Nghị định 40-CP Bảo đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông đường Thuỷ Nội ...
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn tìm kiếm Nhập bất cứ thông tin bạn muốn tìm. Ví dụ: Số hiệu, Loại văn bản, Lĩnh vực, Cơ quan ban hành, Người ký... Để tìm chính xác, hãy nhập từ khóa tìm kiếm trong ngoặc kép hoặc kết hợp các từ khóa. Ví dụ: "Từ khóa 1" "Từ khóa 2"... Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm bạn có thể sử dụng chức năng lọc văn bản bên dưới.Nghị định 40-CP
Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- Văn bản pháp luật
- Giao thông - Vận tải
- Nghị định
- Nghị định 40-CP
- Nội dung
- Lược đồ
- Văn bản liên quan
- Lịch sử hiệu lực
- Văn bản gốc
- English
Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đã được thay thế bởi Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 23/2004/QH11 và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2005.
Nội dung toàn văn Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
CHÍNH PHỦ ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** |
Số: 40-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 40-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 2 tháng 12 năm 1994; Căn cứ Pháp lệnh cảnh sát nhân dân ngày 28 tháng 1 năm 1989 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 6 tháng 7 năm 1995; Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.-
1. Nghị định này quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, nhằm đảm bảo an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và của nhân dân.
2. Người, phương tiện tham gia giao thông và sử dụng các công trình giao thông đường thuỷ nội địa phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định này.
3. Người và phương tiện hoạt động trong vùng nước cảng biển đầu tiên trong sông và luồng tầu biển đã được cấp có thẩm quyền công bố cho phép phương tiện ra vào hoạt động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
4. Đối với đường thuỷ nội địa trùng với đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và các nước, ngoài việc chấp hành các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các điều khoản của Hiệp định về biên giới mà Việt Nam đã ký kết.
Điều 2.- Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 3.- Các cơ quan Nhà nước phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân thi hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 4.-
1. Mọi hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Những người thi hành công vụ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa không làm tròn nhiệm vụ, sách nhiễu, gây phiền hà, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 5.- Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:
1. Đường thuỷ nội địa bao gồm các tuyến đường thuỷ có khả năng khai thác giao thông vận tải trên các sông, kênh, rạch, cửa sông, hồ, ven vịnh, ven bờ biển, đường ra đảo, đường nối các đảo thuộc nội thuỷ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Các công trình giao thông đường thuỷ nội địa bao gồm:
Luồng chạy tàu, thuyền; âu thuyền; kè; đập (trừ kè, đập thuỷ lợi); cảng, bến, kho bãi; phao tiêu báo hiệu và các công trình thiết bị phụ trợ khác, trong Nghị định này gọi chung là công trình giao thông.
3. Chướng ngại vật là do thiên nhiên hoặc con người gây nên, ảnh hưởng đến giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
4. Cảng (bến) chuyên dùng là cảng (bến) xếp, dỡ hàng hoá, vật tư phục vụ cho dây chuyền sản xuất, không có chức năng kinh doanh xếp, dỡ hàng hoá.
5. Vùng nước cảng, bến thuỷ nội địa bao gồm: vùng nước trước cảng, bến; vùng neo đậu; vùng chuyển tải và luồng dẫn từ vùng nước trước cảng, bến đến luồng chạy tàu, thuyền trong Nghị định này gọi chung là vùng nước cảng, bến.
6. Luồng rộng là luồng có chiều rộng dải tầu chạy lớn hơn hoặc bằng 5 lần chiều dài của phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.
7. Luồng hẹp là luồng có chiều rộng dải tầu chạy nhỏ hơn 5 lần chiều dài của phương tiện, tại vị trí phương tiện đó đang hoạt động.
8. Phương tiện thuỷ nội địa (trong Nghị định này gọi chung là phương tiện) bao gồm:
a. Tầu, thuyền có động cơ hoặc không có động cơ;
b. Bè mảng;
c. Các cấu trúc nổi được sử dụng vào mục đích giao thông, vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ trên đường thuỷ nội địa.
9. Đậu là phương tiện đứng yên nhờ neo hoặc các dây chằng buộc khác.
10. Đò là loại phương tiện thuỷ cỡ nhỏ dùng để chở hành khách, hàng hoá, chuyển động bằng chèo, buồm, dây kéo hoặc bằng máy công suất không quá 15CV, trọng tải không quá 5 tấn hoặc dưới 13 khách được thiết kế và đóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc theo kinh nghiệm dân gian.
a. Đò ngang là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh.
b. Đò dọc là đò vận chuyển hành khách, hàng hoá đi dọc sông, kênh, hồ khoảng cách không quá 10km.
c. Đò màn là phương tiện cập vào tầu khách để đón, trả hành khách trong khi tầu khách đang hành trình.
11. Phương tiện thuỷ gia dụng là phương tiện chỉ phục vụ cho cá nhân, gia đình, không tham gia kinh doanh vận tải, có trọng tải không quá 5 tấn hoặc công suất máy không quá 15CV.
