Ngành Trồng Trọt - Thông Tin Tuyển Sinh

Ngành Trồng trọt

Ngành đào tạo: TRỒNG TRỌT Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp Thời gian đào tạo:2 năm Đối tượng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT.

GIỚI THIỆU

Chương trình đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành Trồng trọt được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành Trồng trọt, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình chuẩn bị cho người học áp dụng kiến thức và kỹ năng về phương pháp làm đất, giống cây trồng, chăm sóc và thu hoạch các loại cây lương thực, cây công nghiệp và các loại rau quả.

Chương trình khóa học bao gồm các nội dung về Thực vật và sinh lý thực vật, Giống cây trồng, Đất - phân bón và Phòng trừ dịch hại, Khí tượng nông học, Cây lương thực, Cây công nghiệp, Rau và Cây ăn quả, Thủy nông, Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Chính trị, Pháp luật, Quốc phòng-An ninh và kiến thức thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt nông nghiệp.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc tại các cơ sở sản xuất và nghiên cứu cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau quả các cơ quan quản lý về nông nghiệp các cấp Trung ương và địa phương hoặc phục vụ công việc sản xuất nông nghiệp cá nhân, gia đình, hợp tác xã.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Sau khi kết thúc khóa học, người học có khả năng:

Về kiến thức

- Trình bày được những kiến thức căn bản về sinh lý thực vật, đất, phân bón và các loại giống cây trồng;

- Phân tích được các loại sinh lý thực vật, di truyền, thổ những và bệnh cây;

- Áp dụng những kiến thức đã học vào tổ chức trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông.

Về kỹ năng

- Thực hiện thành thạo nghiệp vụ trồng trọt bao gồm: giống cây trồng, kỹ thuật thâm canh, bảo vệ thực vật;

- Sử dụng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật;

- Có khả năng thực hiện các phương pháp thí nghiệm dồng ruộng;

- Thực hiện được chế biến bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch;

- Có thể tham gia thực hiện các quy trình sản xuất thuộc lĩnh vực trồng trọt.

Về thái độ

- Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi thú y.

- Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có đức tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong nghề nghiệp. Có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp. Có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần của chương trình

I

Các Học phần chung

1

Chính trị

5

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2

Ngoại ngữ

6

Pháp luật

3

Tin học

7

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

4

Giáo dục thể chất

II

Các học phần cơ sở

1

Sinh lý thực vật

7

Khí tượng nông nghiệp

2

Giống cây trồng

8

Cơ khí nông nghiệp

3

Đất và phân bón

9

Thủy nông

4

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

10

Sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững

5

Khuyến nông

11

Tổ chức quản lý sản xuất

6

Bảo vệ thực vật đại cương

III

Các học phần chuyên môn

Các học phần bắt buộc

1

Cây lương thực

4

Cây rau

2

Cây công nghiệp

5

Phòng trừ dịch hại

3

Cây ăn quả

6

Pháp luật chuyên ngành

Các học phần tự chọn (chọn 2 trong 3 học phần)

1

Chế biến bảo quản sau thu hoạch

3

Dâu tằm

2

Cây dược liệu

IV

Thực tập cơ bản

1

Thực tập kỹ năng trồng trọt

2

Thực tập tại địa bàn sản xuất (đồng ruộng, trang trại.)

V

Thực tập tốt nghiệp

NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN CƠ SỞ VÀ CHUYÊN MÔN

Sinh lý thực vật

Học phần này giới thiệu các hoạt động sinh lý của thực vật, các qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về một số đặc tính sinh học, các hoạt động sinh lý cơ bản xảy ra trong cơ thể thực vật làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp thâm canh tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng sáng tạo vào việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng chống chịu của cây.

Giống cây trồng

Học phần này giới thiệu khái niệm, ý nghĩa của công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống cây trồng.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về khái niệm, đặc điểm và trình tự sản xuất các cấp hạt giống.

Sau khi học xong học phần này người học có thể nhận biết được những nguyên nhân chủ quan và khách quan gây nên hiện tượng thoái hóa giống. Đồng thời biết tiến hành sản xuất giống thuần, giống lai đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước.

Đất và phân bón

Học phần này giới thiệu về đặc điểm cơ bản, tính chất đất, đặc điểm và tính chất của các loại phân bón.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về đặc điểm, tính chất đất, phương pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất, đặc điểm, tính chất của các loại phân bón và phương pháp sử dụng phân bón trong nông nghiệp..

Sau khi học xong học phần này người học sẽ phân biệt được các loại phân bón chính, hiểu rõ đặc điểm của chúng để sử dụng phân bón đúng quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng của cây đồng thời bảo vệ được môi trường.

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

Học phần này nhằm giúp cho người học biết các phương pháp làm thí nghiệm khoa học để từ đó áp dụng cho sản xuất.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản để thực hiện được một đề tài thí nghiệm.

