(Nghề)Thế Nào Là Rau Sạch?Làm Thế Nào để Có Rau Sạch?trình Bày ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • hthao2711logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      19

    • Cảm ơn

      0

    • Công Nghệ
    • Lớp 8
    • 10 điểm
    • hthao2711 - 11:06:29 30/05/2020
    (Nghề)Thế nào là rau sạch?Làm thế nào để có rau sạch?trình bày quy trình sản xuất rau sạch.
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • ngoctrangxuanlogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      281

    • Điểm

      7499

    • Cảm ơn

      187

    • ngoctrangxuan
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 30/05/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    1. Rau sạch là gì?

    Khái niệm rau sạch là rau an toàn được sản xuất và thu hoạch theo quy trình khép kín, đảm bảo được các tiêu chí, tiêu chuẩn về kỹ thuật từ các khâu chọn giống, nuôi trồng, chế biến và thu hoạch.

    2. Làm thế nào để có rau sạch

    Quy trình sản xuất rau an toàn là những loại rau được sản xuất ra đạt những tiêu chuẩn như sau:

    Chọn đất: Vùng đất trồng rau sạch không bị ô nhiễm bới các kim loại nặng (thủy ngân, asen…), không bị ảnh hưởng bới các nguồn nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện nước thải sinh hoạt ( chưa qua xử lý).

    Phân bón: Sử dụng hạn chế các loại phân đạm để bón cho các loại rau xanh vì trong phân đạm có chứa thành phần nitrat Khi người tiêu dùng hấp thụ nitrat sẽ được chuyển hóa thành nitrit kết hợp với các amin tạo nên các độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của ngươi sử dụng.

    Nên bón phân hóa học đúng quy đinh kết hợp với với các loại phân chuồng, phân xanh và phân vi sinh để làm giảm lượng nitrat trong rau.

    Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học BVTV thuốc trừ sâu… Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc kích thích… để giảm tối đa lượng độc tố tồn động trong rau như nitrat, hàm lượng dư của thuốc trừ sâu kim loại năng và các vi sinh vật gậy bệnh.

    Nước tưới: Trong rau chứa 90% là nước, nên nước tưới vô cùng quan trọng để thu hoạch được rau sạch. Không được tưới trực tiếp nên rau các loại phân bắc, phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp… các loại nước bị nhiễm bẩn.

    Quy trình trồng rau an toàn thì đất trồng, giống cây... phải đạt tiêu chuẩn

    Giống và cây con: Chọn những giống cây trồng phù hợp với địa hình và khí hâu. Tránh các loại giống rau bị biến đổi gen

    Thu hoạch: Ngưng bón phân và sử dụng các chất hóa học trước khi thu hoạch ít nhất từ 10 – 15 ngày. Tùy thuộc vào thời gian phân giải , phân hủy an toàn khác nhau nên thời gian thu hoạch phải được đảm bảo đủ thời gian phân hủy.

    3.Quy trình sản xuất rau sạch

    1. Chọn đất trồng

    Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.

    Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất 200 m.

    Đất không được có tồn dư hóa chất độc hại.

    2. Nguồn nước tưới

    Sử dụng nguồn nước tưới từ sông không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.

    Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).

    Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

    3. Giống

    Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.

    Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.

    Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh.

    4. Phân bón

    Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục bón cho rau.

    Tuyệt đối không bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới.

    Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.

    5. Phòng trừ sâu bệnh

    Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM (integrated Pest Management).

    Luân canh cây trồng hợp lý.

    Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.

    Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.

    Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.

    Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.

    Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối với sâu, bệnh.Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:

    1. Không sử dụng loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
    2. Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và con người.
    3. Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc vi sinh và thảo mộc).
    4. Tùy theo loại thuốc mà thực hiện theo hướng dẫn về sử dụng và thời gian thu hoạch.

    Nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn...

    6. Sử dụng một số biện pháp khác

    Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùng thuốc bảo vệ thực vật.

    Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

    7. Thu hoạch

    Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo, trái bị sâu bệnh và dị dạng.

    Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.

    8. Sơ chế và kiểm tra

    Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế, Ở đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.

    9. Vận chuyển

    Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trực tiếp cho người sử dụng trong vòng 2h để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn.

    10. Bảo quản và sử dụng

    Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 20oC và thời gian lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm nước muối hay các chất làm sạch khác.

    Để rau được ngon và tươi, khách hàng nên mua vừa đủ và sử dụng trong ngày.

    Chúc bạn học tốt!

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar7 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 8
    • avataravatar
      • ngoctrangxuanlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        281

      • Điểm

        7499

      • Cảm ơn

        187

      Cho mik ctlhn+5* nha

    • avataravatar
      • ngoctrangxuanlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        281

      • Điểm

        7499

      • Cảm ơn

        187

      cảm ơn nhiều

    • avataravatar
      • chinhnguyen587logoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        0

      • Điểm

        55

      • Cảm ơn

        0

      cảm ơn bạn nhiều ạ

    • avataravatar
      • ngoctrangxuanlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        281

      • Điểm

        7499

      • Cảm ơn

        187

      0 cs gì

    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • elisasenpailogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      256

    • Điểm

      4313

    • Cảm ơn

      325

    • elisasenpai
    • 30/05/2020

    Quy trình kỹ thuật sản xuất rau sạch

    I. Chuẩn bị đất trồng .

    1. Chọn đất:

    Đất phải thích hợp cho yêu cầu của từng loại rau: Đất pha cát, phù sa ven sông, đất thịt hay đất sét pha. Khu trồng rau phải gần nguồn nước, nguồn phân. Khu trồng rau phải thuận tiện cho giao thôngphân phối.

    2. Cày, bừa, phơi đất:

    Cày sâu để tăng chiều dầy tầng canh tác, phá vỡ lớp đất để cày.

    Phơi ải thường được áp dụng trước khi sửa soạn đất để diệt cỏ dại, mầm bệnh trong đất, làm đất khô ráo, thoáng khí, dễ làm đất hơn.

    3. Lên liếp:

    Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng.

    Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.

    4. Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp:

    Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau.

    Mục đích: Hạn chế côn trùng gây hại, hạn chế bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại, điều hòa độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón, tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn, tăng giá trị trái.

    Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyền theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtXEM LỜI GIẢI SGK CÔNG NGHỆ 8 - TẠI ĐÂY

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Trình Bày Kỹ Thuật Trồng Rau An Toàn Nghề 11