12. Phương tiện cơ giới là phương tiện di chuyển nhờ động cơ.
13. Phương tiện thô sơ là phương tiện dùng sức người, vật, gió, nước làm động lực để di chuyển.
14. Đoàn tàu lai kéo là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ kéo (gọi là tàu kéo) và các phương tiện bị kéo.
15. Đoàn tầu lai đẩy là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ đẩy (gọi là tầu đẩy) và các phương tiện bị đẩy.
16. Đoàn tầu lai áp mạn là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ lai và các phương tiện bị lai áp mạn một bên hoặc hai bên.
17. Đoàn tầu lai hỗn hợp là đoàn tầu được liên kết với nhau gồm các phương tiện làm nhiệm vụ lai và các phương tiện bị lai ghép theo đội hình hỗn hợp:
a. Lai kéo với lai đẩy;
b. Lai kéo với lai áp mạn; c. Lai đẩy với lai áp mạn;
d. Vừa lai kéo, vừa lai đẩy, vừa lai áp mạn.
18. Phương tiện đang hành trình là phương tiện đang di chuyển hoặc đứng yên không nhờ neo.
19. Phương tiện chạy cắt đường nhau là ban ngày phương tiện này chỉ trông thấy một bên mạn của phương tiện kia, ban đêm chỉ trông thấy một đèn mạn (xanh hoặc đỏ) của phương tiện kia.
20. Phương tiện mất chủ động là phương tiện đang hành trình, vì trường hợp đặc biệt nào đó đã không còn khả năng hoạt động theo ý muốn của người điều khiển.
21. Tín hiệu là những thông tin bằng âm hiệu, đèn hiệu, cờ hiệu và dấu hiệu được dùng để liên lạc nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông trên đường thuỷ nội địa.
22. Người tham gia giao thông là người thuyền viên và người sử dụng các loại phương tiện thuỷ gia dụng; người làm các công việc khác hoạt động trên đường thuỷ nội địa.
23. Thuyền viên là những người làm việc trên phương tiện thuỷ nội địa theo chức danh tiêu chuẩn quy định (trừ những người làm việc trên phương tiện gia dụng).
24. Thuyền trường hoặc người điều khiển phương tiện là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện, trong Nghị định này gọi chung là thuyền trưởng.
25. Hành khách là người trên phương tiện chở khách trừ thuyền viên, những người thuộc gia đình thuyền viên cùng sinh sống trên phương tiện và những người được phân công làm nhiệm vụ trên phương tiện.
Điều 6.-
1. Khi xảy ra tai nạn giao thông thuyền trưởng phải lập tức tìm mọi biện pháp cứu người, tài sản, bảo vệ các dấu vết và hiện trường ở điều kiện cho phép, đồng thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân địa phương, công an hoặc đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa gần nhất.
2. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm cứu nạn. Người trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phương tiện, tài sản của người bị nạn phải được bảo vệ chu đáo. Nghiêm cấm dùng vũ lực và mọi hành vi khác gây nguy hại cho người, phương tiện, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. Mọi hành vi cản trở người thi hành công vụ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tiến hành lập biên bản.
5. Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra tai nạn phải tổ chức cứu nạn, bảo vệ hiện trường và chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết hậu quả tai nạn.
Điều 7.-
1. Lực lượng cảnh sát giao thông chỉ được lập trạm kiểm tra ở những nơi được Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép và chỉ được kiểm tra những phương tiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Nghiêm cấm tuỳ tiện dừng phương tiện để kiểm tra.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VỀ ĐẢM BẢO TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 8.- Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Ban hành tiêu chuẩn ngành về: kỹ thuật công trình giao thông đường thuỷ nội địa; kỹ thuật các loại phương tiện thuỷ; hành nghề thiết kế, đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ nội địa; công bố mở (đóng) luồng chạy tàu, thuyền, cảng, bến; cơ sở vật chất kỹ thuật, giáo viên của các trường, lớp đào tạo thuyền viên và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Ban hành quy tắc báo hiệu đường thuỷ nội địa Việt Nam.
3. Quy định tổ chức hoạt động của cảng vụ đường thuỷ nội địa ở những khu vực cần thiết.
4. Kiểm tra kỹ thuật các loại phương tiện thuỷ nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng).
5. Đăng ký, cấp biển số, quản lý các loại phương tiện thuỷ nội địa (trừ phương tiện phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng và phương tiện đánh bắt thuỷ sản).
6. Cấp giấy phép vận tải hàng hoá, hành khách cho phương tiện thuỷ nội địa tham gia kinh doanh vận tải.
7. Cấp phép sử dụng vùng nước có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa.
8. Tổ chức đào tạo, sát hạch, cấp bằng tốt nghiệp, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên.
9. Thanh tra bảo vệ công trình giao thông, xử lí vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
10. Phối hợp với Bộ Nội vụ theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa để có các biện pháp ngăn chặn tai nạn xẩy ra.
Điều 9.- Trách nhiệm của Bộ Nội vụ
1. Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa của lực lượng công an nhân dân (trừ phương tiện làm nhiệm vụ kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động).
