NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN ...
Có thể bạn quan tâm
(Bài viết chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của tác giả Nguyễn Thanh Tâm)
MỤC LỤC: Phần 1:Người mua với mục đích ở thực Phần 2: Người mua với mục đích đầu tư để đó Phần 3: Người mua với mục đích đầu tư dài hạn |
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN (Phần 1)
Trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là vay mua nhà thì thuật ngữ “đòn bẩy” được sử dụng khá thường xuyên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được cách sử dụng đòn bẩy thế nào, tỷ lệ nên vay là bao nhiêu,....
Bài viết này em sẽ chia sẻ kiến thức cũng như những ví dụ giúp mọi người rõ hơn về công cụ được nhiều nhà đầu tư bất động sản sử dụng này
Đầu tiên là: Người mua với mục đích ở thực
Với nhiều khách hàng có nhu cầu mua nhà ở thực, yếu tố quan trọng nhất vẫn là tính toán lộ trình tài chính thận trọng và phù hợp khi sử dụng đòn bẩy vốn.
Trước tình hình giá nhà ngày một cao, nhiều bạn trẻ đang sống và làm việc tại các tỉnh thành lớn như TPHCM, Hà Nội muốn mua một căn hộ tầm 3-5 tỷ, phù hợp với tài chính của gia đình, thì đòn bẩy tài chính là 1 giải pháp được nhiều bạn lựa chọn để sở hữu được nhà ở.
Ví dụ, Anh Nguyễn Văn A sắp có gia đình, tổng thu nhập 2 vợ chồng gần 40tr đồng. Anh đang phân vân giữa căn hộ 2PN ở TP Thủ Đức giá 4,5 tỷ hoặc căn tương tự ở Bình Chánh giá 3,6 tỷ. Nếu đi vay, anh A dự kiến sẽ vay 50% giá trị căn hộ, phần còn lại anh có thể sử dụng nguồn tiền tích lũy của bản thân và hỗ trợ từ 2 bên gia đình.
Vấn đề của anh A cũng là băn khoăn mà nhiều người gặp phải, nhất là trong bối cảnh giá nhà chênh lệch quá nhiều so với thu nhập của người lao động. Chưa đủ tiền để mua đứt tài sản thì đi vay là giải pháp tất yếu.
Với trường hợp của anh A, dù mua căn hộ có giá trị bao nhiêu, vay vốn từ bất kỳ kênh nào cũng cần có tài chính bản thân tầm 50% giá trị tài sản và chỉ nên vay tối đa 50%. Nếu tính giá thị trường hiện tại, mua một căn hộ tầm 3,6 tỷ, người mua cần có ít nhất 1,8 tỷ và đi vay thêm 1,8 tỷ. Giả sử lãi suất chung của thị trường nằm khoảng 10%/năm, với thời hạn vay là 25 năm, mỗi tháng anh A cần phải trả số tiền cả gốc lẫn lãi 21 triệu (tiền gốc 6tr đồng và lãi suất vay tương đương 15 triệu).
Tham khảo thêm:
Như vậy, thu nhập của vợ chồng anh A (chưa có con nhỏ) ở tầm 40 triệu đồng/ tháng, 21tr để trả nợ, còn 19 triệu để chi phí, tiền sinh hoạt là 4 triệu, tiền ăn uống là 5 triệu, chi phí khác 5 triệu đồng thì vẫn còn dư 5 triệu dự phòng vấn đề phát sinh như đau bệnh, hư hỏng xe,...
=> Nhìn chung nếu vay mua căn hộ với giá này thì vẫn hợp lý cho nguồn tài chính như vợ chồng anh A.
Tương tự, với trường hợp căn hộ có giá 4,5 tỷ thì anh A cần có ít nhất 2,25 tỷ và đi vay 2,25 tỷ trong 25 năm, cả gốc lẫn lãi mỗi tháng phải trả lên đến 26,25tr. Nếu mua căn hộ này thì vợ chồng anh A cần có thêm 450tr đồng nữa so với căn 3,6 tỷ. Và khi trả nợ NH 26,25 triệu/ tháng, vợ chồng anh A còn 13,75 triệu đồng, cần phải tiết kiệm và thắt chặt chi tiêu trong gia đình ví dụ tiền sinh hoạt nên giảm xuống còn 3tr, tiền ăn uống giảm còn 3 triệu, còn dư 3 triệu để đề phòng những trường hợp phát sinh xảy ra.
