Nghệ Thuật Của Sự Im Lặng: Càng Nói Nhiều, Càng Tự Ràng Buộc, Hãy ...

“Những bộ óc vĩ đại bàn luận về ý tưởng. Những bộ óc bình thường bàn luận về sự kiện. Những bộ óc nhỏ nhen thì bình phẩm về con người”. Câu nói của Eleanor Roosevelt là một trong những trích dẫn nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Nó được chứng minh một cách rất rõ ràng trong cuộc sống, chỉ cần bạn chịu khó để ý là sẽ nhận thấy.

Chúng ta dường như đang sống trong một thế giới mà mọi người chỉ chăm chăm nói lên ý kiến mà chẳng mấy ai chịu lắng nghe người khác. Chúng ta thích nghe những tin đồn, những câu chuyện vô căn cứ; thích đưa ra lời khuyên ngay cả khi chưa nghe hết câu chuyện nhưng lại chẳng đón chào nếu chúng dành cho mình.

Vậy thì những bộ óc vĩ đại, những tâm trí cao siêu kia có thể ở đâu giữa cuộc sống xô bồ này? Chúng đã bị thực tế làm tiêu biến hay vẫn ở đây, chỉ chờ chúng ta tìm lại?

Không đâu, tất cả những gì bạn cần làm để bộ não phát huy năng lực của mình, là im lặng. Điều này không hề dễ dàng. Thậm chí, nó còn được coi là một nghệ thuật, một liệu pháp tâm lý đặc biệt. Và những gì nó mang lại cho bạn trong các mối quan hệ, trong công việc và cuộc sống xứng đáng để được cân nhắc nhiều hơn:

Im lặng giúp bạn trở nên thông minh hơn

Nói ít đi không có nghĩa là nghĩ ít hơn, nhưng nó có thể dẫn lối cho những suy nghĩ chất lượng hơn. Khi bạn đang bận nói chuyện với những người xung quanh, những suy nghĩ sẽ không thể truyền vào nhận thức một cách đầy đủ để từ đó phân tích được đa chiều hơn.

Nói ít đi cũng đồng nghĩa với việc nghe nhiều hơn. Các thông tin và kiến thức bạn thu thập được sẽ tăng lên đáng kể khi bạn biết giữ sự im lặng nhất định. Bạn sẽ nhận ra nhiều điều mình không biết và sự khiêm tốn đi kèm chính là một phần của sự thông minh thật sự.

Khi bạn bắt đầu nhận ra mình thực sự không biết bao nhiêu, bạn sẽ lắng nghe và quan sát nhiều hơn thay vì quanh đi quẩn lại nói những điều đã cũ. Hiệu ứng Dunning-Kruger chỉ ra một sự lệch lạc nhận thức, trong đó những người kỹ năng kém đưa ra những quyết định tồi và những kết luận sai lầm, nhưng việc thiếu năng lực lại ngăn cản họ nhận thức về chính sai lầm đó.

Khi tâm trí bạn tĩnh lặng, bạn sẽ quan sát nhiều hơn, nhận thức tốt hơn và đưa ra những quyết định rõ ràng hơn. Khi bạn không quan tâm đến việc nói nữa thì bạn sẽ tập trung vào việc lắng nghe, sẽ hiểu thêm nhiều điều và gặt hái hiểu biết mà bạn thậm chí chẳng dự đoán được. Và vì điều này bạn sẽ dần trở nên thông minh hơn trong mắt người đối diện.

Lùi lại một bước để tiến xa hơn

Nghệ thuật của sự im lặng: Càng nói nhiều, càng tự ràng buộc, hãy giới hạn bản thân bằng những lời nói - Ảnh 1.