2. Tổ chức kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
3. Chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Tổ chức điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông. Chủ trì và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
5. Lập các trạm kiểm soát giao thông đường thuỷ nội địa. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các trạm kiểm soát giao thông.
6. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ đơn vị quản lý công trình giao thông và lực lượng thanh tra giao thông trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Điều 10.- Trách nhiệm của Bộ Thuỷ sản
1. Đăng ký, cấp biển số, quản lý các phương tiện đánh bắt thuỷ sản.
2. Giao vùng nước để nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản có liên quan đến luồng chạy tầu, thuyền và hành lang bảo vệ luồng sau khi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải.
3. Chỉ đạo các đơn vị trong ngành đánh bắt thuỷ sản không gây ảnh hưởng giao thông trên luồng chạy tầu, thuyền.
4. Đưa nội dung pháp luật giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên tầu cá theo chương trình quy định.
Điều 11.- Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Kiểm tra kỹ thuật, đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa thuộc Bộ Quốc phòng (trừ phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế do Bộ Giao thông vận tải đăng ký, kiểm tra kỹ thuật và cấp phép hoạt động).
2. Chỉ đạo các đơn vị quân đội khi sử dụng phương tiện thuỷ hoạt động trên đường thuỷ nội địa, phải chấp hành pháp luật về giao thông vận tải và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (trừ trường hợp đang làm nhiệm vụ chiến đấu, diễn tập quân sự và những nhiệm vụ khẩn cấp theo lệnh của cấp có thẩm quyền).
3. Đưa nội dung pháp luật về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa vào các trường đào tạo thuyền viên của Bộ Quốc phòng theo chương trình quy định.
Điều 12.- Trách nhiệm của Bộ Thương mại
Khi lập kế hoạch nhập khẩu phương tiện thuỷ nội địa hàng năm phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải về số lượng, chủng loại phương tiện được nhập trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ thuật và tình hình luồng lạch, cảng, bến hiện tại.
Điều 13.- Trách nhiệm của các Bộ, ngành khác có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
Khi xây dựng dự án và trước khi thực hiện các công việc sau đây phải được sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:
1. Xây dựng các công trình vượt sông, các công trình trong phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa;
2. Vận hành các công trình liên quan đến điều tiết nước có ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội địa (trừ trường hợp có liên quan đến chống lũ).
3. Khai thác tài nguyên khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa;
Điều 14.- Trách nhiệm của các cơ quan thông tin, tuyên truyền:
Các cơ quan thông tin, báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và không thu phí.
Điều 15.- Trách nhiệm của Uỷ ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Tổ chức, chỉ đạo các ngành trong phạm vi quản lý của địa phương và Uỷ ban nhân dân huyện (quận), xã (phường) tiến hành mọi biện pháp cần thiết để:
a. Thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương;
b. Đăng ký, cấp phép hoạt động phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
c. Đào tạo thuyền viên, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
2. Tổ chức sắp xếp các bến, bãi, nơi neo đậu phương tiện; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản; họp chợ trên đường thuỷ nội địa tại địa phương.
3. Thực hiện các biện pháp chống thải bùn, cát, đất, đá, sỏi, rơm rạ, các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý, chất thải dân sinh xuống đường thuỷ nội địa; bảo vệ phao tiêu báo hiệu, các công trình giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.
4. Căn cứ pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giao thông vận tải và tình hình thực tế của địa phương, từng bước giải toả việc lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng chạy tầu, thuyền tại địa phương.
5. Tổ chức cứu người, phương tiện, tài sản và giải quyết hậu quả khi có tai nạn giao thông xảy ra trên đường thuỷ nội địa tại địa phương.
6. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa cho các đối tượng có liên quan tại địa phương.
7. Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của các lực lượng làm công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa theo thẩm quyền.
Chương 3:
QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 16.- Đơn vị quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa có trách nhiệm đảm bảo trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình.
Khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa có hư hại đe doạ an toàn giao thông phải có biện pháp xử lý kịp thời, hướng dẫn giao thông để ngăn ngừa tai nạn và phải chịu trách nhiệm đối với tan nạn giao thông xảy ra nếu không làm hết trách nhiệm của mình.
Điều 17.-
1. Trường hợp xảy ra tai nạn chìm đắm phương tiện, sau khi cứu nạn người, tài sản, thuyền trưởng phải đặt và bảo quản báo hiệu; trục vớt phương tiện theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa.
2. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa phối hợp với cảnh sát giao thông, báo cáo chính quyền địa phương có biện pháp khắc phục nhanh chóng để đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt.
Điều 18.-
1. Chủ chướng ngại vật khi trục vớt, thanh thải nếu có ảnh hưởng đến giao thông phải có ý kiến của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.
2. Chủ công trình chỉ được thi công khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.
3. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi các công trình, chướng ngại vật có ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa tiến hành xử lý công trình, chướng ngại vật trong trường hợp chủ công trình, chủ chướng ngại vật không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định; chủ công trình, chủ chướng ngại vật phải chịu mọi chi phí.
