Nghệ Thuật Giao Tiếp: 5 Cách Nói Chuyện Với Bất Cứ ... - VietnamWorks
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn thuộc tuýp người extrovert (hướng ngoại) với bản chất vốn năng động, hoạt ngôn thì giao tiếp có thể không làm khó bạn. Nhưng đối với bộ phận introvert (hướng nội) hay ambivert (hướng trung) thì tiếp cận và trò chuyện với một người có thể có những rào cản nhất định. Sự lúng túng và bí ý tưởng làm bạn tự ti, ngăn cản mưu cầu hạnh phúc và còn rất nhiều yếu tố khác trong cuộc sống. Dưới đây là những giải pháp mà bạn có thể áp dụng để trò chuyện với bất kỳ ai, hy vọng có thể hữu ích đối với bạn.
Nội Dung Bài Viết
- Định nghĩa “gu” riêng, sở thích riêng
- Thực sự lắng nghe, thấu hiểu
- Phản hồi chừng mực, khiêm tốn, tích cực
- Phương tiện giao tiếp phù hợp
- Tập nói trôi chảy, mạch lạc
Định nghĩa “gu” riêng, sở thích riêng
“Gu” riêng, hay sở thích riêng thể hiện một phần con người bạn. Khi trò chuyện, bạn nên tránh nói lan man và bao quanh quá nhiều chủ đề, hãy tập trung vào một lĩnh vực cụ thể. Đưa ra ví dụ, tôi thích âm nhạc và K-POP là miền âm nhạc mà tôi theo dõi. Khi nói về lĩnh vực giải trí với bạn bè, tôi sẽ đề cập đến các idol Hàn Quốc, các giải thưởng họ đạt được hay đơn giản là nhận xét về bài hát vừa mới phát hành gần nhất. Hay tôi làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin và tôi thích bàn bạc về máy móc, thiết bị, sự đột phá của những công nghệ lớn như IOS, ANDROID, XIAOMI,… với những người bạn cùng ngành. Tôi là phụ nữ và khi tâm sự chị em, tôi bàn về các sản phẩm làm đẹp, chia sẻ những spa dưỡng da uy tín chẳng hạn.
Xác định đúng gu mà mình giao tiếp và điều hướng cuộc trò chuyện hợp lý sẽ khiến cả hai cảm thấy thoải mái, hào hứng hơn nhiều. Thậm chí trong lúc đó, các bạn còn nhận ra được khá nhiều điểm chung trong sở thích hay quan điểm và mối quan hệ có thể tiến xa hơn.
Thực sự lắng nghe, thấu hiểu
Có câu: “Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”. Lắng nghe là chìa khóa mở ra sợi dây kết nối hai tâm hồn đồng điệu. Không có lắng nghe, cuộc trò chuyện sẽ không nhận lại được ý nghĩa gì. Lắng nghe để đồng cảm, để truyền tải sự thấu hiểu với đối phương. Từ đó, bạn sẽ hiểu hơn về họ và có thể phân tích vấn đề, đưa ra lời khuyên hữu ích. Trong lúc trò chuyện, hãy tập tò mò và muốn khám phá sâu hơn những gì họ đang đề cập bằng các câu hỏi như: “Ở đâu, Tại sao, Cái gì, Khi nào,…” Nó không những thể hiện rằng bạn đang quan tâm tới câu chuyện mà còn quan tâm đến bản thân họ. Thỉnh thoảng bạn hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể như mỉm cười, gật đầu, nháy mắt để cho đối phương thấy bạn vẫn đang chăm chú lắng nghe câu chuyện của họ. Thêm vào đó, những từ như “Ừ, Dạ, Vâng, Ờ, Ờm, Vậy á hả,…” cũng là một cách để thể hiện sự lắng nghe.
Phản hồi chừng mực, khiêm tốn, tích cực
Có những cuộc trò chuyện không đơn thuần là những chia sẻ, tâm sự mà là những cuộc thảo luận trình bày quan điểm hay quan niệm về một vấn đề bất kì, hay cách sống riêng của bản thân. Lúc này, nội dung trao đổi không thuộc về riêng một người nào đó mà là chủ đề chung cho cả hai. Đôi khi chúng ta mạnh mẽ thể hiện quan điểm và phản biện mà không quan tâm cảm nhận của đối phương. Thẳng thắn là một đức tính tốt. Tuy nhiên, chúng ta cần thẳng thắn một cách tinh tế, khôn ngoan nhất để vừa bảo vệ luận điểm của mình, vừa học hỏi được góc nhìn mới lạ của đối phương. Chúng ta chắc hẳn sẽ học hỏi được điều gì đó từ lập luận của họ và có cái nhìn sâu sắc hơn.