Một khía cạnh khác của việc trở nên thông minh là bạn có thể xử lý các thông tin đã được trau dồi và áp dụng vào thế giới thực. Khi tâm trí không tĩnh lặng, đầu óc đầy ắp những phiền toái, những nội dung liên tục được nói ra nói vào, bạn rất khó để nhận và đồng hóa thông tin mới, chứ đừng nói đến việc hiểu ý nghĩa của chúng.

Đây là lý do vì sao mọi người nói rằng họ cần thời gian để suy nghĩ. Ở đây, thời gian và sự im lặng là điều tương tự. Trạng thái im lặng là một trạng thái mở và dễ tiếp thu. Bạn có bao giờ nảy ra những ý tưởng rất độc đáo khi đang tắm hay đang ngủ không? Điều này là do bạn đang hoạt động trong một trạng thái thư giãn và nhận thức mở.

Im lặng cho phép chúng ta lùi lại một bước so với bất cứ điều gì chúng ta nhìn thấy hoặc nghe thấy, và quan sát từ góc độ bình tĩnh và lý trí. Nó sẽ cho phép chúng ta chứng kiến những gì xảy ra, mà không có sự thiên vị và phán xét cá nhân.

Cơ hội để bình tĩnh và chọn lọc cách phản ứng

Tất cả chúng ta đều từng nói ra những lời không nên nói: như bí mật của một người bạn mà ta vô tình biết được, bàn tán về ai đó vì ghen tuông hay đổ lỗi cho người khác về điều họ không làm. Nhưng ngay sau khi nói ra điều đó, bạn sẽ cảm thấy có lỗi vì đã nói điều không nên nói. Chúng ta làm tổn thương người khác và chúng ta làm tổn thương chính mình khi chúng ta không kiểm soát được lời nói của mình.

Đây là những điều xảy ra khi chúng ta phản ứng quá nhanh. Phát triển thói quen im lặng bên trong và bên ngoài cho chúng ta thời gian để xử lý và sàng lọc suy nghĩ của mình, và cho phép chúng ta phản ứng thông minh với bất cứ điều gì đang xảy ra. Điều này có nghĩa là lời nói của chúng ta sẽ được lựa chọn cẩn thận và sẽ được nói một cách bình tĩnh và tự tin.

Khi bạn bình tĩnh lại, bạn sẽ thấy những gì mình nói quan trọng hơn, đúng sự thật và ít phù phiếm hơn. Với những ý kiến có giá trị đó, người nghe cũng sẽ tập trung hơn và thu thập được nhiều thông tin hơn từ đó, từ đó có những đánh giá về năng lực cá nhân.

Và có những mối quan hệ tốt hơn

Nghệ thuật của sự im lặng: Càng nói nhiều, càng tự ràng buộc, hãy giới hạn bản thân bằng những lời nói - Ảnh 2.

Nhiều người phàn nàn về việc không được nghe, không được hiểu. Đây là lý do tại sao mọi người thường xuyên cảm thấy cô đơn dù là trong một mối quan hệ thân mật. Nhưng điều này có thể được đảo ngược nếu họ cũng học cách nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn.

Bạn có nhận thấy rằng khi bạn trong một cuộc trò chuyện, bạn không nghe lời người khác nói nhiều mà chỉ tìm một cơ hội để nói lên ý kiến của mình? Chờ đợi để phản ứng với những gì chúng ta nghĩ rằng người khác đang nói, ngay cả trước khi họ nói xong? Các cuộc trò chuyện như thế này không dẫn đến đâu và thường có thể khiến mọi người cảm thấy xa lạ và bối rối hơn về các vấn đề của họ.

Khi bạn thực sự lắng nghe, người khác cũng sẽ dễ dàng cởi mở với bạn hơn. Bởi khi đối diện với vấn đề khó khăn, cái người ta cần đôi khi không phải là một lời khuyên mà chỉ đơn thuần là sự lắng nghe. Có một người thực sự lắng nghe bạn mới là phương thuốc điều trị sâu sắc.

Từ khóa » Nói Nhiều Làm ít Là Gì