Điều 19.-
1. Khi xây dựng dự án và trước khi thi công các công trình sau đây trên đường thuỷ nội địa phải có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải:
a. Các cầu vĩnh cửu, tạm thời;
b. Các đường dây điện, đường dây thông tin, các đường ống dẫn trên không và dưới lòng sông;
c. Các bến phà;
d. Các kè bảo vệ đê, các công trình có liên quan đến phòng chống lụt, bão có ảnh hưởng đến luồng chạy tầu, thuyền.
Ngoài các công trình trên đây, khi xây dựng các công trình khác trên đường thuỷ nội địa phải được phép của cơ quan có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Chủ công trình phải thanh thải không để lại chướng ngại vật khi thi công xong các công trình trên đường thuỷ nội địa.
Điều 20.-
1. Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản có liên quan đến phạm vi bảo vệ đường thuỷ nội địa phải có giấy phép của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong giấy phép.
Các phương tiện đánh bắt thuỷ sản lưu động không được gây trở ngại cho giao thông đường thuỷ, không làm hư hại đến công trình giao thông.
Khi luồng chạy tầu, thuyền thay đổi, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản phải di chuyển, thu hẹp hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa có thẩm quyền.
2. Khi chấm dứt khai thác, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 21.-
1. Cấm đổ đất, cát, sỏi, đá, rơm rạ, các chất thải khác xuống đường thuỷ nội địa.
2. Cấm làm hư hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất, làm mất tác dụng của các báo hiệu.
3. Trường hợp nạo vét luồng lạch phải đổ bùn, đất đúng nơi quy định.
Chương 4:
NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG
Điều 22.-
1. Thuyền viên trên phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn đúng với chức danh, phù hợp với loại phương tiện do Bộ Giao thông vận tải quy định và phải được cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành đăng ký vào danh bạ thuyền viên (thuyền viên làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ quy định).
2. Người điều khiển phương tiện thuỷ gia dụng nếu hoạt động trên tuyến đường thuỷ nội địa phải học tập pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa và được cấp giấy chứng nhận.
Điều 23.- Nghiêm cấm thuyền viên hoặc sử dụng thuyền viên trên phương tiện làm việc trong tình trạng sau:
1. Sức khoẻ không đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ theo quy định;
2. Trong máu có nồng độ cồn, rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 25mg/1 lít khí thở hoặc các chất kích thích khác.
Điều 24.-
1. Các phương tiện tham gia giao thông (trừ phương tiện gia dụng) phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật ngành và phải có các giấy tờ sau:
a. Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa;
b. Danh bạ thuyền viên; trường hợp cả gia đình sống trên phương tiện phải có sổ hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú;
c. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật;
d. Giấy phép vận tải trên đường thuỷ nội địa (đối với phương tiện kinh doanh vận tải).
2. Số đăng ký và tên phương tiện phải được kẻ bằng sơn, theo đúng quy định.
Điều 25.- Tầu, thuyền nước ngoài chỉ được vận chuyển hàng hoá, hành khách trên đường thuỷ nội địa Việt Nam khi được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 26.- Phương tiện chỉ được phép khai thác đúng với công dụng, vùng hoạt động, tuyến luồng đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép. Cấm phương tiện chuyên chở hàng hoá quá dấu chở hàng hoặc chở hành khách quá số lượng quy định. Về mùa lũ phải giảm tải đến mức không nguy hiểm để tránh tai nạn có thể xảy ra.
Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc giảm tải trong mùa lũ.
Điều 27.- Hàng hoá phải sắp xếp gọn gàng không được làm mất ổn định phương tiện, không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều khiển. Không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang và chiều dọc của phương tiện.
Điều 28.- Phương tiện chở khách phải đăng ký bến đi, bến đến và phải đón trả khách đúng bến quy định. Tầu khách và đò dọc phải có danh sách hành khách.
Điều 29.- Tầu khách phải đảm bảo tiêu chuẩn chỗ ngồi theo quy định. Lối đi lại của hành khách phải dễ dàng, thuận tiện. Không được để người ngồi trên mui và hai bên mạn phương tiện.
Điều 30.- Tầu khách và đò dọc phải có nội quy an toàn. Trước khi khởi hành, thuyền trưởng hoặc người lái đò phải phổ biến nội quy và cách sử dụng các trang bị an toàn cho hành khách biết.
Điều 31.-
1. Không được chở chung trâu, bò, ngựa và những động vật lớn khác với hành khách. Những động vật nhỏ nếu cần chuyên chở phải nhốt trong lồng, cũi và không làm ảnh hưởng đến hành khách.
2. Cấm phương tiện chở khách, chở các chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy và các chất nguy hiểm khác có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của hành khách.
Điều 32.- Phương tiện vận chuyển hàng hoá độc hại, chất nổ hoặc các chất nguy hiểm khác phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải có ký hiệu riêng theo quy định; phải chấp hành đúng quy định về phòng chống độc hại; phòng chống cháy, nổ.
