Ngày 26/3 Là Ngày Gì? Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Các Hoạt Động Phổ Biến
Tháng 3 là tháng Thanh niên Việt Nam, là tháng của màu áo xanh tình nguyện. Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp cho đất nước tạo nên được một thế hệ thanh niên ưu tú, tài giỏi. Và ngày 26/3 là một ngày trọng đại đối với thanh niên nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của ngày 26/3, May In Thêu Hải Triều sẽ trả lời cho các bạn biết về ngày 26/3 là ngày gì? Cũng như các hoạt động phổ biến được tổ chức để chào mừng ngày 26/3 lịch sử.
- Ý nghĩa, lịch sử ra đời Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- [Vector Logo] Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh
- I. Ngày 26/3 là ngày gì?
- 1. 26 tháng 3 là ngày gì?
- 2. Làm thế nào để được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- 3. Lịch sử ngày 26/3
- 4. Ý nghĩa ngày 26/3
- II. Các hoạt động phổ biến chào mừng ngày 26/3
- 1. Lễ kết nạp Đoàn viên mới
- a. Mục đích của hoạt động
- b. Điều kiện để kết nạp Đoàn viên mới
- b. Thủ tục kết nạp Đoàn viên mới
- c. Chương trình lễ kết nạp Đoàn viên
- 2. Tổ chức hội trại
- 3. Tổ chức hội thi Đoàn viên thanh lịch
- 4. Tổ chức liên hoan văn nghệ
- 5. Hiến máu nhân đạo
- 6. Tổ chức phong trào thi đua giờ học tốt, tuần học tốt
- Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ
- Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam
- Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy
- In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)
- Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay
- In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt
- 1. Lễ kết nạp Đoàn viên mới
I. Ngày 26/3 là ngày gì?
1. 26 tháng 3 là ngày gì?
Ngày 26/3 đối với các nước khác thì đó là một ngày bình thường, tuy nhiên với Việt Nam thì đó là một ngày mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng, là mốc đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng cách mạng Thanh niên VIệt Nam. Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là một tổ chức chính trị – xã hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập. đồng thời là lực lượng nồng cốt của Đảng Cộng sản Việt Nam. 26/3 còn là ngày mà các bạn đội viên chính thức được kết nạp để trở thành một Đoàn viên Thanh niên.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức của các Đoàn viên thanh niên ưu tú, luôn hành động và làm việc theo lý tưởng cách mạng, lý tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo quy định tại mục I, hướng dẫn 22 HD/TWTN năm 2013, thì quy định để kết nạp Đoàn viên phải đảm bảo về độ tuổi và trình độ học vấn. Để trở thành một Đoàn viên, thì Thanh niên phải từ 15 tuổi trở lên, không quá 30 tuổi. Và người muốn kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải có trình độ tối thiểu là tiểu học.
Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp ngoại lệ. Với những thanh niên có hoàn cảnh khó khăn, ở vùng sâu vùng xa hay có một số vấn đề về gia đình thì sẽ có cách xét duyệt linh hoạt hơn.
2. Làm thế nào để được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Để trở thành một Đoàn viên, ngoài việc học tập, các bạn còn phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Việc tu dưỡng phải được thực hiện theo tiêu chí đã được đặt ra cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vậy nên, để được xướng tên trong đội ngũ Đoàn Thanh niên, cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Phải là một công dân tốt, luôn thực hiện đúng theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, phải luôn hành động, và tham gia vào những hoạt động để góp phần bảo vệ đất nước.
- Không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi.
- Tham gia lao động, hoạt động kinh tế để làm giàu cho bản thân và gia đình, từ đó góp một phần nhỏ của mình cho sự phát triển của xã hội, của đất nước.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, không được làm theo lời xúi giục gây ảnh hưởng đến chính trị của quốc gia.
- Luôn là tấm gương tốt để thế hệ sau noi theo.