Lưu ý, vì số tiền lãi sẽ giảm dần qua các tháng theo mức thanh toán số tiền gốc mỗi tháng của người mua nên áp lực chi trả cũng giảm bớt vào các năm sau. Mức 26,25 triệu đồng là mức cao nhất mà anh A phải trả mỗi tháng. Tuy nhiên nếu dùng đòn bẩy tài chính, anh A nên đặt mục tiêu tăng thêm thu nhập để rút ngắn kỳ hạn vay giảm bớt gánh nặng tâm lý và mất đi cơ hội tích lũy vốn để đầu tư sinh lời vào các kênh đầu tư khác.
Nhìn chung khi sử dụng đòn bẩy tài chính, bạn cần chuẩn bị tâm lý, tính toán toàn bộ khả năng tài chính của bản thân, tỷ trọng vốn vay khi mua nhà chỉ nên cân nhắc ở mức dưới 50% giá trị tài sản. Các trường hợp vay 70 - 80% giá trị căn hộ có thể gặp nhiều rủi ro khi lãi suất tăng sau thời gian hết ưu đãi.
Tham khảo thêm: Cách kiểm tra lực đòn bẩy âm hay dương :
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN (Phần 2)
• Người mua với mục đích đầu tư
Sau phần 1 chủ yếu nói về Người mua với mục đích ở thực, thì đến phần 2 là về người dùng “đòn bẩy tài chính” với mục đích đầu tư. Hiện nay trên thị trường có 2 dạng Nhà đầu tư đang dùng đòn bẩy tài chính với 2 mục đích: đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.
Thứ nhất là đối với: Người mua với mục đích đầu tư ngắn hạn
Ví dụ: Một Nhà đầu tư (NĐT) đang có trong tay 1 tỷ tiền mặt và muốn đầu tư một dự án sắp hoàn thiện (bàn giao trong vòng 6 tháng - 1 năm) rất có tiềm năng tại Q9 (CĐT uy tín, NH liên kết hỗ trợ, vị trí địa lý thuận lợi) khoảng 3 tỷ.
Anh A đi vay NH thêm 2 tỷ, 20 năm, với chính sách cho vay ưu đãi là 8%/năm,...
Giả sử sau 1 năm, đã nhận bàn giao và anh A bán lại căn hộ đó với giá 3,4 tỷ đồng tương đương tăng 13,3%, Dư nợ gốc còn lại ~ 1,9 tỷ đồng, chi phí lãi 1 năm tầm 160 trđ, chi phí trả nợ trước hạn là 3% tương đương 57 triệu đồng, thuế thu nhập 2% ~ 67 triệu đồng.
Tức anh A đã sinh lời khoảng 114 triệu đồng tương đương 11,4%/năm trên vốn bỏ ra (1 tỷ đồng) nhờ dùng đòn bẩy tài chính.
Tuy nhiên không phải bất động sản nào cũng tạo ra tiền, đặc biệt trong ngắn hạn. Chiến lược dùng đòn bẩy tài chính để đầu tư trong thời gian ngắn tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư không xác định đúng thời điểm cũng như hoạt động của dự án kém hiệu quả. Hoặc sau thời gian ưu đãi không bán được, đến lúc phải đóng tiền lãi thì phần lợi nhuận sẽ bị giảm bớt vì chi phí lãi, cũng như áp lực trả nợ gốc vào thời điểm này hoặc bị phát sinh các chi phí khác trong quá trình vay vốn cũng làm giảm phần lợi nhuận, thậm chí lỗ. Ngược lại, nếu đầu tư đúng thời điểm, với dự án tốt thì có thể đem lại lợi nhuận khá tốt.
Những rủi ro thường gặp trong việc dùng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản ngắn hạn:
• Không kiểm soát được khả năng thu hồi vốn và khả năng sinh lời của tài sản: Đây là điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi NĐT quyết định sử dụng hình thức đòn bẩy tài chính khi mua bán nhà đất. Số tiền vay được “giam” lại khi thị trường biến động (do chính sách của nhà nước, do cung cầu,...) gây khó khăn cho việc bán BĐS thuộc sở hữu của NĐT. Nếu nhà đầu tư không có nguồn vốn cố định hoặc không quản lý kịp thời sẽ “trắng tay” thì tất nhiên sẽ lỗ.