Sau khi học xong học phần này người học có thể thiết kế được một thí nghiệm trên đồng ruộng và thực hiện một đề tài thí nghiệm. Trong đó, người học biết thu thập, xử lý, kiểm tra, tổng kết số liệu thí nghiệm theo các phương pháp thống kê học sinh để viết báo cáo thí nghiệm.

Khuyến nông

Học phần này giới thiệu về phương pháp tiếp cận với nông dân và địa bàn nông thôn.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về vai trò nhiệm vụ của hệ thống tổ chức khuyến nông, đặc điểm của nông thôn và nông dân. Từ đó vận dụng xác định phương pháp phù hợp trong việc hướng dẫn giúp đỡ nông dân và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào địa bàn nông thôn.

Sau khi học xong học phần này người học sẽ vận dụng được kiến thức về các phương pháp khuyến nông trong việc đánh giá tình hình nông thôn và tiến hành các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chỉ đạo thực hiện quy trình sản xuất tại địa bàn nông thôn.

Bảo vệ thực vật đại cương

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về dịch hại cây trồng, các loại côn trùng và bệnh cây thường gặp.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học, sinh thái học của côn trùng và sinh vật gây bệnh cây, những biến đổi khi cây bị bệnh và những phương pháp chẩn đoán bệnh cây làm cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng sáng tạo vào việc thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho từng loại cây trồng đạt hiệu quả cao.

Khí tượng nông nghiệp

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về khí hậu nông nghiệp.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về khí hậu, thời tiết và sự tác động qua lại của chúng đối với cây trồng, vật nuôi.

Sau khi học xong học phần này người học có thể đánh giá được tài nguyên khí hậu của các vùng sản xuất và vận dụng vào sản xuất nông nghiệp theo hướng có lợi nhất.

Cơ khí nông nghiệp

Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về các loại máy dùng để thực hiện các khâu canh tác trong sản xuất trồng trọt.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cần thiết để xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kỹ thuật các khâu canh tác bằng máy.

Sau khi học xong học phần này người học xây dựng được các quy trình kỹ thuật cơ giới hóa cho các khâu canh tác cơ bản như làm đất, gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng.

Thủy nông

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản của việc tưới tiêu nước cho cây trồng.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về tưới tiêu nước cho cây trồng, các biện pháp điều tiết nước cho cây và vận dụng tưới tiêu cho một số cây trồng chủ yếu nhằm tăng năng suất cây trồng và sử dụng đất một cách hợp lý.

Sau khi học xong học phần này người học vận dụng vào việc thực hiện tưới tiêu nước từng loại cây trồng cụ thể đạt hiệu quả cao.

Sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản và sự phát triển của hệ sinh thái.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về sinh thái học, về mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ sinh thái.

Sau khi học xong học phần này người học vận dụng vào việc điều chỉnh hướng phát triển phù hợp với từng điều kiện cụ thể và đặc thù của từng vùng nhằm đảm bảo phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Tổ chức quản lý sản xuất

Học phần này giới thiệu cơ sở khoa học về tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp.

Nội dung học phần gồm những nội dung, phương pháp cơ bản trong tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp nông nghiệp; Cơ sở khoa học về tổ chức quản lý, lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, tổ chức và sử dụng các yếu tố sản xuất trong kinh doanh ngành trồng trọt.

Sau khi học xong học phần này người học được hình thành kỹ năng tổ chức quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp.

Cây lương thực

Học phần này giới thiệu kỹ thuật thâm canh các loại cây lương thực chủ yếu như: lúa, ngô, khoai, sắn.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh trưởng và phát triển, yêu cầu sinh thái và kỹ thuật trồng một số cây lương thực.

Sau khi học xong học phần này người học có thể tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình sản xuất cho một số loại cây lương thực chính trong vùng.

Cây công nghiệp

Học phần này giới thiệu đặc điểm chung của một số loại cây công nghiệp.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về đặc tính sinh vật học của cây công nghiệp cũng như hệ thống các biện pháp kỹ thuật về trồng cây công nghiệp (giống, vườn ươm, trồng, chăm sóc và thu hoạch).

Sau khi học xong học phần này người học có thể tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình sản xuất cho một số loại cây lương thực chính trong vùng.

Cây ăn quả

Học phần này giới thiệu đặc điểm chung của một số loại cây lâu năm có quả ăn được.

Nội dung học phần gồm những kiến thức về thiết kế và xây dựng vườn cây ăn quả, nhân giống và cách làm vườn ươm cây ăn quả, đặc tính sinh vật học và yêu cầu các điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi, cây vải, cây nhãn, cây hồng, cây xoài, cây dứa và điều tra tình hình sâu bệnh hại trên một số loại cây ăn quả chính.

Sau khi học xong học phần này người học có thể tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình sản xuất cho một số loại cây lương thực chính trong vùng.

Cây rau

Học phần này giới thiệu một số vấn đề cần quan tâm trong sản xuất và nghiên cứu về cây rau.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản của nghề trồng rau, quy luật phát triển, đặc điểm sinh học và yêu cầu của cây rau đối với điều kiện ngoại cảnh.