- Đáp ứng được năm tiêu chí rèn luyện:
- Yêu chế độ Xã hội chủ nghĩa, có lòng yêu nước.
- Tuân thủ pháp luật.
- Đoàn kết.
- Có đầy đủ sức khỏe và trí tuệ.
- Luôn tự tin và có đủ bản lĩnh.
- Đáp ứng được các tiêu chí về hành động:
- Luôn giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Quáng bá hình ảnh, văn hóa truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam đến với các bạn bè năm châu.
- Luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao phó.
- Chung tay phòng chống tệ nạn xã hội.
- Góp tiếng nói của mình vào công cuộc bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh.
- Chấp hành đúng pháp luật.
- Phấn đấu và không ngừng nâng cao về trình độ chuyên môn.
- Nâng cao sức khỏe để có một lối sống lành mạnh.
3. Lịch sử ngày 26/3
Để tạo ra được một ngày 26/3 lịch sử, đất nước ta đã cùng nhau vượt qua rất nhiều chông gai và thử thách, không ngừng chiến đấu để xây dựng một tổ chức hùng mạnh. Để có cái tên Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, tổ chức đã có một quá trình hình thành và xây dựng không ngừng nghỉ. Đó là vào khoảng thời gian năm 1931, khi mà có rất nhiều nhóm thanh niên, hay tổ chức Đoàn cơ sở ở mọi miền đất nước, cùng nhau đứng lên để chỉ huy các phong trào thanh niên yêu nước, cứu quốc.
Chính vào thời điểm này, Hội nghị Trung ương Đảng đã họp bàn và đưa ra việc cần thiết phải có một tổ chức để chỉ huy, cũng như để tập họp các nhóm thanh niên yêu nước lại với nhau. Cuộc họp với nội dung chính là “tổ chức ra Thanh niên Cộng sản Đoàn, là nhiệm vụ để thâu phục một bộ phận quan trọng của vô sản giai cấp, là một vấn đề cần thiết mà Đảng phải giải quyết”. Vậy nên, ban đầu Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã ra đời.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn và Nam bộ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã phát triển mạnh hơn từ năm 1931 cho đến năm 1935. Năm 1936, một tổ chức thanh niên khác hoạt động công khai trên cơ cở Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, có tên là Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Tuy nhiên, khi bị chính quyền thực dân đàn áp, nên năm 1939, Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.
Năm 1940, Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương đã được Trung ương Đảng thành lập, nhằm tổ chức quần chúng để đấu tranh chống đế quốc. Tổ chức sau đó đã tham gia hai cuộc khởi nghĩa đó là cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, và cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
Năm 1948, Ban Thường vụ Trung Ương đã đưa ra chỉ thị “Về việc củng cố Thanh niên Cứu quốc, phát triển Đoàn thanh niên Việt Nam để thống nhất Mặt trận thanh niên”. Vậy nên vào tháng 6 năm 1949, Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam đã được thành lập. Tháng 9, năm 1955, tổ chức lại được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam.
Sau khi được Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như Bác Hồ cho phép, đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. Và từ đó ngày 26/3 trở thành ngày truyền thống của Đoàn Thanh niên Việt Nam.
Như vậy, từ năm 1931 cho đến nay, tổ chức Đoàn Thanh niên đã trải qua 6 lần đổi tên với 7 tên gọi:
- Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương: Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của Đảng và toàn dân là đấu tranh nhằm chống lại bọn thuộc địa tay sai, và quân phản động. Giúp đất nước đòi quyền tự do, quyền dân chủ. Theo đó, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp, và đưa ra quyết định đổi tên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương, thành Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương. Tuy nhiên, Đoàn Thanh niên đã tạm dừng hoạt động vào năm 1939, vì thực dân Pháp đã bắt đầu đàn áp và khủng bố.
- Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương: Cuối năm 1939, thực hiện mục tiêu đánh đổ đế quốc Pháp. Vậy nên, để tăng thêm sức mạnh, cũng như sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, Mặt trận Thống nhất Dân tộc Phản đế Đông dương đã được thành lập. Theo đó, Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương cũng sẽ được đổi tên thành Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương. Tổ chức thanh niên đã xây dựng được cơ sở ở rất nhiều nơi như trường học, nhà máy, nông thôn. Năm 1940, Đoàn Thanh niên Phản đế Đông Dương, đã tham gia cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, và cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ..
- Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam: Đây là tổ chức Đoàn hoạt động trong giai đoạn 1940 – 1956. Trong giai đoạn này, đất nước ta tập trung đến mục đích chính là cứu quốc, nên Hội nghị Trung ương Đảng đã thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh, và Đoàn Thanh niên Việt Nam cũng đã được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam. Đoàn Thanh niên trong thời kỳ này đã đóng góp một công lao to lớn, để đất nước hoàn thành nhiệm vụ mục tiêu cách mạng tháng tám, hy sinh xương máu để giành lấy chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ năm 1954.
- Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam: Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc, Đảng ta là Đảng Lao động Việt Nam, vậy nên Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam. Với cái tên này, Bộ chính trị Trung ương Đảng hy vọng rằng sẽ giúp cho Thanh niên ngày càng gắn bó hơn với Đảng và Nhà nước.
- Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh: Năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã qua đời. Để thực hiện di chúc thiêng liêng của Bác, cũng như để tưởng nhớ đến người đã có công trong việc tổ chức và thành lập nên Đoàn Thanh niên. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra quyết định cho các tổ chức đều được mang tên Bác. Trong đó có Đoàn thanh niên Lao Động Việt Nam. Kể từ đó Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí MInh.
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Sau khi đất nước ta đã giành chiến thắng vào năm 1975, Đại hội lần thứ IV của Đảng đã quyết định đổi Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kéo theo đó Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam cũng đã được đổi tên thành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Mục tiêu chính của tổ chức trong giai đoạn này là phải được xây dựng, và củng cố vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xứng đáng là trường học CSCN của lớp người trẻ tuổi, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng.
4. Ý nghĩa ngày 26/3
Trải qua hơn 90 năm phát triển và trưởng thành. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và ngày thanh niên 26/3 đã mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn. Là một trong những tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong cả thời chiến và thời bình. Ngay từ khi mới ra đời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy được vai trò xung kích, sẵn sàng chiến đấu để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng. Cao trào nhất chính là cuộc đấu tranh vào những năm 1930 – 1931.
Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8, năm 1945, Đoàn Thanh niên đã khích lệ, tuyên truyền để tuổi trẻ cả nước góp phần vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa. Đoàn Thanh niên đã trở thành lực lượng xung kích cách mạng, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng quân và dân Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, đã có rất nhiều Đoàn Thanh niên ưu tú như: Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn, đã hy sinh xương máu của mình, để đối lấy sự bình yên và bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống giặc, nhiều thế hệ trẻ đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Cùng với các tổ chức khác, tổ chức Đoàn Thanh niên đã làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Không chỉ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chiến tranh tàn khóc, mà Đoàn TNCS Hồ Chí Mính đến nay vẫn luôn tự rèn luyện và phát huy được những truyền thống tốt đẹp, của thế hệ thanh niên đi trước. Đó là xây dựng được một thế hệ thanh niên yêu nước, sẵn sàng xung phong trong mọi mặt trận khi đất nước cần đến.