Điều 33.- Tổ chức, cá nhân muốn đóng mới phương tiện thuỷ nội địa phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về việc cấp phép đóng mới phương tiện thuỷ nội địa.
Điều 34.- Các phương tiện đóng mới, hoán cải (trừ phương tiện gia dụng) phải được cơ quan Đăng kiểm duyệt hồ sơ thiết kế và giám sát kỹ thuật khi thi công.
Tổ chức, cá nhân hành nghề thiết kế phương tiện thuỷ nội địa phải được Bộ Giao thông vận tải cấp phép.
Điều 35.- Các cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thuỷ phải có đủ các điều kiện về thiết bị, công nghệ và phải được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải cho phép hành nghề.
Điều 36.- Kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa để cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật chỉ được thực hiện các cơ sở do Bộ Giao thông vận tải quy định.
Cơ quan đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa phải có đủ các thiết bị, dụng cụ kiểm tra; khi kiểm tra kỹ thuật phương tiện phải thực hiện đúng các quy phạm, tiêu chuẩn do Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Người đứng đầu cơ quan đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận sau khi kiểm tra.
Chương 5:
CẢNG, BẾN THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 37.- Cảng, bến thuỷ nội địa (trừ cảng, bến quân sự có quy định riêng) phải đủ hồ sơ thủ tục và phải được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động; phải được ghi vào danh bạ cảng, bến thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 38.-
1. Cảng, bến thuỷ nội địa phải có các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; an toàn kỹ thuật; phòng chống cháy, nổ; trật tự, an toàn khu vực và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
2. Cảng, bến thuỷ nội địa phải có phao tiêu báo hiệu xác định phạm vi vùng nước; có đủ chỗ cho phương tiện buộc dây, đậu đỗ an toàn.
3. Cầu tầu phải có đệm chống va, có đủ cột bích; có cầu thang cho người lên xuống.
Các bến đò phải có cầu cho hành khách lên xuống.
Ban đêm cầu tầu và bến phải có đủ ánh sáng.
4. Các thiết bị xếp dỡ hàng hoá phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
Điều 39.-
1. Nghiêm cấm mở cảng, bến thuỷ nội địa tuỳ tiện không theo quy định tại các Điều 37, 38 của Nghị định này.
2. Nghiêm cấm cảng, bến thuỷ nội địa xếp hàng hoá hoặc nhận hành khách xuống phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật; chở quá tải (quá dấu chở hàng hoặc quá mớn nước đăng ký hoặc vượt quá số lượng hành khách và hàng hoá quy định).
Điều 40.- Thuyền viên của các phương tiện thuỷ hoạt động trong phạm vi vùng nước của cảng, bến thuỷ nội địa phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến.
Điều 41.-
1. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thuỷ nội địa là cảng vụ thuỷ nội địa.
2. Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cảng vụ thuỷ nội địa.
Chương 6:
QUY TẮC VÀ TÍN HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Mục 1: QUY TẮC GIAO THÔNG
Điều 42.- Quy định chung về đi và tránh nhau của phương tiện thuỷ nội địa:
1. Khi hành trình, phương tiện phải đi hẳn về một bên của luồng.
2. Phương tiện đi ngược hướng gặp nhau phải tránh nhau về phía mạn phải của mình.
3. Phương tiện đi xuôi nước được ưu tiên, phương tiện đi ngược nước phải nhường đường.
4. Phương tiện được ưu tiên phải chủ động phát tín hiệu xin đường trước và phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để phương tiện phải nhường đường tránh được an toàn.
Điều 43.- Phương tiện cơ giới chạy cắt đường nhau:
Phương tiện nào nhìn thấy phương tiện kia bên mạn phải của mình (ban đêm nhìn thấy đèn đỏ của phương tiện kia) thì phải nhường đường cho phương tiện kia.
Điều 44.- Phương tiện cơ giới lai áp mạn tránh nhau ở luồng hẹp:
1. Trường hợp phương tiện lai đi ngược nước, phương tiện không lai đi xuôi nước: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, phương tiện lai đi thật sát vào bên luồng phía mạn phải của mình và nếu cần thì phải dừng lại, dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau để phương tiện không lai đi xuôi nước có đủ luồng đi.
2. Trường hợp phương tiện lai đi xuôi nước, phương tiện không lai đi ngược nước: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, phương tiện không lai đi thật sát về một bên luồng phía mạn phải, nếu cần thiết thì phải dừng lại. Phương tiện lai, nếu cần thiết phải dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau.
3. Trường hợp cả hai phương tiện đều lai: cả hai phương tiện đều phải giảm tốc độ, nếu cần thiết thì phương tiện đi ngược nước phải dừng lại, dồn các phương tiện bị lai ra đằng sau và nếu cần thiết nữa thì phương tiện đi xuôi nước cũng phải làm như phương tiện đi ngược nước.
4. Trường hợp nước đứng: phương tiện không lai phải nhường đường cho phương tiện lai. Nếu cần thiết thì phương tiện lai phải dồn phương tiện bị lai ra đằng sau.
