Nghệ Thuật Dân Gian Của Dân Tộc Mường - Báo Hòa Bình

Công chiêng được sử dụng trong các dịp lễ, hội của vùng Mường Bi

Công chiêng được sử dụng trong các dịp lễ, hội của vùng Mường Bi

(HBĐT) - Nghệ thuật cồng chiêng: Cồng chiêng của người Mường là một nhạc cụ truyền thống đặc sắc, gắn bó với mỗi người Mường từ khi lọt lòng mẹ đến khi qua đời. Cồng chiêng là một nhạc cụ truyền thống không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi con người Mường. Chiêng được đánh trong các dịp lễ tết, trong đám cưới, đám ma. Chiêng được dùng cho các phường sắc bùa đi chúc tụng các gia đình vào đầu năm mới. Chiêng được dùng cho các đoàn đi săn.

 

Những dịp như vậy, khắp núi rừng vang tiếng chiêng rộn rã. Vào những ngày lễ hội, tiếng chiêng vang lên trầm bổng cùng những cuộc vui hội của mọi người. Khi mừng nhà mới, tiếng cồng cũng được đánh lên vui nhộn mừng gia chủ. Có thể nói, tiếng cồng , tiếng chiêng có mặt ở khắp mọi nơi, mọi thời khắc đáng ghi nhớ trong cuộc đời của người Mường.

 

Vì vậy xưa kia khi nhà nào cũng phải sắm cho nhà mình một vài chiếc cồng. Cồng chiêng là những vật báu tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng của mỗi gia đình người Mường. Sử thi đẻ đất đẻ nước còn ghi rõ những không khí có sự tham gia của chiêng cồng:

 

Con trai đi trước khiêng trống

Con gái đi sau xách cồng

Đến Mường đánh lên hồi trống cái

Cồng bảy cồng mười lên tiếng cho giòn

Cồng cái cồng con kêu cho rộn…

 

Cồng chiêng có giá trị rất lớn cả về tinh thần lẫn vật chất. Trước đây, người Mường dùng trâu to, bò lớn để đổi được chiếc cồng, chiêng. Tuy vậy, những giá trị cụ thể ấy cũng chỉ là tương đối, còn nói chung, cồng chiêng của người Mường là một tài sản vô giá.

 

Xưa kia người ta cũng tiến hành đúc chiêng, thợ đức có cả thợ người Mường lẫn thợ người kinh ở xuôi lên, có cả việc trao đổi, buôn bán cồng chiêng giữa vùng này và vùng khác. Một đoạn thường rang của người Mường đã cho thấy việc trao đổi và sản xuất cồng chiêng:

 

Chiêng này từ xưa

Chiêng từ chợ, từ thợ mà ra

Nó nặn không nồi, không tra bằng đất

Bên dưới nó chất bằng than

Cháy lửa tràn hai bên miệng bễ

Đứa em vào đổ lên cái thành

Đứa anh đúc nên cái chiêng bảy

Nó đổ nên chiếc chiêng ba

Người thợ già già nó bảo buôn lên

Đi bốn mươi đầu làng dưới

Đến chín mươi cuối làng trên

Ai cũng thấy nên nghe được

Quan tiền đem ra trác (mua)

Lạng bạc đem ra mua

Mua được chiếc chiêng bảy, chiêng ba…

 

Theo loại hình và chất liệu, người Mường chia chiêng thành hai loại chiêng hơ và chiêng nay. “Chiêng hơ là chiêng cổ xưa, cái núm chiêng sáng hồng và bóng lên. Mặt chiêng thường nổi mụn nhỏ li ti, sờ vào thấy ráp ráp. Cũng có nơi gọi là chiêng chô cóc. Chiêng hơ thường được thấy nhiều  ở cỡ từ loại chiêng mốt tới chiêng sáu. Còn chiêng nay thì đồng đỏ như chiêng thau, có những nốt tựa như búa ghè. Xét về toàn diện thì chiêng nay kém giá trị hơn chiêng hơ rất nhiều. Xét về âm thanh thì độ vang của chiêng nay không được vang lắm và âm cũng không được đẹp bằng chiêng hơ”.

 

Trải qua quá trình phát triển và ổn định, một dàn chiêng Mường phải có đủ 12 chiếc mới thành một bộ hoàn chỉnh.

 

Ngoài ý nghĩa về âm nhạc, dàn chiêng đủ 12 chiếc này còn mang một ý nghĩa khác nữa: “Người ta cho rằng với con số ấy là biểu tượng cho 12 tháng của một năm. Tính theo vòng quay của mặt trăng. Một năm là sự giao thoa của bốn mùa thời tiết để bắt đầu từ con số 1. Sự giao thoa của từng chiếc chiêng là sự âm hưởng của 12 tháng. Vì vậy người Mường lấy 12 chiếc trong một giàn là ở chỗ ấy”.

 

Một bộ chiêng đầy đủ là 12 chiếc, nhưng nếu không đầy đủ vẫn có thể là một bộ, song ít nhất bộ ấy phải có 4 - 5 chiếc trở lên. Bộ chiêng đầy đủ 12 chiếc được chia làm 3 nhóm, gồm:

 

-          4 chiêng dàm - có vùng còn gọi là chiêng khầm, là loại có kích thước lớn, âm thoát ra thuộc âm khu trầm trong dàn.