• Thách thức của việc lựa chọn nguồn vay: Đối với các nhà đầu tư, việc sử dụng đòn bẩy tài chính quyết định phần lớn đến sự thành bại của hoạt động đầu tư. Nếu bạn chọn công ty nặng lãi thì lợi nhuận bị giảm sút và trong kinh doanh nếu chẳng may gặp phải rủi ro thì lãi suất cao sẽ khiến NĐT khốn đốn. Đối với vay NH, hiện nay trên thị trường có rất nhiều NH với mức lãi suất dao động 7-11%. Tuy nhiên, nếu bạn có thể được hỗ trợ để lựa chọn ngân hàng có ls tốt và phù hợp với bản thân, hay bạn có thể vay 1 NH X với lãi suất ưu đãi năm đầu là 7%, sau đó bạn có thể xoay vòng vốn để tất toán khoản tiền vay đó và vay thêm một ngân hàng khác để hưởng lãi suất ưu đãi tiếp theo. Đó là 1 cách giúp nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa số tiền từ nguồn vốn này.
• Thách thức lớn khi thị trường biến động: Nếu nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động sản, sự biến động của thị trường có thể khiến giá BĐS giảm thất thường, điều này ngoài việc tạo ra cơ hội còn có thể tạo ra thách thức lớn. Nếu giá bất động sản đóng băng hoặc giảm, đòn bẩy có thể bị phản tác dụng.
Tham khảo thêm:
NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (Phần cuối)
Hôm nay em xin phép lên Phần cuối của chuỗi bài “Đòn bẩy tài chính trong bất động sản” sau 2 phần trước là dành cho người mua nhà ở thực và đầu tư ngắn hạn. Hy vọng có thể đóng góp thêm được ý kiến và chia sẻ những kiến thức mà mình có được đến với các anh chị!
• Người mua với mục đích đầu tư dài hạn
Ví dụ: Anh A (độc thân) đang có cơ hội mua căn nhà với giá 2 tỷ nhưng đang được bán với giá 1,8 tỷ. Nếu bán ngay anh A có thể bán lướt ở mức giá 1,9 tỷ đồng. Giá cho thuê nhà tương tự bình quân ở khu vực là tầm 6 triệu đồng (nhà thường) và 8 triệu đồng (kèm nội thất).
Trong trường hợp dùng đòn bẩy tài chính Anh A đang có 700 triệu tiền mặt và thay vì vay 1,1 tỷ thì anh A vay NH 1,2 tỷ để mua căn nhà này, với số tiền góp hàng tháng là 5 triệu đồng, chi phí lãi ưu đãi là 8%/năm tương đương mỗi tháng anh phải trả 8 triệu đồng. Anh A dùng 100 triệu đồng dư ra để đầu tư thêm thiết kế nội thất và thiết bị để cho thuê với giá cao hơn bình thường 1 xíu là khoảng 8 triệu/ tháng => Đủ bù lãi suất ngân hàng.
- Thu nhập từ kinh doanh của anh A là 20 tr đồng/tháng. Như vậy sau khi trừ gốc mỗi tháng anh vẫn còn 15 triệu đồng để chi phí và tích lũy.
- Sau 1 năm anh A đến ngân hàng khác và đề nghị định giá căn hộ, ngân hàng sẽ định giá dựa trên giá thị trường và hợp đồng thuê nhà mà anh A đang có.
- Giá nhà sau 1 năm có thể tăng thành 2,2 tỷ, cộng thêm việc căn nhà có thiết kế và nội thất cũng làm tăng giá trị.
- Anh A đã trả góp cho NH được 60 triệu trong khoản vay 1,2 tỷ. Dư nợ còn lại là 1,14 tỷ đồng
Nếu ngân hàng đồng ý cho anh A vay 1,6 tỷ, anh quay lại thanh toán khoản vay với NH cũ và dư ra 400 triệu tiền mặt (trừ phí trả nợ trước hạn và các chi phí dự phòng khác) để đầu tư tiếp tục vào kinh doanh hoặc mua 1 BĐS khác để đầu tư với giá trị tương đương hoặc mua căn hộ ưu đãi LS 0% để thu về thêm lợi nhuận sau 1 thời gian nữa.
=> Như vậy thay vì bán ngay để kiếm lời và thu về giả sử 100tr đồng (nếu muốn bạn nhanh) thì với đòn bẩy tài chính anh A có thể thu được 400 trđ tiền mặt để đầu tư tiếp và vẫn giữ được căn nhà.