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đây là câu nói như đã đi vào lịch sử của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đúng như vậy, không chỉ là trên chiến trường, thanh niên luôn sẵn lòng với người dân trong mọi gian nan. Bão lụt, dịch bệnh, hiến máu nhân đạo, đâu đâu ta cũng thấy một màu áo xanh tình nguyện, luôn gắn bó với bà con để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
Không những vậy, tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn sống có lý tưởng, đào tạo năng lực, có ý thức chấp hành luật pháp, sống có đạo đức, rèn luyện sức khỏe để luôn là tấm gương cho những thế hệ sau noi theo, trở thành những con người có ích cho xã hội. Và đặc biệt luôn phát huy được tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát huy vai trò là những đội dự bị đáng tin cậy nhất của ĐCS Việt Nam. Là nơi học tập tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh còn thể hiện được trách nhiệm phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Và là lực lượng nòng cốt chính trị trong phong trào thanh niên Việt Nam.
Gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử hào hùng của thế hệ Thanh niên đi trước, Thanh niên tuổi trẻ ngày nay luôn cố gắng học tập, rèn luyện tư tưởng chính trị, và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trở thành một tổ chức nồng cốt, tiên phong của toàn Dân tộc.
Một số mẫu áo đồng phục Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đẹp T12/2024
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục CDTN Mùa Hè Xanh – UPES, Quận 5
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Chiến dịch Tình Nguyện Mùa Hè Xanh 2018 – Đại học Kinh Tế TP HCM
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Mùa Hè Xanh 2022 – Đại học Công Nghệ Thông Tin ĐHQG TP HCM
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Mùa Hè Xanh – Học Viện Hàng Không Việt Nam
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Chiến dịch Tình Nguyện Sinh Viên Kinh Tế 2022 – Đại học Kinh Tế TP HCM
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục CDTN Kỳ Nghỉ Hồng – EVNHCMC, Quận 1
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Chiến dịch Mùa Hè Xanh – Đại Học Tây Đô, TP.Cần Thơ
Đồng Phục Mùa Hè Xanh
Đồng phục Chiến dịch Tình Nguyện Mùa Hè Xanh 2014 – Đại học Ngoại Ngữ Tin Học TP HCM
Xem thêm mẫu áo khácII. Các hoạt động phổ biến chào mừng ngày 26/3
1. Lễ kết nạp Đoàn viên mới
a. Mục đích của hoạt động
26/3 là ngày lịch sử của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, nên vào đúng ngày này cũng sẽ thực hiện lễ kết nạp cho những Đoàn viên mới, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị, xã hội theo lứa tuổi, do đó kết nạp đoàn viên mới là một quy luật tất yếu trong công tác xây dựng Đoàn. Việc kết nạp Đoàn viên mới hàng năm nhằm tập hợp nhiều thanh niên hơn vào tổ chức để giáo dục, bồi dưỡng. Không chỉ có số lượng, chất lượng của tổ chức cũng rất quan trọng, vậy nên không phải thanh niên nào cũng đủ điều kiện để kết nạp.
b. Điều kiện để kết nạp Đoàn viên mới
Là Thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ 16 đến 30. Luôn tham gia rèn luyện, tu dưỡng và tích cực học tập, lao đông. Đã tham gia học lớp cảm Đoàn, kết nạp trên tinh thần tự nguyện và tán thành với điều lệ của Đoàn. Bên cạnh đó, người kết nạp cần có lý lịch rõ ràng, trong sạch.
b. Thủ tục kết nạp Đoàn viên mới
- Thủ tục để kết nạp Đoàn viên mới bao gồm:
- Đơn tự nguyện xin vào Đoàn.
- Lý lịch bản thân.
- Được Đoàn viên có thời gian công tác tối thiểu là 3 tháng giới thiệu.
- Đơn vị giới thiệu người vào Đoàn:
- Là tập thể chi đội, nếu người kết nạp là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Là tập thể chi hội giới thiệu, nếu người kết nạp là hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam.
c. Chương trình lễ kết nạp Đoàn viên
1. Văn nghệ đầu giờ.
2. Chào cờ, hát quốc ca, Đoàn ca, phút tưởng niệm.
3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
4. Bí thư (Phó bí thư) chi đoàn báo cáo việc xét kết nạp đoàn viên mới. Nêu ngắn gọn về quá trình rèn luyện phấn đấu, những ưu điểm và hạn chế cơ bản của người được kết nạp.
