Nghệ Thuật Hội Họa Truyền Thống Trung Hoa
Có thể bạn quan tâm
CÁC CÔNG CỤ VẼ TRANH
Trong hội hoạ truyền thống sử dụng các kỹ thuật dùng bút tương tự như nghệ thuật viết chữ (thư pháp) của Trung Quốc và vẽ bằng bút lông đã được nhúng vào mực đen hoặc màu. Giống với thư pháp, bút lông, giấy và mực là những nguyên liệu cơ bản để tạo nên bức vẽ.
Bút lông
Bút lông dùng để vẽ tranh Trung Quốc tương tự như bút lông dùng để vẽ tranh màu nước của phương Tây nhưng đầu bút nhỏ hơn, thích hợp để vẽ nhiều loại đối tượng, và tạo được ra nhiều loại đường nét khác nhau cần thiết cho các phong cách vẽ khác nhau.
Kỹ thuật nổi bật trong vẽ bút lông Trung Quốc bao gồm vẽ nét và cách điệu sự đổ bóng và kết cấu (Thuân Pháp). Kỹ thuật chấm phác (Điểm Pháp) cũng được sử dụng chủ yếu để phân biệt cây và cỏ, và dùng cho những trang trí đơn giản.
Kỹ thuật vẽ bằng bút lông trong nghệ thuật Trung Hoa mang lại sự rõ nét và vẻ đẹp cho bức tranh, thể hiện vẻ đẹp bên ngoài cũng như nội hàm bên trong của vật thể. Đồng thời nó cũng cho thấy cá tính và phong cách của người nghệ sĩ.
Mực vẽ (Mực tàu)
Mực Tàu đã được sử dụng trong hội họa và thư pháp từ hơn 2.000 năm trước. Đó là một khối mực rắn được mài vào đĩa mài mực bằng đá cùng với nước sạch; độ đậm nhạt của mực có thể khác nhau tùy thuộc vào lượng nước được sử dụng.
Mực đậm màu thấm sâu và bóng khi được vẽ trên giấy hoặc lụa. Mực nhạt màu lên màu nhẹ và mờ. Theo đó, loại tranh thủy mặc có thể chỉ sử dụng riêng mực để tạo sự cân bằng nhịp nhàng giữa sáng và tối, đậm và nhạt, và tạo điểm nhấn vào kết cấu, trọng lượng và màu sắc của đối tượng.
Giấy thông thảo (Giấy vẽ)
Giấy thông thảo hay là giấy vẽ của các hoạ sĩ Trung Quốc được chia làm nhiều loại khác nhau theo kích thước và trọng lượng. Loại giấy này có độ thấm cao và trọng lượng của giấy sẽ quyết định lượng mực dùng để vẽ. Loại giấy khác nhau cho ra các kết quả nhau; một số loại giấy thô và thấm mực nhanh, giống như miếng bọt biển, trong khi một số loại khác có bề mặt trơn láng và không thấm mực.
Mực vẽ màu
Mực vẽ màu được tạo ra bằng cách trộn nước với khoáng chất màu. Trong hội họa Trung Quốc, màu sắc không được sử dụng để biểu thị các hiệu ứng ánh sáng của vật thể, nhưng được dùng để biểu thị ý nghĩa của vật thể trong tranh. Trong tranh thủy mặc (sơn thuỷ) Trung Quốc, màu sắc đại diện cho ngũ hành tạo nên vũ trụ và bốn phương tám hướng.
NỘI HÀM THÂM SÂU TRONG HỘI HỌA TRUYỀN THỐNG TRUNG HOA
Trong xã hội phương Đông cổ đại, khi làm mọi công việc đều chú trọng điều tức, vận khí, trong hội họa lại càng như vậy. Vì thế mà linh cảm sáng tác nghệ thuật của cổ nhân phần lớn đến từ nội tâm tĩnh tại, cùng với sự tu luyện và rèn luyện về tinh thần. Các nghệ nhân lĩnh ngộ được nghệ thuật chân chính kết hợp với tu luyện nội tâm thì có thể nhận ra ý nghĩa thực sự của nghệ thuật và giá trị của cuộc sống.