Nếu nhà đầu tư nào muốn bảo đảm sự an toàn cho dòng tiền của mình khi cho thuê căn hộ.
Ví dụ, nếu hợp đồng thuê 6 tháng bị huỷ ngang, và sau đó không có người thuê, thì dòng tiền để trả cho khoản vay NH sẽ bị sụt giảm. NĐT có thể đề phòng rủi ro xảy ra bằng cách mua BH cho thuê, khi hợp đồng thuê của bạn bị gián đoạn thì bảo hiểm có thể hỗ trợ tiền thuê của bạn đến hết năm. Giải pháp này có thể giúp NĐT nắm chắc việc dòng tiền cho thuê vẫn ổn định để trả khoản nợ cho NH.
Bên cạnh đó, vay dài hạn giúp bạn chủ động hơn trong tài chính, vừa đảm bảo trả nợ NH, vừa có tiền trang trải cho các chi tiêu, sinh hoạt. Nhiều NH hiện nay cũng áp dụng mức tính lãi dựa theo dư nợ giảm dần, số tiền phải trả qua từng năm cũng giảm dần. Vì vậy, vay dài hạn và trả nợ trước hạn là phương pháp an toàn cho nhà đầu tư.
Nói chung, Sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư bất động sản là hoạt động phổ biến của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp. Công cụ này đã và đang hỗ trợ đắc lực cho hoạt động đầu tư bất động sản, giúp nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thu về lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, đòn bẩy tài chính vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể đưa doanh nghiệp đến phá sản, nợ nần. Nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về đòn bẩy tài chính, mỗi nhà đầu tư cần có chiến lược sử dụng công cụ này trong đầu tư bất động sản một cách hiệu quả.
—Em xin hết—
(Theo Thanh Tâm)
Tham khảo thêm:
Dao Quoc Viet
vay 50% quay đầu là đúng rồi. Ai xúi 70 80 % là thấy cảnh tối ngày ăn trả nợ. Tuy là có trường hợp cân được nhưng không đúng với số đông. Rủi ro không nằm ở năm đầu, thấy cảnh là mấy năm biến động ấy
Thanh Tâm
Dao Quoc Viet dạ đúng rồi anh. Cái gì cũng có 2 mặt, cân chỉnh tỷ lệ vay không đúng thì nếu xảy ra trường hợp dòng tiền giảm dẫn đến rủi ro khá cao!
Dao Quoc Viet
Nguyễn Thanh Tâm Thị trường giờ ít ai tư vấn có tâm , tính ra là a luôn nhận được lời mời vay max hoặc làm sao vay max mà không thấy ai nhìn vô số tiền sau khi trả hàng tháng làm sao sống.
Thanh Tâm
Dao Quoc Viet dạ anh, KH em hỗ trợ cũng phàn nàn gặp nhiều nhân viên tư vấn ở NH chào mời vay được 100% giá trị TS, rồi chỉ nói về LS năm đầu ưu đãi hấp dẫn còn những năm sau đó thì chả thấy đả động
Dao Quoc Viet
Nguyễn Thanh Tâm quan trọng là phải xem ngta làm sao sống, làm sao dự phòng được rủi ro cuộc đời. Nói đâu xa, vay 70-80 % khéo làm 3 Job trả nợ oằn mình ???? thời gian đâu nghỉ ngơi , con cái
Dao Quoc Viet
Nguyễn Thanh Tâm Thx e. Chủ đề này nên làm lâu r , nên đào sâu hơn. Làm kinh tế phải gắn với đời sống
Thanh Tâm
Dao Quoc Viet dạ anh, tư vấn phải bằng cái tâm chứ không thể vì lợi ích trước mắt được anh nhỉ! Lợi mình rồi khách còng lưng !
Hồ Quân
Dao Quoc Viet Tùy ,như mình đang vay max vẫn bình thường ,vay được 70% ,bữa mà 80% cũng múc ,bí kíp ở đây là cân bằng được con số nợ phải trả
Dao Quoc Viet
Hồ Quân Không dành cho số đông bạn ơi. Ai cân nổi dòng tiền mới được. Rủi ro cao mà k cân được thì nhiều người gãy . Nhất là mua ở không phải đầu tư nữa
Lan Đoàn
Hiện các Các CDT thường hỗ trợ ân hạn gốc và miễn lãi nên có 50% thì quá khoẻ rồi. Nếu có 30% đã có thể vay khoẻ. 2 năm sau nhận nhà trả trước hạn còn chừng 30-50% vay thôi. Nhiều KH thu nhập tốt tranh thủ mua sớm thì rất ổn!
