Người Khôn Nói ít Nghe Nhiều: 10 điều Nhất định Dặn Mình Phải Giữ ...
Có thể bạn quan tâm
“Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, một lời nói ra, bốn ngựa đuổi không kịp. Lời đã nói ra rồi sẽ theo gió thoảng mây bay, chẳng thể nào rút lại. Tu dưỡng đạo đức chính là tu dưỡng khí chất của chính mình, người khôn ngoan sẽ biết dặn mình chớ nói 10 điều.
1. Không nói quá nhiều
Bệnh từ miệng mà vào, họa cũng từ miệng mà ra. Người khôn ngoan biết không nên nói quá nhiều. Trong Mặc Tử có ghi, người học trò tên Cầm đã hỏi Mặc Tử: “Nói nhiều hơn có tốt hơn không?”
Mặc Tử trả lời: “Con cóc, con ếch, chúng cả ngày lẫn đêm đều kêu không ngừng, gào đến khô cả miệng nhưng chẳng ai để tâm. Trong khi đó mỗi sáng sớm, chỉ một tiếng gáy của gà trống lại giúp báo thức cho mọi người. Nói nhiều quá thì có ích gì cơ chứ. Nói đúng thì sẽ có ích"..
Mặc Tử muốn nói với chúng ta rằng lời nói không nên quá nhiều, người khôn khéo sẽ biết dùng những từ ngữ thích hợp vào đúng thời điểm.
2. Không nói dễ dãi
Đừng nói một cách dễ dãi. Nếu nói rồi thay đổi thì chẳng thà đừng nói còn hơn, nếu hứa mà không làm được thì tốt hơn đừng hứa. Lời nói dễ dãi, tuỳ tiện chính là đánh mất uy tín của mình.
3. Không nói ngông cuồng
Người không biết mức độ nghiêm trọng mà nói càn chính là người dại dột. Những lời nói này vô nghĩa và sẽ sớm khiến người nói phải hối hận.
Sơn Âm Kim tiên thời nhà Thanh từng nói: “Làm người đừng hành sự ngông cuồng, họa phúc sâu dày tự gánh chịu”. Ngông cuồng hay khiêm tốn, điều này trực tiếp liên quan đến họa hay phúc của mỗi con người. Những gì chúng ta thể hiện với người khác chính là lời nói và việc làm, mà lời nói thì trực tiếp. Càng ngông cuồng sẽ càng gây chú ý, dễ gây thù chuốc oán, tự rước hoạ về mình.
4. Không nói thẳng bất chấp hậu quả
Đừng nói lời thẳng thắn đến bất chấp hậu quả. Sự thật quan trọng nhưng quá thẳng thắn mà không cân nhắc đến hậu quả có thể hại người. Trong giao tiếp, cần có sự khéo léo nhất định, đừng nói lời lạnh như băng, không quan tâm đến cảm xúc của người khác.
5. Không nói quá khắt khe
Khi nói, hãy súc tích, nói ý và đừng quên chừa lại một đường lui. Ngay cả khi bạn biết hết cũng không cần phải nói hết ra. Để đường lui cho người khác cũng chính là để đức cho mình. Trách người không cần quá khắt khe, khoan dung với người cũng là để cho mình một cơ hội.
6. Không nói lộ bí mật
Khi ai đó tin tưởng bạn và chia sẻ điều riêng tư, hãy trân trọng và đừng bao giờ làm lộ ra những điều đó. Chuyện thành do giữ bí mật, lộ chuyện dễ gây thất bại. Đối với chuyện liên quan đến người khác, điều quan trọng là không được nói linh tinh. Đây là vấn đề thuộc đạo đức và tư cách. Khi sự việc chưa chắc chắn cũng đừng nói bừa, dễ gây ảnh hưởng xấu đến những người có liên quan.