Điều 45.- Phương tiện cơ giới tránh nhau ở luồng rộng:
Nếu luồng rộng, phương tiện cơ giới không bắt buộc phải tránh nhau theo quy tắc chung, phương tiện đi xuôi nước có quyền ưu tiên chọn phía đi thuận lợi cho sự điều động của mình nhưng phải chủ động phát tín hiệu điều động (quy định tại Điều 61 của Nghị định này).
Điều 46.- Phương tiện cơ giới nhỏ gặp phương tiện cơ giới lớn:
Phương tiện cơ giới nhỏ phải nhường đường cho phương tiện cơ giới lớn và các đoàn lai.
Điều 47.-
Phương tiện cơ giới tránh nhau ở nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu:
1. Phương tiện nào đến trước được ưu tiên đi trước, phương tiện đến sau phải nhường đường.
2. Nếu các phương tiện cùng đến vị trí luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu thì tránh nhau theo quy tắc chung quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
3. Nếu cùng đi xuôi nước hay cùng đi ngược nước hoặc nước đứng thì xác định ưu tiên và nhường đường theo trường hợp phương tiện cơ giới chạy cắt đường nhau.
*. Phương pháp tránh nhau:
Đến gần nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu, nếu có thể nhìn xa khoảng 500m bằng mắt thường thì phương tiện phát tín hiệu một tiếng còi dài.
Tín hiệu còi phải phát đi phát lại nhiều lần và phương tiện phải đi sát luồng phía mạn phải của mình. Nếu luồng hẹp, phương tiện đi ngược nước phải dừng lại cách nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu khoảng 300m chờ phương tiện đi xuôi nước qua khỏi, mới đi. Nếu không nhìn xa được khoảng 500m thì phương tiện phải giảm tốc độ và cũng phát tín hiệu như trên. Phương tiện đi ngược nước nghe thấy tín hiệu phải dừng lại và phát tín hiệu còi theo quy định. Phương tiện đi xuôi nước nghe thấy tín hiệu của phương tiện đi ngược nước phải phát ngay tín hiệu điều động theo quy định để phương tiện đi ngược nước biết mà tránh.
Điều 48.- Phương tiện thô sơ gặp phương tiện cơ giới:
Phương tiện thô sơ phải nhường đường, không được chạy cắt ngang trước mũi của phương tiện cơ giới. Riêng bè gặp phương tiện cơ giới thì phương tiện cơ giới phải tránh.
Điều 49.- Trường hợp nước đứng:
Phương tiện nào phát tín hiệu xin đường trước được đi về phía mình đã báo, phương tiện kia bắt buộc phải tuân theo.
Điều 50.- Thuyền có dây kéo trên bờ tránh nhau:
1. Trường hợp thuyền có dây kéo gặp thuyền không có dây kéo, thuyền có dây kéo tránh về phía dây kéo.
2. Trường hợp hai thuyền đều có dây kéo gặp nhau, dây kéo cùng ở một bên bờ, một chiếc chở nặng, một chiếc chở nhẹ hay đi không: thuyền chở nhẹ hay đi không tránh thuyền chở nặng về phía dây kéo của mình.
3. Trường hợp hai thuyền có dây kéo cùng ở một bên bờ, cả hai thuyền cùng chở nặng hoặc cùng chở nhẹ hay cùng đi không: thuyền đi ngược nước tránh thuyền đi xuôi nước về phía dây kéo của mình. Nếu nước đứng thì tránh nhau về phía mạn phải của mình.
Điều 51.- Thuyền buồm tránh nhau:
1. Một chiếc dương buồm một chiếc không dương buồm, chiếc không dương buồm phải tránh chiếc dương buồm.
2. Cả hai thuyền đều dương buồm:
a. Thuyền đi thuận gió tránh thuyền đi ngược gió
b. Thuyền được gió mạn trái tránh thuyền được gió mạn phải (mạn được gió của thuyền là mạn đối hướng với mạn có cánh buồm chính).
c. Thuyền đi trên gió phải tránh thuyền đi dưới gió.
Điều 52.- Phương tiện vượt nhau:
1. Nguyên tắc chung: Khi một phương tiện theo kịp một phương tiện khác bao giờ cũng có quyền vượt, trừ những trường hợp sau đây:
a. Phía trước có phương tiện đi lại hay có chướng ngại vật;
b. Nơi luồng giao nhau, ở quãng sông khúc khuỷu hoặc hẹp; c. Khi đi qua cầu, cống, âu, khu vực điều tiết giao thông;
d. Trường hợp xét thấy không an toàn.