Đỉnh Nguyễn
Ko thấy quỹ dự phòng trong nhà có người bệnh nặng hoặc thất nghiệp kéo dài. Rủi ro xảy ra ko bán nhà kịp.
Thanh Tâm
Đỉnh Nguyễn dạ em có dự phòng rủi ro phát sinh hằng tháng, nhưng mà theo em nếu đang trong quá trình trả nợ thì không nên để tình trạng thất nghiệp kéo dài xảy ra anh ạ!
Đỉnh Nguyễn
Nguyễn Thanh Tâm chuyện rủi ro đâu ai lường trước đc. Nên rainyday fun bắt buộc phải có.
Đặng Minh Đoàn
Vay cả đống tiền để đầu tư tiêu sản như chung cư chưa bao giờ là bài toán hay. Nào dư giả tài chính thì hưởng thụ cũng dc.
Thanh Tâm
Đặng Minh Đoàn dạ nếu nói chung cư là tiêu sản thì chưa đúng lắm ấy anh ạ! Đầu tư mua chung cư cho thuê hay mua rồi được giá bán lại vẫn oke anh ạ!
Hoang An
Còn tuỳ thuộc vào thu nhập hằng tháng nữa chứ k hẳn hơn 50% là ko an toàn. Ví dụ mua căn 4 tỷ vay 50% cũng là 2ty. Mà căn 3ty vay 2ty thì thành 70%. Quan trọng cân đối tài chính.
Thanh Tâm
Hoang An dạ em có nói quan trọng là phải xem xét tài chính cá nhân phải tầm 50% giá trị TS và chỉ nên vay tối đa 50% để đảm bảo an toàn không phải gặp rủi ro LS sau thời gian hết ưu đãi hay dòng tiền đột nhiên bị giảm do biến động thị trường,… ấy ạ
Nguyen Hoang
hông tiên vay mua nhà 3t6 là mệt lắm. theo mình chỉ nên vay 30% hoy là đẹp.
Thanh Tâm
Nguyen Hoang dạ vay tối đa là 50%, còn cụ thể bao nhiêu phải xem tài chính mỗi người nữa ấy anh!
Hiep Doan
Như này là vay đơn thuần chứ đòn bẩy gì nhỉ?
Thanh Tâm
Hiệp Đoàn dạ bản chất "đòn bẩy tài chính trong BĐS" là sử dụng vốn vay để đầu tư thay vì dùng vốn tự có mà ạ! Hiểu đơn giản hơn là dùng vốn vay với LS thấp hơn để tạo ra khoản lợi nhuận lớn hơn. Nếu anh có 3 tỷ anh dùng để mua nhà hết thì thay vì đó anh dùng 1,5 tỷ tiền mặt còn 1,5 tỷ anh vay NH. Ví dụ LS NH trung bình là 8%/năm, thì anh lấy 1,5 tỷ còn dư lại để đi đầu tư lợi nhuận dao động khoảng 10%/năm. Vậy thì anh vẫn dư giả ra 2% rồi ạ!
Hoang Anh
về cơ bản 50% là an toàn nhưng vài năm biến động thì thu nhập có thể thay đổi. Nên nếu có khả năng thì chỉ nên vay 30-40% cho an toàn. cái này mình thấy gọi là Vay hơn là đòn bẩy tài chính. Vì cả 2 cộng lại mới dc 40tr... 1 trong 2 mất thu nhập thì gãy luôn sao ~.~
Thanh Tâm
Hoang Anh dạ vậy nên em có thêm câu: "Tuy nhiên nếu dùng đòn bẩy tài chính, anh A nên đặt mục tiêu tăng thêm thu nhập để rút ngắn kỳ hạn vay giảm bớt gánh nặng tâm lý và mất đi cơ hội tích lũy vốn để đầu tư sinh lời vào các kênh đầu tư khác."
Nhà Bi
Về cơ bản, có tiền mới nên vay.
Thanh Tâm
Nhà Bi phải có sẵn số vốn nhất định, cụ thể là 50% giá trị TS mình muốn mua thì mới nên dùng đến “đòn bẩy” để an toàn ạ!
Nhà Bi
Nguyễn Thanh Tâm phải có đủ 100% chứ em. 50% đối ứng thì phải có sẵn, 50% cong lại nó phải nằm đâu đó nhưng cũng phải trên đường về chứ konphair 50% đó chỉ có trong tưởng tượng
Thanh Tâm
Nhà Bi dạ anh, ý em là mình phải có tối thiểu 50% rồi đi vay. Với phần lớn người mua nhà ở thực, đặc biệt là giới trẻ hiện nay không thể có đủ 100% giá trị của căn nhà anh ạ. Nếu có 50% nằm ở đâu đó vậy càng tốt, còn không có thì phải cố gắng nâng cao thêm thu nhập để dễ thở hơn ạ!
Nhà Bi
Nguyễn Thanh Tâm thì ý a là 50% còn lại nó phải có cơ sở tồn tại thực ấy.
Zuzi Phuong
Đừng ví dụ quận 2 và quận bình chánh.. 2 khu vực này quá xa nhau. Phải xem nơi ở có thuận tiện với gd anh A hay ko nữa. Vay 70% cũng đc vì tiền mỗi năm mỗi mất giá trong khi giá nhà cũng tăng nhanh. Khi có nợ con ng ta sẻ có động lực cố gắng hơn ... Tôi đây còn tay ko bắt giặt ấy... hihi
Thanh Tâm
Zuzi Phuong dạ anh, nhưng mình phải biết tỷ lệ vay nào là hợp lý với tài chính cá nhân mình. Nếu mà gồng quá sức sẽ phản tác dụng ấy ạ.
Pham Pham
Tự có 70 vay 30 là hợp lý Vay hơn vất vả mệt lắm
Thanh Tâm
Pham Pham dạ 50% đổ lại là hợp lý anh ạ, vay nhiều quá thì nếu có biến động thị trường lớn như những năm gần đây thì khó mà xoay sở kịp
Thiên An Phan
Bài viết có tâm, chỉnh chu, nhưng hơi màu hồng, qua năm thứ 2 có một số dự án căn hộ vẫn dậm chân tại chỗ, đồng thời lãi suất huy động tăng -> lãi suất cho vay lên trên 15-16%/ năm, tình hình cho thuê ảm đạm là khách hàng vô thế kẹt liền.
Nói chung thu nhập 20tr/ tháng mà vay 1 tỷ 200 là cũng khá là liều đấy
Nguyễn Thanh Tâm
dạ anh, nên khi dùng đòn bẩy mình phải xem xét kỹ dự án. Phòng trường hợp tình hình cho thuê ảm đạm nên em đã đề ra phương án là anh A nên mua thêm hợp đồng cho thuê để đảm bảo được dòng tiền ạ
Thiên An Phan 20tr/ tháng mà với mục đích đầu tư thì em nghĩ HIGH RISK HIGH RETURN ấy anh ạ!
Thiên An Phan
Nguyễn Thanh Tâm vay trả lãi k gốc rồi đáo hạn thì chơi được bạn, chứ vay trả gốc luôn thì mệt mỏi lắm
Nguyễn Thanh Tâm
Em dùng 20 trđ cho kịch tính chứ an toàn thì thu nhập tầm 30trđ sẽ tốt hơn.
Hồ Hoàng
Đòn bẩy thì giá nhà phải lên,v.v.. nên kiểm soát rủi ro tài chính cá nhân tốt nữa. Thanks ad nhé
Nguyễn Thanh Tâm
Hồ Hoàng dạ đúng vậy anh! Đòn bẩy nếu dùng đúng thì mang lại lợi nhuận tốt đấy, nhưng phải tính toán tài chính,... để phần trăm thành công lớn hơn. Nếu không dễ thành con dao 2 lưỡi lắm anh ạ
Trần Thiên Quảng
Lý thuyết bao vây hay, nhưng cần cđt chăm sóc và quảng cáo dự án thường xuyên nữa là ô cơ.
Nguyen Thanh Hoa
Tại sao anh A ko nhờ chính bank đang vay định giá lại để vay thêm, đỡ phải tất toán cũng như bị phạt trả trước hạn?
Nguyễn Thanh Tâm
Nguyen Thanh Hoa dạ, em đang tính trong trường hợp vay bank khác để hưởng LS ưu đãi tốt hơn ấy ạ. Nếu LS ưu đãi tốt hơn thì phần phí phạt trả trước không đáng kể ấy ạ!
Nguyen Thanh Hoa
Nguyễn Thanh Tâm anh A chỉ có 700tr tiền mặt và đã vay, vậy tiền đâu để tất toán 1.14 tỉ dư nợ? Như vậy phải vay ae xã hội, vậy bù với lãi ưu đãi 1-2 năm đầu thì cũng cần cân nhắc ha
Nguyễn Thanh Tâm
Nếu vay được người thân thì tốt anh, có phê duyệt khoản vay mới rồi mình tất toán chuyển nợ. Không thì có thể nhờ chuyên gia tư vấn refinance với chi phí vừa phải cũng được. Thường mất tầm 3-5 ngày giải ngân xong thôi.
Nguyen Thanh Hoa
Nguyễn Thanh Tâm này xuôi buồm êm gió thì ko nói gì, trục trặc 1 chút (vì ko chắc được chuyện gì khi bank chưa giải ngân) thì rủi ro luôn nằm đó. Nó ập đến 1 lần là thấy cảnh ngay
Nguyễn Thanh Tâm
Nguyen Thanh Hoa đúng rồi, vậy nên em nghĩ cần có người tư vấn hỗ trợ sẽ tốt hơn.
Nguyen Thanh Hoa
Nguyễn Thanh Tâm bạn là người hiểu bạn nhất, và bạn là người chịu trách nhiệm với chính mình. Người tư vấn không chịu thay bạn. Luôn là thế. Cơ mà bạn bên bank cho mình hỏi liệu các bank thương mại có được cấp thêm zoom cho vay ko chứ giờ giờ bank đồng ý cho vay, đến lúc giải ngân bảo không còn tiền
Nguyễn Thanh Tâm
Nguyen Thanh Hoa Em sẽ làm 1 series về LS và cách để tối ưu hóa dòng tiền đi vay vào những ngày tiếp theo ấy ạ!
Phúc Nguyễn
Cảm ơn bài viết của bạn. Nếu mua để ở thì không nói còn mua để đầu tư thì có Keyword là “chi phí sử dụng vốn”. Tại sao có người có đủ tiền vẫn vay, tại sao có căn thì bán trước khi giao nhà, có căn bán sau khi giao nhà và có căn thì bán sau một thời gian cho thuê là tốt nhất.
Nguyễn Thanh Tâm
Phúc Nguyễn dạ em đồng ý với anh! Tùy vào đối tượng và mục đích họ dùng là gì để lựa chọn cách sử dụng phù hợp anh ạ
Đoàn Hải Nam
công nhận tuy bài dài nhưng được cái là hay. Hiếm khi mình đọc thấy bài nào viết có tâm vậy lắm.
Nguyễn Thanh Tâm
Đoàn Hải Nam em cảm ơn anh, cố gắng minh họa hết sức để người đọc dễ hiểu anh ạ
Từ khóa » Nghệ Thuật đòn Bẩy Là Gì
-
Thế Nào Là Bút Pháp ước Lệ Và Nghệ Thuật đòn Bẩy - Yến Trang
-
Cho Mk Hỏi Biện Pháp Nghệ Thuật đòn Bẩy Là Gì??? - Hoc24
-
Những định Nghĩa Về Biện Pháp Nghệ Thuật + Thể Loại + Giải Thích ...
-
Ba Loại đòn Bẩy Trong Nghệ Thuật Thuyết Phục
-
Nghệ Thuật đòn Bẩy Là Gì - 123doc
-
Nghệ Thuật đòn Bẩy đc Nguyễn Du Thể Hiện Như Thê Nào Trong Bài ...
-
Thủ Pháp đòn Bẩy được Thể Hiện Như Thế Nào Qua đoạn Trích Chị Em ...
-
Biện Pháp Sóng đôi Và đòn Bẩy Trong Miêu Tả Vân, Kiều - Sinh Viên Giỏi
-
Thủ Pháp đòn Bẩy Là Gì - Blog Của Thư
-
Quản Lý Thời Gian - Thuật Đòn Bẩy - 15 Phút Một Ngày
-
Nghệ Thuật đòn Bẩy Tài Chính: Vốn Trăm Triệu Kiếm Tỉ đồng Từ Bất động ...
-
Sử Dụng Đòn Bẩy để đạt được Nhiều Hơn Với Cùng Một Nỗ Lực
-
Đòn Bẩy Cho Nghệ Thuật Cộng đồng - Báo Người Lao động
-
Quản Lý Thời Gian - Thuật Đòn Bẩy - 15 Phút Một Ngày