Sau khi học xong học phần này người học có thể dựa trên cơ sở khoa học vận dụng vào điều kiện cụ thể từng vùng sinh thái, từng thời vụ cụ thể để tăng năng suất, phẩm chất cây rau.

Phòng trừ dịch hại

Học phần này giới thiệu những vấn đề cơ bản về phòng trừ dịch hại cây trồng, nguyên tắc và phương hướng phòng ngừa.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ sở khoa học về phòng trừ dịch hại cây trồng: phương hướng và nguyên tắc phòng trừ dịch hại cây trồng. một số cơ sở khoa học và nội dung của các biện pháp phòng trừ dịch hại cây trồng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể vận dụng sáng tạo vào việc thực hiện phòng trừ tổng hợp cho dịch hại cho từng loại cây trồng đạt hiệu quả cao.

Pháp luật chuyên ngành

Học phần này giới thiệu những quy định chung, những điều lệ, thông tư về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật, chế độ xử phạt hành chính trong kinh doanh và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản nhất về pháp lệnh bảo vệ thực vật, pháp lệnh giống cây trồng.

Sau khi học xong học phần này người học có thể làm được trong lĩnh vực quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ thực vật và công tác giống cây trồng.

Chế biến bảo quản sau thu hoạch

Học phần này là học phần tự chọn giới thiệu một số phương pháp chế biến và bảo quản sản phẩm tươi sau thu hoạch.

Nội dung học phần gồm những kiến thức cơ bản về cơ sở sinh học su thu hoạch và kỹ thuật duy trì chất lượng của các sản phẩm tươi trong nghề làm vườn, mối quan hệ giữa quá tình trao đổi chất và mức độ tươi sống của sản phẩm, cơ sở ứng dụng của các công nghệ nhằm duy trì chất lượng và kéo dài tuổi thọ của sản phẩm tươi sống.

Sau khi học xong học phần này người học có thể thực hiện được những khâu cơ bản trong việc chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Cây dược liệu

Học phần này là học phần tự chọn giới thiệu tầm quan trọng và những đặc điểm sinh - hóa học chủ yếu của cây thuốc Việt Nam.

Nội dung học phần gồm một số kiến thức để trồng cây thuốc, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản một số cây thuốc phổ thông.

Sau khi học xong học phần này người học có thể thực hiện được một số khâu quan trọng trong việc gieo trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và bảo quản một số cây thuốc phổ thông.

Dâu tằm

Học phần này là học phần tự chọn giới thiệu mở rộng những kiến thức trong lĩnh vực trồng dâu, nuôi tằm để có thể khai thác tốt hơn điều kiện đất đai, khí hậu, tập quán truyền thống của địa phương góp phần nâng cao thu và hiệu quả kinh tế.

Nội dung học phần gồm một số kiếm thức về đặc tính sinh học, các hoạt động sinh lý cơ bản xảy ra trong cơ thể thực vật làm cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

Sau khi học xong học phần này người học có khả năng chọn đất trồng và chăm sóc dâu. Thực hiện được quy trình kỹ thuật từ khâu xử lý trứng, băng tằm đến nuôi, chăm sóc và phòng bênh, thu hoạch kén tằm.

Thực tập cơ bản

Phân bố vào 3 học kỳ cuối, mỗi học kỳ từ 3 - 4 tuần tuỳ theo điều kiện khách quan.

- Lần 1: Tổ chức cho học sinh thâm nhập vào thực tế sản xuất để tìm hiểu, phần tích về các nội dung: sinh lý thực vật, giống cây trồng, đất và phân bónvà bảo vệ thực vật để biết cách:

+ Chọn giống, nhân giống cây trồng;

+ Phân tích loại đất và phân bón phù hợp với giống cây trồng;

+ Thực hành kỹ năng trồng trọt;

+ Thực tập tại địa bàn sản xuất: đồng ruộng, trang trại.

- Lần 2: Cho học sinh tham gia thực tế tại địa bàn sản xuất để thực hiện hoàn thiện một quy trình thực tế tạo ra sản phẩm mới như:

+ Cây trồng;

+ Gieo giống;

+ Bảo quản;

+ Thành phẩm và tiêu thụ sản phẩm.

Thực tập tốt nghiệp

- Thực hiện những chuyên đề nhỏ như: tổ chức phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, trồng cây, khảo sát các quy trình nhân giống và gieo trồng, các phương pháp bảo vệ thực vật, khảo sát tình trạng bệnh trên một loại cây trồng nào đó.

- Chuyên đề do học sinh tự chọn theo sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên đề thực hiện tại các cơ sở nông nghiệp (đồng ruộng, trang trại) hoặc tại địa phương của người học.

- Sau khi thực tập xong người học phải có một báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nêu được các kết quảđã làm và phân tích các kết quả này theo các yếu tố liên quan. Trình bày được ý nghĩa của chuyên đề trong thực tiễn.

Từ khóa » Trồng Trọt Thuộc Khối Nào