-          4 chiêng bồng – còn được gọi là chiêng đục bồng hoặc chiêng bòong beng, chiêng bôông bêêng, gồm những chiếc có kích thước vừa phải, trung bình, âm phát ra thuộc âm khu giữa trong dàn.

-          4 chiêng tlé – còn được gọi là chiêng chót, chiêng bóng, chiêng poóng, chiêng đón, chiêng lắp, chiêng lóng, là những chiếc có kích thước nhỏ nhất, phát ra những thuộc âm khu cao nhất trong dàn.

Ngoài ra, người Mường còn có tên gọi cho 12 chiếc chiêng trong giàn theo thứ tự chiêng mốt, chiêng hai, cho đến chiêng mười hai với phân loại âm chiêng mốt là cao nhất, chiêng 12 là trầm nhất. Khi trình diễn dàn chiêng người ta thường đánh những tiếng chiêng mở đầu gọi là chiêng gióng với ý nghĩa gióng lên trước để hướng dẫn giàn chiêng cũng như sự chú ý của người nghe. Bộ này gọi là bộ gióng với các chiêng từ chiêng ba đến chiêng bảy. Dùi để đánh cồng, chiêng được làm từ gỗ ổi, gỗ sến hay gỗ cây vông ( cây quả nhấm), đầu dùi được bọc bằng da, bằng vải có đan sợi gai bên ngoài. Da bọc dùi thường được chọn từ da của bộ phận sinh dục các loại trâu, nai, hoẵng, bò…Chiêng có buộc dây để khi đánh người ta xách chiêng trên tay. Dây chiêng thường được buộc bện bằng dây sợi gai hoặc bằng vỏ cây Dó cho êm và không bị mất tiếng.

 

Chiêng, cồng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của người Mường, theo suốt cuộc đời họ từ khi sinh ra đến lúc trở về cõi vĩnh hằng, có mặt ở cả những cuộc vui lẫn khi có chuyện buồn để chia sẻ cùng họ. Vì vậy nghệ thuật cồng chiêng là loại hình âm nhạc quan trọng nhất của người Mường.

 

Ngoài dàn cồng chiêng nổi tiếng, người Mường còn có loại nhạc cụ phổ biến khác như trống, sáo, cò ke, kèn gỗ, ống ôi, bỉ đôi, boòng beng, trống đồng, trống gỗ, đàn máng ( đàn bầu), đàn tam, đàn tớ ính ( đàn môi), kiểng, chiếm chọc…Tất cả các nhạc cụ này được sử dụng vào các nghi lễ, các cuộc vui trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất của người Mường ( như đi săn). Cùng với các làn điệu dân ca, các loại nhạc cụ của người mường đã tạo nên một nền âm nhạc dân gian phong phú và đặc sắc của họ. Những bài dân ca được trình bày có kèm theo các điệu nhạc để làm tăng thêm cái hay, cái đẹp cho bài hát, cũng có loại dân ca không dùng âm nhạc thì lại được thể hiện bằng làn điệu, bằng nhịp và giọng hát của người trình bày và bằng nội dung trữ tình, lãng mạn của lời hát tạo nên một đời sống âm nhạc phong phú của người Mường trong quá khứ cũng như trong hiện tại.

 

Phần tiếp theo: Nghệ thuật trang phục

 

                                                   HBĐT tổng hợp

 

Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc Hòa Bình biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm chất dân ca Thái trong các chương trình nghệ thuât. Dân ca của người Thái Hat ru con của người Mường là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ đều có thể dùng để ru trẻ nhỏ. ( Ảnh: điệu hát ru còn được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của tỉnh). Dân ca của người Mường (tiếp) Hát sắc bùa được người dân các xã của Tân Lạc tổ chức thi trong Lễ hội khai hạ. Dân ca của người Mường (phần 1) Những sáng tác văn vần dân gian được chuyển thể thành nhiều tiết mục văn nghệ dân gian đưa vào trong các lễ hội truyền thống. Những sáng tác văn vần dân gian Cổng vào khu thác với tượng rồng hai bên.

Cửu thác Tú Sơn - điểm đến hấp dẫn của du lịch Kim Bôi

(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”

Sự tích ngôi nhà sàn của người Mường giải thích do đâu nhà sàn có hình dáng giống con rùa.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ

(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.

Lê Lợi đi đánh giặc ở Mường Lễ qua thác Bờ hiểm trở được nhân dân giúp đỡ hết sức tận tình, nhất là hai bà người Mường và người Dao ở đây. Sau thắng lợi, nhà vua đã không quên công lao của dân, cho lập bia ghi chép sự việc và khi hai bà chết, vua đã truy phong công trạng, lập đền thờ. ( ảnh: đền bà Chúa thác Bờ)

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình 

Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường

(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.

Mo Mường được truyền từ đời này qua đời khác chủ yếu bằng phương páap truyền miệng thông qua các thầy mo.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp) Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Hang nước động thiên tôn ở Ngọc Lương, Yên Thuỷ

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp)

(HBĐT) - Động Mãn Nguyện

Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.

Từ khóa » Nhạc Cụ Dân Tộc Mường Hòa Bình