2. Phương tiện cơ giới vượt nhau:
a. Phương tiện xin vượt khi còn cách phương tiện bị vượt khoảng 500m, phải phát một tiếng còi dài nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Phương tiện bị vượt nghe thấy âm hiệu của phương tiện xin vượt nếu không có gì cản trở thì phải lái về phía mạn phải của mình để phương tiện xin vượt, vượt về phía mạn trái của mình. Nếu vì một lý do nào đó không thể cho vượt được thì phương tiện bị vượt phải phát 5 tiếng còi ngắn (tín hiệu không thể nhường đường) cho phương tiện xin vượt biết. Những nơi luồng rộng, phương tiện bị vượt nếu vì một lý do nào đó không thể tránh sang phía mạn phải được thì phải phát hai tiếng còi ngắn và đi sang phía mạn trái, để phương tiện xin vượt, vượt về phía mạn phải của mình. Phương tiện xin vượt phát một tiếng còi ngắn rồi tiến lên về phía mạn phải để vượt.
b. Khi vượt nhau, phương tiện bị vượt phải giảm tốc độ và đợi phương tiện xin vượt vượt qua mình được khoảng 200m mới được phép đi theo hướng và tốc độ trước khi vượt nhau; phương tiện xin vượt phải giữ khoảng cách ngang giữa hai phương tiện ít nhất bằng chiều dài của phương tiện lớn hơn. Nếu trong luồng hẹp thì khoảng cách ngang này ít nhất là 5m.
Nếu cần thiết thì phương tiện bị vượt phải dừng lại, sát vào một bên luồng để cho phương tiện xin vượt, vượt được. Khi chưa vượt xa được khoảng 200m thì phương tiện xin vượt không được lái về phía đường đi của phương tiện vừa bị vượt.
c. Trường hợp phương tiện đi sau định vượt hoặc đang vượt nhưng xét thấy không thể vượt được thì phải giảm ngay tốc độ để giữ khoảng cách theo quy định tại Điều 53.
3. Phương tiện thô sơ vượt nhau:
a. Thuyền không có dây kéo vượt nhau: thuyền đi trước lái về phía mạn phải, thuyền đi sau vượt về phía mạn trái của mình.
b. Thuyền không có dây kéo vượt thuyền có dây kéo: Thuyền có dây kéo đi về phía dây kéo.
c. Thuyền có dây kéo vượt thuyền không có dây kéo: thuyền đi trước đi sang bờ phía không có dây kéo.
d. Thuyền có dây kéo vượt nhau: thuyền đi trước tránh về phía dây kéo của mình.
Điều 53.- Khoảng cách dọc giữa các phương tiện cùng đi một chiều:
Các phương tiện cơ giới, thuyền buồm cùng đi một chiều phải cách nhau ít nhất 100m khi đi nước ngược hoặc 300m khi đi nước xuôi.
Các bè đi cùng chiều phải cách nhau tối thiểu 500m.
Điều 54.- Giảm tốc độ:
Phương tiện đang đi phải giảm tốc độ ở những nơi có báo hiệu hạn chế tốc độ và trong những trường hợp sau:
1. Tránh nhau ở luồng hẹp;
2. Đi tới nơi luồng giao nhau hoặc quãng sông khúc khuỷu; qua những luồng hẹp;
3. Đi gần phương tiện đang làm công tác thuỷ văn hoặc đang thi công công trình, phương tiện bị nạn;
4. Đi gần những phương tiện ban ngày treo cờ chữ B, ban đêm thắp đèn đỏ sáng khắp bốn phía (360o);
5. Đi trong phạm vi các bến và những chỗ có nhiều thuyền đậu;
6. Không rõ đường đi do sương mù, mưa to hoặc các lý do khác;
7. Đi sát đê vào mùa nước lớn.
Điều 55.- Hành trình khi tầm nhìn xa bị hạn chế:
Khi có sương mù, mưa to hay có khói không trông rõ được khoảng 300m, các phương tiện phải giảm tốc độ và phát tín hiệu theo quy định. Phải cử người cảnh giới ở những nơi cần thiết.
Nếu không trông rõ đường, phương tiện phải đậu lại, cử người cảnh giới và cũng phải phát tín hiệu.
Điều 56.- Qua cầu, cống, âu và khu vực điều tiết giao thông:
1. Khi đi qua cầu (không mở thường xuyên), cống, âu, khu vực có điều tiết giao thông người điều khiển phương tiện phải triệt để tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên phụ trách cầu, cống, âu và khu vực có điều tiết giao thông. Cấm đi song hàng hay vượt nhau.
2. Nếu phải đậu lại ở khu vực tập kết, phương tiện phải tuân theo sự điều động của nhân viên phụ trách. Khi được phép đi, phương tiện nào đến trước đi trước, phương tiện đến sau đi sau (trừ phương tiện đi làm nhiệm vụ cứu nạn, làm nhiệm vụ khẩn cấp có lệnh của cơ quan có thẩm quyền).
Điều 57.- Phương tiện đậu trong bến:
Phương tiện vào bến phải đậu đúng chỗ quy định, buộc dây cẩn thận, có cầu bắc lên bờ cho hành khách lên xuống hoặc để bốc dỡ hàng hoá. Cầu phải vững chắc, có tay vịn hoặc dây căng thẳng thay cho tay vịn, khi cần thiết phải có lưới bảo vệ; để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua phương tiện của mình.
Ngoài những quy định trên, các phương tiện đậu trong bến còn phải chấp hành đúng nội quy của bến.
