết quả “hai bên cùng có lợi” ấy, chúng ta cần phải bàn tới Quảng cáo (Advertising) và Quan hệ công chúng (Public Relations).
Quảng cáo là hoạt động mang mục đích thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua những thông điệp cụ thể như giới thiệu về ưu điểm, tính năng, mẫu mã vượt trội của sản phẩm nhằm kích thích trí tò mò và sự thích thú, từ đó khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
Quan hệ công chúng nhằm xây dựng các mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và nhóm công chúng của họ. PR là cách mà doanh nghiệp quản lý hình ảnh của mình thông qua một tiếng nói thứ 3 như báo chí, người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội,