Nghệ Sĩ Trung Nghĩa: “Sự Sống Vẫn đâm Chồi Nơi Khô Cằn” - PLO
Có thể bạn quan tâm
Trung Nghĩa từng lấy cảm hứng từ khói, lửa, vết cháy sém để tạo nên triển lãm Giấc mơ cao nguyên (2013), Tiếng gọi của núi rừng (2014)… Lần này anh tìm thấy tình yêu ở những rặng tre bao bọc lấy làng quê Việt Nam, ở những người nông dân thật thà, chất phác để làm cảm hứng cho triển lãm Nát giỏ còn bờ tre.
Bốn năm đồng hành cùng nông dân
Triển lãm Nát giỏ còn bờ tre gồm 10 tác phẩm, là những sự vật bình dị, thân thuộc với mọi người. Đó là con cá trong chợ Trung Phước, là chiếc ghe đã bị rách thủng, là hòn đá trên đường, là chiếc vỏ ốc đã khô khốc… Chúng được tạo nên bởi các nguyên liệu cũng rất mộc mạc, gắn bó với nông dân Việt Nam từ bao đời nay là mây, tre.
“Ông bà mình sử dụng chúng từ mấy ngàn năm nay rồi. Một ngày tự tôi cảm thấy yêu, muốn đào sâu, muốn tìm tòi, muốn chơi với chúng. Mây, tre vẫn ở đó. Việc của mình là đào bới, nghiên cứu và khiến chúng trở nên khác biệt” - Trung Nghĩa tâm sự.
Anh làm bạn, gắn bó với bốn người thợ Quảng Nam trong gần bốn năm trời. Trong số đó, một người đã mất trước khi nhìn thấy những tác phẩm của mình được trưng bày trong triển lãm. “Họ chỉ là những người thợ dành cả đời để vót tre, mây làm thành những vật dụng dung dị như giỏ, ghe, rổ, rá. Trong bốn người thợ, có một người bị cụt chân. Ông là người đầu tiên tôi gặp và ngỏ ý mời làm việc cùng tôi, là người bạn đồng hành đầu tiên mà tôi tìm được. Mỗi sáng tôi đón ông ở góc ngã ba đường lúc trời còn mờ sương. Đó là hình ảnh tôi không thể nào quên được” - Trung Nghĩa tâm sự.
Con cá ở chợ Trung Phước trong triển lãm của Trung Nghĩa. Ảnh: KHÁNH CHI
Triển lãm Nát giỏ còn bờ tre vừa diễn ra từ ngày 7 đến 15-11 tại Gallery Hải An (tầng bốn, nhà sách Hải An, 2B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM). Một phần tiền thu được từ triển lãm sẽ được dùng để xây dựng lại các khu vệ sinh trong trường học, mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ em vùng sâu, vùng xa tại Quảng Nam. |
Xúc động với hồn dân tộc trong mỗi tác phẩm
Từ “hòn đá lăn trước mặt tôi vào một ngày bão to” đến “vũng nước cá lầy lội mà tôi và bác Ba, bác Giai, bác Quý hay bác Nhì vẫn ngồi cạnh”, hay “con ốc bươu mẹ lặng lẽ nằm bám dính trên đọt lúa”... theo lời Trung Nghĩa, tất cả đều xuất hiện mộc mạc, dung dị và chân phương trong các tác phẩm của anh.
Cũng ở triển lãm của Trung Nghĩa có chiếc ghe cũ nằm gọn dưới rặng tre, một phần ghe không còn nguyên vẹn vì sóng và gió biển. Nhưng nó vẫn ở đó, lặng yên như nhắc nhở thầm thì về những ngày nó cùng con người ra sông, hồ hay biển lớn. Ở những chỗ ghe rách, con người không còn muốn vá lại nhưng hoa cỏ vẫn đâm chồi. Và sự sống vẫn nảy mầm nơi khô cằn, đổ nát.
Con cá ở chợ Đông Sơn trong triển lãm của Trung Nghĩa
Có con cá nọ nằm yên, đầu khô khốc. Đó là tác phẩm được nhiều người dừng lại để chiêm ngưỡng nhất trong triển lãm. Trung Nghĩa kể: “Tình cờ tôi đi chợ Trung Phước ở huyện Đông Sơn (Quảng Nam). Ở đó người ta bán cá tươi mà cũng có những con cá bị giết theo ý khách. Tôi nhìn thấy mà chạnh lòng, giống thân phận con người, đồng cảm được với nỗi đau của chúng. Tôi quyết định tái hiện nỗi đau đó”.
Cũng theo tâm sự của Trung Nghĩa: “Tôi hy vọng con người nhận ra lợi ích của thiên nhiên, nhận ra tầm quan trọng của môi trường sống trong hiện tại cũng như đối với thế hệ mai sau. Cho nên ta hãy tôn trọng, giữ gìn và tái tạo nó. Trải qua giông bão, trải qua nát bét thì mỗi người hãy nhớ còn một bờ tre”.
“Một điểm chung trong tất cả tác phẩm của tôi là đều có hoa vươn lên từ nơi đã lụi tàn. Bởi vì “chỗ có cái chết, có sự lãng quên thì hoa cỏ dại mọc, đẹp biết bao”” - Trung Nghĩa chia sẻ.
Những bô hoa trên các tác phẩm của Trung Nghĩa
“Đối với tôi, những tác phẩm được triển lãm ở đây gợi lên sự mất mát, là sự đau khổ”, “Đó là sự hồi sinh, sự sống vẫn đâm chồi nơi khô cằn”, “Tôi cảm nhận được cái chân chất, mộc mạc của làng quê Việt Nam bao đời nay vẫn vậy””... Đó là lời nhận xét của những bạn trẻ đến tham dự triển lãm. Hẳn bởi vì Trung Nghĩa để người xem tự bộc bạch, tự rung động và cảm nhận thông điệp mà anh gửi gắm.
Khán giả Hồ Duy (31 tuổi, quận Bình Thạnh) chia sẻ về triển lãm: “Tôi cảm nhận tác giả đã mang chất liệu tự nhiên, chất liệu dân gian đến một tầm cao mới của nghệ thuật. Xem triển lãm, tôi nhận ra mặc dù người trẻ ưa chuộng những yếu tố giải trí quốc tế nhưng vẫn quan tâm đến văn hóa nghệ thuật mang tính dân tộc. Những tác phẩm ở đây đem lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, rất gần gũi, rất nông thôn cho người xem”.
Dừng sáng tác khi tự thấy nhạc mình không hay như nhạc... Trịnh Công Sơn Trung Nghĩa từng được biết với cái tên Ni Nguyễn - nhạc sĩ tạo nên nhiều ca khúc của Bằng Kiều, Mỹ Tâm, Cao Thái Sơn… Được nhận xét là có kỹ năng viết nhạc tốt nhưng anh cho rằng những bài hát của mình “dễ nghe nhưng chưa có chất riêng”. “Nếu không thể viết nhạc hay như Trịnh Công Sơn, Phạm Duy thì hãy ngừng viết” - Trung Nghĩa đã nói với lòng mình và dừng sáng tác. |
Từ khóa » Phận Người Nát Vỏ Còn Tre
-
Bài Ca Dao: Phận Người Nát Giỏ Còn Tre
-
Nát Giỏ Còn Bờ Tre Nghĩa Là Gì - Thả Rông
-
"Nát Giỏ Còn Bờ Tre" - Tìm Về Những Quê Mùa đã Mất
-
TRIỂN LÃM - NÁT GIỎ CÒN BỜ TRE - Hope Fairs
-
Triển Lãm: Nát Giỏ Còn Bờ Tre - Hanoi Grapevine
-
Nát Giỏ Bờ Tre Còn Gì? - Tuổi Trẻ Online
-
NÁT GIỎ CÒN BỜ TRE - Facebook
-
Ca Dao. Nhưng ở đây Chúng Tôi Chọn Câu “Nát Giỏ Còn Bờ Tre”. Thông ...
-
Triển Lãm 'Nát Giỏ Còn Bờ Tre': Lay động Những Nỗi Niềm Quê Hương
-
NÁT GIỎ CÒN BỜ TRE (OPENNING) - SOLO EXHIBITION By ...
-
Những Góc Nhìn Mới Tại Triển Lãm "Nát Giỏ Còn Bờ Tre"
-
Cô Bồ Trẻ Và 'chiêu độc' Khiến Chồng Người Khác Phải 'nuôi Con Tu Hú'