Quay trở lại vào đầu triều đại nhà Đường, những con hạc của Tiết Tắc đã mở ra một sự hưng thịnh cho đề tài tranh hoa điểu. Sau đó có Tào Bá, Hàn Cán, Trần Hoành giỏi vẽ ngựa. Giữa nhà Đường còn xuất hiện Chu Phưởng giỏi vẽ hoa điểu lông vũ và nhân vật. Trong đó có hình tượng nữ sĩ của “Phong cơ tú cốt” cực kỳ nổi tiếng, trở thành một ví dụ điển hình cho thẩm mỹ thời nhà Đường.
Nghệ thuật Hoa Hạ bắt nguồn từ văn hóa nửa thần của phương Đông cổ đại. Phong cách nghệ thuật cùng tinh thần đều triển hiện nội hàm thâm ảo trong hội họa, cũng tạo ra những điểm đặc sắc trong văn hóa các triều đại khác nhau.
Hội họa trước thời nhà Tống, thời Ngũ Đại diễn sinh trong Đường triều, từ kỹ xảo đến quan sát, thể hiện đều cực kì hoàn thiện. Sự mô tả núi rừng tự nhiên trong văn học ảnh hưởng lớn tới tranh sơn thủy bấy giờ.
Đến triều nhà Nguyên, chủ đề về thần linh dần dần ít đi, các bức họa nhân vật ngày càng hưng thịnh, những nhân vật này vẫn tản ra một loại khí chất cao quý, thoát tục kỳ diệu. Từ cuối triều Minh, thời kỳ Từ Vị trị vì, vì bất mãn thế tục, nghi ngờ mà tâm tình các họa sĩ bi phẫn, các tác phẩm lấy thủ pháp khoa trương cường điệu làm chủ, để lại một sự nhạo báng trong lịch sử hội họa.
Tranh sơn thủy Bắc Tống hùng hồn phong phú hiện thực - Nam Tống thì linh hoạt kỳ ảo
Thời Ngũ Đại và đầu nhà Tống hội họa tiếp tục phát triển dựa trên nền tảng từ thời Đường. Các kỹ thuật và quan niệm hội họa có xu hướng hoàn thiện, cộng thêm những thể nghiệm về núi rừng cũng như sinh mệnh, đối với tranh sơn thủy có ảnh hưởng tích cực. Thời Ngũ Đại nổi tiếng với tranh sơn thủy và nhân vật, phía Bắc có Lương Kinh Hạo, Quan Đồng; phía Nam có Đổng Nguyên, Cự Nhiên.
Về mặt kết cấu và phương pháp hội họa ở Bắc Tống đều lấy kết cấu trên những tấm bia đá lớn, sau phát triển lên thành việc vẽ núi lớn sông lớn, đỉnh thiên lập địa, khí phách hùng vĩ. Kết cấu của những ngọn núi có thể tạo cảm nhận về khối lượng, phản ánh một vẻ đẹp “phong thực”. Vì Nam Tống có vị trí địa lý thủy vực tại Giang Nam, tranh sơn thủy nơi đây đa phần mông lung, linh hoạt, kỳ ảo. Nội dung đa phần là một góc của ngọn núi, hoặc một bãi cạn, hoặc một bến đò.
Họa viện hoa điểu - “Từ Hoàng nhị thể”
Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của người Đường, hội họa hoa điểu của thời Ngũ Đại dần dần phát triển, các kỹ thuật ngày càng trưởng thành. Xuất hiện hai phong cách hội họa được đại diện bởi Từ Hy và Hoàng Thuyên, được xưng là “Từ Hoàng nhị thể”.
Do điều kiện sống và tính cách khác nhau, các bức tranh tự nhiên tạo thành sự khác biệt về chất liệu và sở thích vì thế mới có cái gọi là “Từ Hy dã dật, Hoàng gia phú quý”. Tranh hoa và chim của Hoàng Thuyên chứa đầy màu sắc, hình dáng rất nghiêm ngặt, tinh tế mỹ lệ. Từ Hy thiện về vẽ ý, dùng bút pháp thủy mặc, mực loãng, tạo hình thoải mái. Đối với sự phát triển trong tương lai, hai cách vẽ này bổ sung cho nhau và tạo thành hai hệ thống chính của hội họa hoa điểu. Thời Tống, các bức tranh hoa điểu dựa trên các tiêu chí của “Hoàng gia phú quý”, sau đó dần nghiêng về phong cách của Từ Hy, tiêu biểu có họa gia Thôi Bạch.
Ở hội họa về nhân vật, phong cảnh, hoa điểu, các họa sĩ thời nhà Tống đã có những ý tưởng mới mẻ. Ví như bức “Thanh minh thượng hà đồ” có dáng vóc to lớn, phong cách vẽ tỉ mỉ, chất phác; toàn bức chia làm ba đoạn, từ phải sang trái là thể hiện của sự thay đổi từ ngoại ô đến nội thành, miêu tả tỉ mỉ đô thành Biện Lương thời Bắc Tống, cảnh tượng rất phồn vinh. Màu sắc là thanh lịch, tuy quan niệm nghệ thuật không sâu sắc, những cách vẽ về phong cảnh rất ngoạn mục, tinh tế, chính xác, mang tính lịch sử cao, phản ánh sự thịnh vượng của xã hội và kinh tế tại thời điểm đó.
Văn nhân đi tìm sự tĩnh lặng với những nét vẽ mang nội hàm tinh thần sâu sắc
Văn nhân triều đại nhà Nguyên mang tới những nét độc đáo khi đem thơ, thư pháp, hội họa, điêu khắc hội nhập trong một cùng một thể, khiến cho những họa gia dày công tu dưỡng văn học và những ẩn sĩ có cơ hội thể hiện mình trong bầu trời nghệ thuật. Những tác phẩm trân quý trong thời kỳ này đa số là tranh sơn thủy, cây khô trúc thạch, màu sắc thanh nhã mang phong cách cổ xưa, lại có được nội hàm tinh thần sâu sắc.
Mặc dù đề tài thần linh trong thời nhà Nguyên trở nên thưa thớt, nhưng đối với những họa gia có trình độ về văn học vẫn luôn thể hiện được một phẩm chất thoát tục. Tác phẩm trứ danh có “Song tùng đồ” của Ngô Trấn, tả hai cây tùng đứng giữa trời đất, ngạo nghễ vươn lên, cành cây khô cao ngất quấn lấy nhau, tựa như biểu đạt tinh thần bất khuất và khí khái của tác giả.
“Động Đình ngư ẩn đồ” là một bức phú khác của Ngô Trấn, lấy bối cảnh là một góc núi, hồ Động Đình yên tĩnh làm nền, khung cảnh mở cùng với linh sơn thủy khí, mang hơi thở tự nhiên của sơn thủy. Một ngư dân trên con thuyền nhỏ, di chuyển từ Đông sang Nam, tăng thêm một chút tươi mới cho bầu không khí yên lặng; hai cây thông đứng bên kia hồ, chứng kiến cảnh vật thay đổi, phảng phất chỗ tinh tế của bức họa.
Minh đại Chiết phái và Ngô Môn họa phái
Hội họa của các văn nhân đã trưởng thành hơn vào thời nhà Minh, được bắt đầu với người sáng lập ra tranh phong cảnh của Chiết phái (phái Chiết Giang) - Đới Tiến, cùng với Dĩ Thẩm Chu và Văn Chủy dẫn đầu phái Ngô Môn. Lúc này, nhiều họa gia vì sự thối rữa của xã hội mà từ bỏ công danh, đi du ngoạn khắp nơi, lấy thơ văn, thư họa làm niềm vui.
Đới Tiến - người sáng lập Chiết phái, tự Văn Tiến, hiệu là Tĩnh Am, với bức tranh “Đạt Ma lục tổ sư tượng” rất nổi tiếng; hình ảnh trong tranh rất sống động, uy nghiêm mà thực tại, biểu hiện hoàn cảnh sống của thầy trò Đạt Ma lúc ấy với những đường uốn cong mạnh mẽ. Vào cuối nhà Minh có Từ Vị bị coi là kẻ quái gở, ông sử dụng các thủ pháp khoa trương để viết ý, diễn tả sự bất mãn với thế tục. Các tác phẩm phản truyền thống của ông dường như đã để lại một sự diễu cợt trong lịch sử hội họa. Phong cách hội họa của Từ Vị đã có tác động nhất định đến “Thanh sơ tứ tăng ” và “Dương Châu bát quái”.
Ngoài ra, còn có bức “Bồng lai tiên đảo đồ” của danh họa Viên Giang, mang sắc thái phong cách thần tiên cổ xưa, kết cấu tinh tế, mây khói mờ ảo quấn đỉnh núi, lầu các, đình đài, đưa người xem vào cảnh giới kỳ ảo.
Nghệ thuật và tu luyện
Trong xã hội phương Đông cổ đại, khi làm mọi công việc đều chú trọng điều tức, vận khí, trong hội họa lại càng như vậy. Vì thế mà linh cảm sáng tác nghệ thuật của cổ nhân phần lớn đến từ nội tâm tĩnh tại, cùng với sự tu luyện và rèn luyện về tinh thần. Các bậc thầy trong các triều đại trước đều lấy việc tu tâm dưỡng tính làm chủ; từ việc tịnh tâm, giảm nhẹ các loại dục vọng, trở thành một con người khoáng đạt, tường hòa mà cảnh giới nghệ thuật cũng tự nhiên thăng hoa. Nếu như các nghệ nhân có thể lĩnh ngộ được nghệ thuật chân chính kết hợp với tu luyện nội tâm, vậy thì có thể nhận ra ý nghĩa thực sự của nghệ thuật và giá trị của cuộc sống.
6 QUY TẮC CỦA HỘI HỌA TRUNG HOA
- Sự cộng hưởng tinh thần hay còn gọi là sinh khí, có thể hiểu đó là cái “hồn” mà người nghệ sĩ truyền tải vào bức tranh.
- Cốt pháp hay còn gọi là cách sử dụng bút vẽ. Điều này không chỉ liên quan đến kết cấu và các đường nét mà còn liên hệ chặt chẽ tới bức tranh và cá tính của người hoạ sĩ.
- Ứng vật tượng hình hay ứng với vật mà phác ra hình, trong đó bao gồm các đường nét và hình khối.
- Tương quan màu sắc hay là sự phối màu, bao gồm các lớp màu, giá trị và sắc thái.
- Bố cục hình khối hay là bố trí và sắp xếp tương ứng với kết cấu, không gian và độ sâu.
- Tả thực hay là sự mô phỏng vật mẫu, không chỉ từ cuộc sống mà còn từ các tác phẩm mỹ thuật của cổ nhân.
10 BỨC HỌA ĐẮT NHẤT TRUNG HOA CỔ ĐẠI
Trong lịch sử dài lâu của mình, người Trung Quốc đã tạo ra rất nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời. Chúng đều là những báu vật vô giá của nền văn minh Trung Hoa. Trải qua nhiều cuộc chiến loạn, những bức họa nổi tiếng từng thất lạc đã được thu thập trở lại trong những bảo tàng khác nhau trên toàn quốc.
Sau đây là 10 bức họa cổ nổi tiếng nhất Trung Hoa cổ đại:
Lạc thần phú đồ
“Lạc thần phú đồ” (bức họa về nữ thần sông Lạc) là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của họa sỹ, nhà thơ, nhà thư pháp nổi danh Cố Khải Chi, người thường được coi là ông tổ của nền hội họa Trung Hoa.
Cố Khải Chi vẽ bức “Lạc thần phú đồ” họa theo bài phú “Lạc thần đồ” của Tào Thực (192 – 232) viết về mối tình huyền hoặc với Lạc thần Mật Phi. Qua nhiều triều đại, bức họa này vẫn được coi là bảo vật quốc gia. Đến đời nhà Tống đã có 3 bản sao của “Lạc thần phú đồ” được lưu truyền.
Năm 1900, khi liên quân 8 nước tấn công vào Bắc Kinh, bức “Lạc đồ thần phú” đã bị mang đi. Hiện một bản sao đang được trưng bày ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh, một bản khác nằm ở bảo tàng Feer Gallery (Washington, D.C, Mỹ). Bản sao thứ ba hiện được lưu giữ ở bảo tàng tỉnh Liêu Ninh.
Bộ liên đồ
Tác giả của bức họa này là Diêm Lập Bổn, một trong những họa sĩ được kính trọng nhất đầu thời Đường (618 – 907). Bức “Bộ liên đồ” miêu tả lại cảnh hoàng đế Đường Thái Tông Lý Thế Dân đón tiếp các sứ giả Tây Tạng.
Bức tranh rộng 38,5 cm, dài 129,6 cm, được vẽ trên lụa và được đánh giá cao ở cả hai khía cạnh lịch sử và nghệ thuật, hiện được trưng bày ở bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.
Đường cung sĩ nữ đồ
Đây là loạt tranh do hai họa sĩ nổi tiếng thời Đường là Châu Phong và Trương Huyên vẽ. Vào thời ấy, tranh vẽ phụ nữ quý tộc rất được ưa chuộng. Các bức tranh mô tả cuộc sống nhàn nhã, yên bình mà cũng rất cô đơn của các các mỹ nữ cung đình.
Bằng ngòi bút tinh tế của mình, Trương Huyên đã miêu tả chân thực cuộc sống quyền quý cũng như khắc họa tâm trạng sống động của các mỹ nữ cung đình. Còn Châu Phong thì tỏ ra thiện nghệ với những gam màu mềm mại, tươi sáng. Những bức tranh đã được sao lưu, cất giữ trên khắp các bảo tàng trên toàn quốc.
Ngũ ngưu đồ
Bức “Ngũ ngưu đồ” vẽ trên giấy gai, dài 139,8 cm, rộng 28,8 cm, là tác phẩm của Hàn Hoảng (723 – 787). Ông đồng thời cũng là Tể tướng dưới thời Đường Đức Tông.
Hàn Hoảng sinh ra ở Trường An, vốn nổi tiếng về tài vẽ bò. Bức họa “Ngũ ngưu đồ” (năm con bò) chính là tác phẩm giá trị nhất của ông, được rất nhiều nhà sưu tập nổi tiếng ưa chuộng như vua Tống Cao Tông Triệu Cấu (nhà Tống) hay vua Càn Long (nhà Thanh).
Ngày nay, du khách có thể chiêm ngưỡng bức tranh này trong bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh). Hàn Hoảng chính là họa sĩ đầu tiên trong lịch sử hội họa Trung Hoa đạt đến trình độ vẽ bò sống động đến vậy.
Hàn Hi Tái dạ yến đồ
Bức họa “Hàn Hi Tái dạ yến đồ” (Bữa tiệc đêm của Hàn Hi Tái) miêu tả lại một buổi yến tiệc của gia đình Hàn Hi Tái, một viên quan cao cấp của triều Nam Đường (thời Ngũ Đại Thập Quốc).
Tác giả của bức tranh là họa sĩ Cố Hoành Trung. Tranh vẽ trên lụa, rộng 27,9 cm, dài 69 cm, được sao lại một bản vào thế kỷ 12. Bản sao này hiện đang được lưu trữ tại bảo tàng Cố cung (Bắc Kinh). Bức tranh miêu tả lại một cách chân thực sinh hoạt của giới quý tộc, thượng lưu Trung Quốc thế kỷ 10.
Thiên lý giang sơn đồ
Vương Hy Mạnh là một thần đồng mỹ thuật sống dưới thời Bắc Tống. Bức tranh “Thiên lý giang sơn đồ” (nước non ngàn dặm) được thần đồng này hoàn thành vào năm 1113 khi mới chỉ tròn 18 tuổi.
Đây được coi là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất trong lịch sử hội họa Trung Hoa. Với độ dài 11,9 mét, bức họa đã mô tả những cảnh quan tuyệt vời, kiến trúc độc đáo và cuộc sống yên bình của con người. Nhìn bức tranh, người ta có thể cảm thấy sự thịnh vượng, phồn vinh của đất nước Trung Hoa.
Thanh minh thượng hà đồ
“Thanh minh thượng hà đồ” nghĩa là: tranh vẽ cảnh bên sông vào tiết thanh minh. Đây là tác phẩm hội họa khổ rộng của họa sĩ Trương Trạch Đoan vẽ vào cuối đời Bắc Tống. Bức tranh mô tả cảnh sống của người dân Trung Quốc đời Tống tại kinh đô Biện Kinh (Khai Phong ngày nay).
Những sinh hoạt thường nhật, trang phục, ngành nghề, kiến trúc, đường xá được mô tả chi tiết, tỉ mỉ trong bức tranh lụa rộng 24,8 cm, dài 528,7 cm với nền màu tươi sáng. Người ta gọi “Thanh minh thượng hà đồ” là “Mona Lisa của Trung Quốc”, là báu vật của nhiều triều đại và hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Cố cung Bắc Kinh.
Phú Xuân sơn cư đồ
Tên gọi của bức tranh có nghĩa là: “Ở ẩn trong núi Phú Xuân”. Tác giả của nó là một họa sĩ đời Nguyên tên là Hoàng Công Vọng (1269 - 1354). “Phú Xuân sơn cư đồ” được vẽ trong khoảng những năm 1348 - 1350. Đến đời vua Thuận Trị nhà Thanh, trong một trận hỏa hoạn, bức tranh bị đốt cháy thành hai mảnh.
Hiện nay, một phần bức tranh có chiều dài 50 cm được đặt tên “Thặng Sơn đồ” đang được cất giữ ở bảo tàng tỉnh Chiết Giang. Phần sau, dài 640 cm, tên gọi “Vô Dụng Sư quyển” được lưu giữ ở bảng tàng Cố cung (Bắc Kinh).
Hán cung xuân hiểu đồ
“Hán cung xuân hiểu đồ” (buổi sáng sớm trong cung Hán) của họa sĩ Cừu Anh, rộng 37,2 cm, dài 2038,5 cm chính là bức tranh theo phong cách cuộn dài đầu tiên của hội họa Trung Quốc.
Cừu Anh là một họa sĩ tiêu biểu thời nhà Minh, cùng với Thần Châu, Đường Dần, Văn Chủy Minh được người đời tôn sùng là “Tứ kiệt” về hội họa thời nhà Minh. “Hán cung xuân hiểu đồ” là bức họa xuất sắc nhất của Cừu Anh trong suốt cuộc đời nghệ thuật của mình. Sau này, có rất nhiều bản sao lại của nó nhưng không thể đạt được độ toàn bích như bản gốc.
Bách tuấn đồ
Bức vẽ “Bách tuấn đồ” (Một trăm con ngựa) được vẽ bởi một họa sĩ dưới thời nhà Thanh có tên là Lang Thế Ninh. Ông vốn là mộ nhà truyền đạo đến từ nước Ý, tên khai sinh là Giuseppe Castiglione. Ông đến Trung Quốc, định cư và sống như một họa sĩ trong suốt hơn 50 năm.
Tài năng của ông được các hoàng đế Trung Quốc thời bấy giờ như Khang Hy, Ung Chính hay Càn Long đánh giá rất cao. Ông chính là người đầu tiên kết hợp chủ nghĩa tả thực phương Tây với nghệ thuật vẽ bút lông truyền thống Trung Quốc. Bức “Bách tuấn đồ” vẽ trên giấy, có kích thước 102 cm x 813 cm, hiện đang được lưu giữ tại bảo tàng Cố cung Đài Bắc (Đài Loan).
Trên đây là một vài nét về nghệ thuật hội hoa của Trung Hoa cổ. Nếu du khách là người yêu thích nghệ thuật và muốn khám phá nhiều hơn về nền hội họa tinh túy của vùng đất này thì đừng chần chờ mà hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc nhé!
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Mỹ Thuật Trung Quốc
-
Lược Sử Trung Quốc Họa: Một Góc Nhìn Về Nền Mỹ Thuật Trung Quốc
-
Tổng Quan Về Nền Hội Họa Truyền Thống Trung Hoa
-
Mỹ Thuật Trung Quốc - Tài Liệu Text - 123doc
-
Thể Loại:Mỹ Thuật Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Soạn Mĩ Thuật Lớp 9 Bài 16: TTMT - Sơ Lược Về Nền Mĩ Thuật Châu Á
-
Z Về Ngành Mĩ Thuật - Du Học Trung Quốc Riba - Laizhongliuxue
-
Lịch Sử Mỹ Thuật Trung Quốc - Lương Cửu, Trần Kiến Quân
-
Sơ Lược Mỹ Thuật đương đại Trung Quốc
-
Lịch Sử Mỹ Thuật Trung Quốc - Lịch Sử Thế Giới
-
Nghệ Thuật Trung Hoa - Páginas De Delphi
-
Lịch Sử Mỹ Thuật Trung Quốc - Nhà Sách Tri Văn
-
Nghệ Thuật đương đại Trung Quốc: Hệ Quả Từ Một Chính Sách «
-
Học Viện Mỹ Thuật Trung Quốc
-
HỌC VIỆN MỸ THUẬT TRUNG QUỐC (中国美术学院) - Du Học - Qtedu