7. Không nói lời ác độc
Đừng nói những lời thô lỗ và vu khống làm tổn thương người khác. Người xưa có câu rằng vết thương do dao cắt dễ lành nhưng lời nói xấu thì khó chữa. Những lời nói không hay có thể gây ra nhiều tổn hại về tâm lý nặng nề hơn cả tổn hại về thể chất.
8. Không nói lời kiêu ngạo
Người kiêu ngạo luôn cho rằng mình là đúng. Người luôn tự mình khoe tài sẽ làm mất hết công lao, người luôn tự đề cao bản thân sẽ chẳng thể nào tiến bộ.
Người nói lời kiêu căng chính là người vô tri, dù là ai, làm gì cũng sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của chính mình, khiến người khác thêm chán ghét.
Thần Hàm Quang cuối nhà Minh đầu nhà Thanh có nói: “Tự khiêm tốn khiến người khác phải phục, tự khen mình người khác sẽ nghi ngờ". Đừng kiêu ngạo, cho rằng chỉ lời nói của mình mới là đúng. Khoe khoang chính là biểu hiện của sự tu dưỡng bản thân chưa đủ.
9. Không vu khống
Vu khống chính là lời nói xấu sau lưng, lời gieo rắc bất hòa hay vu cho người khác điều xấu. Người vu khống chính là kẻ tiểu nhân. Đừng nói xấu người khác sau lưng bởi điều đó sẽ khiến cả đối phương và bản thân đều không yên ổn.
10. Không nói khi giận
Đừng nói chuyện khi đang tức giận vì những gì bạn nói vào lúc này có thể làm tổn thương người khác và chính mình. Lời nói như bát nước hắt đi, khó mà lấy lại được. Khi nóng giận, ta không kiểm soát được lời nói, những gì nói ra có thể không đúng như ta vẫn thường nghĩ.
Khi nóng giận, hãy lấy một tờ giấy trắng ra và viết những suy nghĩ của mình hay đơn giản là những hình vẽ không theo bất cứ phong cách nào. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát cơn nóng giận tốt hơn. Sau tất cả, gấp tờ giấy thành máy bay và phóng nó đi như chính bạn đang loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trong đầu.
"Đừng coi vợ là người thân", lời dặn dò con trai của cha khiến nhiều người suy ngẫm "Đừng coi vợ là người thân" là bức thư của một chủ tịch công ty viết vào đêm trước đám cưới của con trai mình. Bấm xem >>Từ khóa » Nói Nhiều Làm ít Là Gì
-
Giải Thích ý Nghĩa Nói ít Làm Nhiều Là Gì? - Chiêm Bao 69
-
Căn Bệnh “nói Nhiều, Làm ít” | Báo Dân Trí
-
Người Khôn Ngoan Nói ít Làm Nhiều - Học Trường Đời
-
NGƯỜI TRẺ - NÓI ÍT LẠI, LÀM NHIỀU HƠN.
-
Nói ít Làm Nhiều - Dòng Tên
-
NGƯỜI KHÔN NGOAN NÓI ÍT LÀM NHIỀU - Cuộc Sống Tích Cực
-
Tại Sao Nói ít Hơn Nói Nhiều, Im Lặng Là Tốt Nhất? - Spiderum
-
Làm Nhiều – Hãy để Kết Quả Nói Lên Sự Thành Công Của Bạn
-
Người Dại Nói Nhiều, Người Khôn Nói ít: Kẻ Lợi Hại Luôn Có 3 Loại 'tâm ...
-
Nghệ Thuật Của Sự Im Lặng: Càng Nói Nhiều, Càng Tự Ràng Buộc, Hãy ...
-
“Con Gì ăn ít Nói Nhiều…” - Báo Phụ Nữ
-
Kẻ Nói ít Nhất Lại Là Người Biết Nhiều Nhất: 7 Phẩm Chất Hiếm Có ở ...
-
Nói ít đi, Làm Nhiều Hơn! - Người Bản Lĩnh
-
Lời Khuyên Qua Câu Tục Ngữ 'Người Khôn Nói ít Nghe Nhiều ... - VOH