Chúng ta cần quan tâm đến cảm xúc người đối diện, đặt vị trí của bản thân ở hoàn cảnh của họ để thấu hiểu hơn. Đồng thời, hãy luôn giữ một thái độ tích cực, vui vẻ và truyền năng lượng tươi mới đến họ!
Phương tiện giao tiếp phù hợp
Trong thế giới hiện đại ngày nay, phương tiện giao tiếp vô cùng phong phú, đa dạng, gợi ra cho chúng ta nhiều cách thức để kết nối với mọi người. Tuy nhiên, sử dụng phương tiện nào cho phù hợp với đối tượng mà bạn muốn truyền tải thông điệp mới là điều quan trọng.
Email, Messenger, Zalo,… hay nói chuyện trực tiếp, tuỳ thuộc vào đặc thù nội dung cuộc trò chuyện và đối tượng bạn giao tiếp để lựa chọn cho hợp lý.
Tập nói trôi chảy, mạch lạc
Đừng ngập ngừng, ấp úng và nói lắp trong quá trình trò chuyện sẽ là một điểm cộng đối với người đối diện. Hãy tập nói trước gương, thực hành càng nhiều bạn sẽ càng cảm thấy điêu luyện. Tinh thần lạc quan và tự tin cũng là một yếu tố giúp bạn có thể giao tiếp trôi chảy và mạch lạc hơn. Nếu bạn đang thuyết trình trước lớp hay trình bày một dự án, hãy tương tác với khán giá của bạn bằng những câu hỏi tình huống nhỏ, càng thú vị càng tốt!
Trên đây là những phương pháp hữu ích có thể giúp bạn trở thành một người nghệ sĩ điều hướng môn thể thao nghệ thuật mang tên “giao tiếp”. Đừng để giao tiếp trở thành rào cản ngăn bạn tiến hơn đến với ước mơ hay người mình thương! Hy vọng bạn sẽ tự tin và mạnh dạn hơn, kết nối hơn với thế giới xung quanh và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho xã hội của chúng ta!
>> Xem thêm: Làm thế nào khi mục tiêu của nhân viên khác với mục tiêu chung?
— HR Insider — VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Post Views: 53,871Từ khóa » Cách Nói Chuyện Hay
-
Bật Mí 5 Cách Nói Chuyện Hay Khiến đối Phương “mê Mẩn” - Unica
-
Cách Nói Chuyện Ai Nghe Cũng Mê - YouTube
-
Cách Nói Chuyện Khôn Ngoan | Kỹ Năng Giao Tiếp Xuất Sắc
-
10 Bí Quyết Về Cách Nói Chuyện Khiến Ai Cũng Thích Bạn - YBOX
-
CÁCH NÓI CHUYỆN HAY - Kỹ Năng Giao Tiếp
-
13 Nguyên Tắc Giúp Bạn Học Cách Nói Chuyện Khôn Khéo, Thông Minh
-
12 Cách Nói Chuyện Với Con Gái Thú Vị Và 4 Kỹ Năng Ghi điểm Với Nàng
-
9 Cách 'thêm Muối' Khi Bạn Nói Chuyện để Hấp Dẫn Người Nghe Hơn
-
10 Mẹo Hay Giúp Bạn Giao Tiếp Lôi Cuốn Và Tự Tin Hơn
-
Học Cách Nói Chuyện Hay, Có Duyên Và Thu Hút Mọi Người Xung Quanh
-
Cách để Nói Nhiều Hơn (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Gợi ý 5 Cách Bắt Chuyện Với Người Lạ Hiệu Quả Dễ Dàng áp Dụng
-
9 Cách Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp
-
Nghệ Thuật Giao Tiếp: 5 Cách Nói Chuyện Với Bất Cứ Ai, Với Bất Cứ Chủ ...