5. Đọc Nghị quyết chuẩn y kết nạp, quyết định trao thẻ Đoàn của Đoàn cấp trên.
6. Đại diện Đoàn cấp trên, hoặc Bí thư chi đoàn trao quyết định, thẻ Đoàn và gắn huy hiệu cho Đoàn viên mới.
7. Đoàn viên mới đọc lời hứa: “Được vinh dự trở thành Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trước cờ Tổ quốc, cờ Đoàn, trước chân dung của Bác Hồ vĩ đại, trước toàn thể các đồng chí đại biểu và đoàn viên trong chi đoàn, tôi xin hứa:
-
- Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ. Tích cực học tập, lao động, rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu chấp hành và vận động thanh, thiếu nhi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đoàn và các Nghị quyết của Đoàn, sinh hoạt Đoàn và đóng đoàn phí đúng quy định.
- Liên hệ mật thiết với thanh niên, tích cực xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giúp đỡ thanh niên và đội viên trở thành đoàn viên.: “Xin hứa!”
8. Người giới thiệu thanh niên vào Đoàn phát biểu hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên mới.
9. Đại diện Đoàn cấp trên phát biểu.
10. Chào cờ bế mạc.
2. Tổ chức hội trại
Hội trại là nơi mà thanh niên có thể thể hiện được sự sáng tạo, cần cù, chịu khó. Mục đích của hoạt động chính là giúp Đoàn viên Thanh niên có thể rèn luyện được kỹ năng sống, kỷ năng làm việc nhóm, và phát huy được tinh thần đoàn kết đồng đội. Bên cạnh đó, đây còn là hoạt động giúp Thanh niên có được một quảng thời gian vui chơi bổ ích, tăng cường thể lực, sức khỏe.
Để tổ chức hội trại chuyên nghiệp, ban tổ chức sẽ đưa ra chủ đề, nhằm quy định về số lượng, quy mô, chất lượng, và thời gian để hoàn thành. Các chủ đề chủ yếu thường áp dụng là: Địa danh, tên các anh hùng dân tộc,… Việc chấm trại sẽ được phân bổ thành nhiều hạng mục khác nhau như: Cổng trại, trang trí trại, các trò chơi. Mỗi phần sẽ có một giải thưởng riêng, và sau đó sẽ cộng tổng tất cả các phần lại để đưa ra số điểm tổng cuối cùng.
Và các trò chơi được tổ chức trong hội trại thường là trò chơi dân gian, truyền thống, điển hình như: Kéo co, chạy tiếp sức, chuyền bóng bằng lưng,… để gắn kết tất cả mọi người lại với nhau, thể hiện được tinh thần đoàn kết của Đoàn viên Thanh niên, mọi người sẽ cùng nhau tụ họp, xếp thành một vòng tròn lớn, vui chơi và ca hát quanh đống lửa.
3. Tổ chức hội thi Đoàn viên thanh lịch
Đây là hoạt động nhằm tôn vinh những cái đẹp về đạo đức, tinh thần, học tập mà Đoàn viên thanh niên đã nổ lực và phấn đấu trong thời gian vừa qua. Tại cuộc thi, Đoàn viên được trình diễn những chiếc áo xanh truyền thống, được thể hiện tài năng cũng như cách ứng xử trước những tình huống khó mà ban tổ chức đã đưa ra.
Cuộc thi giúp Đoàn viên củng cố được nhiều kiến thức về điều lệ Đoàn, giúp mọi người xung quanh biết nhiều hơn về công tác Đoàn, và vai trò của Đoàn Thanh niên trong cuộc sống hiện nay. Cuộc thi Đoàn viên thanh lịch được tổ chức rộng khắp mọi nơi như: Các trường PTTH, trường Đại học, các cơ sở Đoàn phường, Thành Phố… Mặc dù mỗi cuộc thi sẽ có những cách thức và quy định riêng, nhưng mục đích chính vẫn là tạo ra một sân chơi bổ ích cho các Đoàn viên Thanh niên.
