Ngành Xã Hội Học: Học Gì, Học ở đâu, Và Cơ Hội Nghề Nghiệp

  • Tất các các tin du học
  • /
  • Các bài viết du học Bốn phương
  • /
  • Tiêu điểm ngành học Bốn phương
Thông tin du học
  • global image Thông tin du học
Du học nước ngoài: TIÊU ĐIỂM NGÀNH HỌC Ngành Xã hội học: Học gì, học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp Hoang Thanh Phuong 19 Tháng Hai 2024 85.9K Lưu lại xem sau Đã lưu! Xem danh sách đọc nganh xa hoi hoc

Lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ xã hội của con người đang ngày càng được chú trọng. Vì lý do này, ngành xã hội học đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn học sinh, sinh viên trong những năm gần đây bởi tính thiết thực và cơ hội phát triển rộng mở. Vậy xã hội học là ngành gì? Học xã hội học làm nghề gì? Cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu chi tiết về ngành xã hội học trong bài viết dưới đây.

Ngành xã hội học là gì?

Xã hội học (Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Ngành này sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm nhiều phạm trù từ tội phạm đến tôn giáo, từ gia đình đến Nhà nước, từ sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội đến niềm tin chung của một nền văn hóa chung, và từ sự ổn định đến sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội.

Việc tìm ra cơ chế thống nhất của các đối tượng nghiên cứu đa dạng này là mục đích của ngành xã hội học. Xã hội học tìm hiểu về quá trình các hành động và ý thức của con người được hình thành và định hình bởi các cấu trúc văn hóa, xã hội xung quanh.

Ngành xã hội học học gì?

Mục tiêu của xã hội học là phân tích và khám phá hành vi, ý thức và mối quan hệ con người trong các xã hội khác nhau dựa trên quan điểm phổ quát toàn cầu. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức sâu rộng về các vấn đề xã hội, kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người và trang bị năng lực tư vấn, xây dựng các chính sách xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Khung chương trình đào tạo của ngành xã hội học thường bao gồm 4 năm. Năm đầu tiên thường là phần giới thiệu về xã hội học đại cương cùng các vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị nhằm tạo cơ hội cho sinh viên khám phá các khía cạnh xã hội học mà họ quan tâm nhất. Sự phân chia lĩnh vực sẽ trở nên chuyên biệt hơn trong năm thứ 2 và thứ 3, phân nhánh trên nhiều chủ đề khác nhau, bao gồm bình đẳng giới, chủng tộc, văn hóa, chính trị,... Trong năm cuối, sinh viên chủ yếu tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức, kỹ năng nghiên cứu đã học được trong toàn bộ quá trình học tập.

Dưới đây một số môn học nổi bật trong chương trình đào tạo của ngành xã hội học:

  • Hành vi con người và môi trường xã hội

  • Lịch sử văn minh thế giới

  • Tâm lý học xã hội

  • Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội

  • Phương pháp nghiên cứu xã hội học

  • Xã hội học giới

  • Xã hội học môi trường

  • Xã hội học văn hóa

  • Xã hội học giáo dục

Bạn có phù hợp với ngành xã hội học?

Nếu bạn có hứng thú với những lĩnh vực của ngành xã hội học nhưng lại phân vân liệu bản thân có phù hợp với ngành học này hay không thì hãy cùng tìm hiểu những yêu cầu cần thiết để theo đuổi ngành học này nhé.

Sự tò mò và quan tâm đến xã hội

Xã hội học chắc chắn không dành cho những ai thờ ơ với các vấn đề xã hội. Để hiểu và lan tỏa ảnh hưởng đến xã hội, bạn cần có sự quan tâm đặc biệt và liên tục đối với con người, cũng như dành thời gian tham gia vào nhiều hoạt động xã hội khác nhau. Điều này giúp các sinh viên ngành xã hội học duy trì sự tò mò, dẫn đến việc đặt ra nhiều câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu

Sinh viên ngành xã hội học cần dành nhiều thời gian để quan sát và thu thập thông tin, dữ liệu trong suốt quá trình học tập. Điều này đòi hỏi khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu một cách kiên trì, bền bỉ liên tục.

Khả năng thấu hiểu người khác

Trí thông minh cảm xúc là khả năng xác định, diễn giải chính xác và phản ứng thích hợp với những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của người khác. Nếu muốn theo đuổi lĩnh vực xã hội học, bạn nhất thiết cần có yếu tố này. Bạn phải có khả năng đánh giá các khía cạnh khác nhau của xã hội ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm, tinh thần và thể chất của con người.

Học ngành xã hội học ở đâu?

Có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành xã hội học ở trong lẫn ngoài nước. Tại Việt Nam, sinh viên muốn theo học ngành xã hội học có thể tham khảo một số trường đại học tiêu biểu như Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM, Đại học Mở TP HCM, Đại học Khoa học Huế.

Nếu bạn mong muốn du học ngành xã hội học, tham khảo danh sách một số hàng đầu trên thế giới dưới đây:

  • Du học ngành Xã hội học ở Mỹ: Hoa Kỳ là quốc gia nổi tiếng với rất trường trường đại học và cao đẳng danh tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, việc có nhiều chương trình học ngành xã hội học tốt trên khắp nước Mỹ có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn một điểm đến hoàn hảo. Hãy cân nhắc một số lựa chọn như Duke University, University of Virginia, University of Florida,...

  • Du học ngành Xã hội học ở Úc: Chương trình đào tạo ngành xã hội học tại các trường đại học như Griffith University, Murdoch University, University of South Australia,... sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực tiễn cần thiết để theo đuổi sự nghiệp trong cộng đồng và khu vực công.

  • Du học ngành Xã hội học ở New Zealand: Chất lượng giáo dục tại New Zealand đã được khẳng định qua các bài kiểm tra quốc tế, cho thấy sinh viên New Zealand nằm trong top 10 về thành tích học tập thành công trên toàn thế giới. Học phí tại đây tương đối phải chăng và các trường đại học địa phương được xếp vào danh sách những trường tốt nhất trên thế giới. Một cái tên đi đầu trong đào tạo sinh viên xã hội học bao gồm University of Auckland, University of Canterbury, Victoria University of Wellington,...

Sinh viên ngành xã hội học ra làm gì?

Cử nhân ngành xã hội học có thể làm việc ở đa dạng các vị trí và lĩnh vực. Sau đây là những công việc mà sinh viên ngành xã hội học có thể đảm nhận sau khi ra trường

Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội. Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.

Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và nhân chủng học, sinh viên ngành xã hội học có thể trở thành các chuyên gia xã hội học làm việc trong các tổ chức chính phủ. Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.

Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu

Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xã hội học là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.

Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông

Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

Triển vọng nghề nghiệp và mức lương trung bình ngành xã hội học

Triển vọng nghề nghiệp đối với sinh viên xã hội học sẽ khác nhau tùy thuộc vào chức danh và vị trí công việc cụ thể. Theo Cục Thống kê Lao động (BLS), ​​mức tăng trưởng việc làm đối với vị trí nhà xã hội học từ năm 2019 - 2029 có thể đạt mức 4%. BLS cũng dự kiến mức ​​tăng trưởng việc làm 6% cho các nhà khoa học chính trị và tăng trưởng việc làm 9% cho vị trí giáo sư trong giai đoạn này.

Mức lương trung bình hàng năm cho công việc liên quan đến ngành xã hội học ở Hoa Kỳ là 59.361 USD/năm. Theo BLS, nhà khoa học chính trị là một trong những vị trí được trả lương cao nhất cho sinh viên tốt nghiệp bằng xã hội học, trung bình hàng năm là 122.220 USD.

Gợi ý giúp bạn

  • Có các khóa học tương tự tại 354 trường
IDP LIÊN HỆ TƯ VẤN FastLaneGet an Instant Offer from top institutions

We have found 8 Applied and Pure Sciences courses from 6 institutions in Australia, Canada, United Kingdom where you can get an instant 'Offer in Principle'. Check if you qualify!

View FastLane courses IDP

Không thể bỏ lỡ

article Img

Học Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì?

Trong thời buổi toàn cầu hóa, Tiếng Anh cần thiết trong mọi ngành nghề trên khắp thế giới. Với tấm bằng ngôn ngữ Anh, ngoài việc trở thành giáo viên ngoại ngữ hay phiên dịch/ biên dịch viên, còn nhiều cơ hội việc làm ngôn ngữ Anh mà bạn có thể lựa chọn. Tìm hiểu ngay cùng Hotcourses Vietnam xem học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì nhé! > Ngành Ngôn ngữ Anh: Mọi điều bạn cần biết > Vì sao bạn nên theo học ngành Ngôn ngữ

30.4K article Img

Sự khác biệt giữa bằng B.A. và B.S.

B.A. – Bachelor of Arts (Cử nhân Nghệ thuật) và B.S. – Bachelor of Science (Cử nhân Khoa học) là hai từ viết tắt chỉ hai loại bằng cấp bậc Đại học ở Mỹ. Khi tìm kiếm các chương trình học bậc Đại học, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn về các từ viết tắt khác nhau được sử dụng trong tên gọi của các chương trình này. Nhưng một khi bạn hiểu nghĩa của những cụm từ này và sự khác biệt của chúng, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn về lựa chọn của mình. Cùng Hotcourses Vietnam

25.8K article Img

Văn Nghị luận (Argument Paper): Cấu trúc bài đúng chuẩn

Bài văn Nghị luận (Argument Paper) là loại bài tập phổ biến nhất bậc Đại học, cho phép sinh viên thể hiện khả năng suy nghĩ logic và tư duy phản biện. Từ đó, giúp Giáo sư có cái nhìn khách quan và đánh giá được khả năng học thuật của sinh viên. Vậy cấu trúc và cách viết một bài văn Nghị luận ở bậc Đại học có những điểm gì cần chú ý? Cùng Hotcourses Vietnam khám phá ngay nào! > Cách làm bài tiểu luận đúng chuẩn: Dạng bài

10.6K article Img

Truyền thông và Marketing khác gì nhau?

Marketing thường được dịch là “Tiếp thị” còn Communications là “Truyền thông” nhưng thực tế thì hai khái niệm này vẫn còn nhiều nhập nhằng mà không phải ai cũng phân biệt được. Truyền thông và Marketing khác gì nhau? Hotcourses Vietnam sẽ giải thích cặn kẽ trong bài viết dưới đây để bạn tham khảo trước khi chính thức lựa chọn ngành học tương lai cho mình. > Ngành Marketing: Học gì, học ở đâu và triển vọng nghề nghiệp

7.2K Bạn muốn du học? LIÊN HỆ TƯ VẤN Close

Tư vấn du học

  • email_request LIÊN HỆ TƯ VẤN
  • couru-img Chat với E-bot
enq-img Tư vấn du học

Từ khóa » Hiểu Biết Về Xã Hội Học