4. Tổ chức liên hoan văn nghệ
Đây là một hoạt động được tổ chức rất phổ biến vào ngày Thanh niên 26/3. Với những lời ca, tiếng hát, hoạt động thể hiện được sự tự hào cũng như ca ngợi về tổ chức Đoàn Thanh niên. Các bài hát về Đoàn được mọi người thể hiện qua những tiết mục đơn ca, song ca, hát múa hay tốp ca, thậm chí là các vở kịch ngắn.
Bên cạnh đó, hoạt động còn là nơi giao lưu, và gắn kết tinh thần tập thể của Đoàn viên. là nơi những Đoàn viên thể hiện được tài năng về âm nhạc, vũ đạo của mình. Thông qua hoạt động này, giúp các bạn Đoàn viên tự tin hơn, có nhiều kinh nghiệm trình diễn trên sân khấu, và có bản lĩnh hơn khi đứng trước đám đông.
Liên hoan văn nghệ có thể được tổ chức theo nhiều quy mô khác nhau. Có thể tổ chức tại trường học, tại các Đoàn cơ sở hay là sự thi đấu giữa các Thành Đoàn với nhau. Mỗi chương trình đều mang lại một ý nghĩa riêng, tuy nhiên nó đã tạo ra một sân chơi bổ ích, náo nhiệt cho Đoàn viên Thanh niên Việt Nam.
5. Hiến máu nhân đạo
Hiến máu nhân đạo là một hành động nghĩa cử cao đẹp, không chỉ riêng với Thanh niên mà đó là hoạt động chung của toàn xã hội. Vậy nên, vào tháng 3 mỗi năm, nhiều tổ chức sẽ thực hiện hoạt động hiến máu nhân đạo, thể hiện được tính nhân văn của con người Việt Nam.
Hoạt động được đưa ra, nhằm kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người đối với những hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt, việc hiến máu nhân đạo sẽ giúp các Đoàn viên nhận thấy được tầm quan trọng của công việc, từ đó tuyên truyền và lan rộng hoạt động tích cực này đến với nhiều người hơn. “Một giọt máu cho đi – Một cuộc đời ở lại”, qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của hoạt động được xã hội quan tâm như thế nào.
Tuy nhiên, hoạt động hiến máu nhân đạo phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc. Phải tiến hành xét nghiệm, nhằm kiểm tra nguồn máu của bản thân có gây hại sức khẻo cho người khác không. Việc hiến máu không làm hại cho cơ thể, sau một thời gian lượng máu sẽ được tuần hoàn và sản sinh trở lại. Vậy nên, hoạt động luôn được tổ chức để cứu giúp những mảnh đời hoàn cảnh, khó khăn.
6. Tổ chức phong trào thi đua giờ học tốt, tuần học tốt
Với hoạt động này, từng cá nhân phải thật sự nổ lực để tạo nên một tập thể vững mạnh. Phải biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ gìn kỹ cương, luôn đi học đúng giờ, đạt nhiều điểm tốt, có nhiều giờ học tốt để cùng nhau thi đua và lập thành tích. Thông thường, hoạt động sẽ được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3, và kết thúc vào cuối tháng. Kết quả khen thưởng sẽ là kết quả đạt được trong 4 tuần học tập và phấn đấu.
Tiêu chí đánh giá dựa trên kết quả các giờ học thể hiện trong sổ đầu bài, điểm chấm của sao đỏ (tuân thủ đúng đồng phục, đi học đúng giờ, giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ,…) Hoạt động đưa ra nhằm giúp cho toàn bộ giáo viên và học sinh, phải cùng nhau có sự đồng lòng, có sự quyết tâm và tinh thần đoàn kết thì mới có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Xem thêm:
- Logo các Đoàn thể – Chiến dịch thanh niên tình nguyện
- Ý nghĩa sự ra đời của ngày Công tác xã hội Việt Nam 25/03
- 21+ trò chơi team building trong nhà vui nhộn, gắn kết nhất
Có rất nhiều các hoạt động để chào mừng ngày thanh niên 26/3, tuy nhiên mục tiêu chung của tất cả các hoạt động đều là tạo ra một sân chơi thú vị cho thanh niên. Cũng như giúp thanh niên thể hiện được khả năng, bản lĩnh của chính mình. Sự ra đời của ngày 26/3 hay sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mang lại một ý nghĩa rất to lớn đối với Thanh niên Việt Nam. Tổ chức đã hình thành nên các tầng lớp thanh niên ưu tú, góp phần xây dựng một đất nước giàu mạnh, văn minh.
Có thể bạn quan tâm:
Giỗ Tổ nghề xây dựng (20/12 Âm lịch) – Nguồn gốc, lễ vật & văn khấn cúng Tổ
Bất kỳ một ngành nghề nào cũng có nguồn gốc, tông chi và có một [...]
3 Bình luận
06 Th10Logo các trường Đại Học, Cao Đẳng, Học Viện tại Việt Nam
Đồng Phục Hải Triều xin chia sẻ bộ sưu tập các mẫu Logo (biểu tượng) [...]
5 Bình luận
22 Th9Những hành vi bị cấm trong hoạt động in ấn, photocopy
Như chúng ta đã biết, để tạo ra các bản sao giấy tờ, rất cần [...]
7 Bình luận
09 Th8In lụa là gì? Từ A-Z về phương pháp, quy trình in lụa (in lưới)
Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật in ấn được ra đời, nhưng in lụa [...]
12 Bình luận
07 Th8Các loại mực in lụa phổ biến, thường dùng trong sản xuất hiện nay
In lụa hiện nay đang là một phương pháp in được sử dụng khá phổ [...]
10 Bình luận
07 Th8In chuyển nhiệt là gì? Giải đáp A-Z về công nghệ in chuyển nhiệt
Bạn đã bao giờ nghe về kỹ thuật in chuyển nhiệt chưa. Có thể bạn [...]
8 Bình luận
07 Th8Từ khóa » Sự Ra đời Và ý Nghĩa Của Ngày 26/3
-
Ý Nghĩa, Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
-
Ý Nghĩa, Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
-
Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn 26-3
-
Ngày 26/3 Là Ngày Gì? Lịch Sử, ý Nghĩa Và Hoạt động Phổ Biến
-
26-3 Là Ngày Gì? - Lịch Sử Ra đời Ngày 26-3
-
Ý NGHĨA, LỊCH SỬ RA ĐỜI NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ ...
-
Ý Nghĩa, Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn 26-3 - Thủ Thuật
-
Lịch Sử, ý Nghĩa Của Ngày Thành Lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ ...
-
26/3 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa, Lịch Sử Ngày 26 Tháng 3 Là Gì?
-
26/3 Là Ngày Gì? Lịch Sử Ra đời Ngày 26-3 Và Các Lần đổi Tên
-
Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3
-
Ngày 26-3-1931: Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được ...
-
Nhận Xét 26/3 Là Ngày Gì? Nguồn Gốc Ra đời Và ý Nghĩa Lịch Sử Ngày ...
-
Lịch Sử Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh - Thành đoàn Đà Nẵng
-
Ý Nghĩa Ngày Thành Lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3
-
Ngày 26/3 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Ra đời Của Ngày 26/3
-
Ngày 26/3 Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh được Thành Lập
-
Ý Nghĩa Và Lịch Sử Ra đời Ngày Thành Lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ...
-
26/3 Là Ngày Gì? Lịch Sử Ra Đời Ngày 26 Nguồn Gốc Ra Đời Và Ý ...