Điều 58.- Phương tiện đậu ngoài bến:
1. Trường hợp đặc biệt khi được phép của cơ quan có thẩm quyền, các phương tiện cơ giới mới được đậu lại ở ngoài phạm vi bến để hành khách lên xuống hoặc bốc dỡ hàng hoá nhưng không được làm cản trở sự đi lại của các phương tiện khác. Các thuyền, đò đưa đón hành khách, chuyển tải hàng hoá chỉ được đến gần khi các phương tiện này đã đậu lại. Khi việc đưa đón khách hàng và bốc dỡ hàng hoá đã làm xong, trước khi chạy, phương tiện cơ giới phải phát âm hiệu và chờ cho các phương tiện nhỏ đi xa rồi mới nhổ neo để khởi hành.
2. Nếu vì bất cứ lý do gì phương tiện cần đậu lại thì phương tiện phải neo, buộc dây chắc chắn, thường xuyên có người trông coi.
Điều 59.- Các điều nghiêm cấm:
1. Cấm phương tiện đậu hay neo ở nơi luồng giao nhau, quãng sông khúc khuỷu, dưới cầu, gần các công trình và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu;
2. Cấm phương tiện bám, buộc vào phương tiện khác hoặc cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình (trừ trường hợp có hợp đồng lai dắt, cứu hộ hoặc cứu nạn);
3. Cấm sử dụng đò màn để đưa đón khách;
4. Cấm các phương tiện buộc dây vào thành cầu, cửa cống, cửa âu và các phao tiêu, cột báo hiệu;
5. Cấm các phương tiện vô cớ dùng đèn pha chiếu vào các phương tiện khác đang hành trình;
6. Cấm các phương tiện lạm dùng quyền ưu tiên gây trở ngại cho việc điều động, an toàn của phương tiện phải nhường đường.
MỤC 2: TÍN HIỆU
Điều 60.- Quy tắc chung:
A. Về âm hiệu:
1. Mọi phương tiện hoạt động phải trang bị còi hoặc chuông, kẻng. 2. Phương tiện cơ giới có công suất máy từ 30CV trở lên, âm hiệu còi phải nghe thấy được ở tầm xa tối thiểu 500m.
3. Phương tiện cơ giới có công xuất máy dưới 30 CV, âm hiệu còi phải nghe thấy được ở tầm xa tối thiểu 300m.
4. Tiếng còi dài từ 4-6 giây, tiếng còi ngắn chừng 1 giây, khoảng cách giữa các tiếng còi chừng 1 giây.
5. Phương tiện thô sơ dùng còi, chuông, kẻng phải nghe rõ âm thanh ở tầm xa tối thiểu 100m.
B. Về đèn hiệu:
1. Ban đêm từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc và ban ngày trong trường hợp ngoài 300m không trông rõ, các phương tiện phải thắp đèn theo quy định. Các loại đèn phải thắp liên tục, không được chờ khi thấy một phương tiện đến gần mới thắp sáng, sau đó lại tắt.
2. Đặc điểm của đèn:
a. Cường độ sáng của các loại đèn những đêm tối, trời quang: Đèn trắng của phương tiện loại A cách xa 1500m phải trông rõ.
Đèn trắng của phương tiện loại C, D, E cách xa 100m phải trông rõ.
Đèn mầu của phương tiện loại A, B cách xa 100m phải trông rõ.
Đèn mầu của phương tiện loại C, E, F cách xa 800m phải trông rõ.
b. Khoảng chiếu của các loại đèn hành trình trên các phương tiện loại A, B, C quy định như sau:
Đèn trắng mũi trên phương tiện loại A: 225o theo trục dọc phương tiện về phía trước mũi, phân đều ra hai bên mạn.
Đèn xanh ve trên phương tiện loại A và C: 112o30' theo đường song song với trục dọc phương tiện từ phía trước mũi qua mạn bên phải. Đèn đỏ trên phương tiện loại A và C: 112 o 30' theo đường song song với trục dọc phương tiện từ phía trước mũi qua mạn bên trái.
Đèn nửa xanh, nửa đỏ: nửa xanh ve mạn phải, nửa đỏ mạn trái trên phương tiện loại B, phạm vi mỗi phần ánh sáng 180o theo trục dọc phương tiện.
Đèn trắng sau lái trên phương tiện loại A và C: 135o từ phía sau lái theo trục dọc phương tiện phân đều ra hai bên mạn.
c. Các đèn xanh ve và đèn đỏ trên phương tiện loại A và C phải có giá chắn để đứng ở phía mũi bên phải không nhìn thấy đèn đỏ, đứng ở phía mũi bên trái không nhìn thấy đèn xanh ve.
Ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại A, B, C của Điều này, các đèn khác quy định trong Nghị định này đều sáng bốn phía (360o).
C. Về dấu hiệu:
Các dấu hiệu phải treo từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn ở chỗ nhìn thấy rõ nhất, mầu sắc phải rõ ràng.
D. Về cờ hiệu:
Ý nghĩa của cờ hiệu tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị định này.
Điều 61.- Tín hiệu điều động:
1. Phương tiện đang chạy, khi trông thấy phương tiện khác, phải phát âm hiệu điều động thích hợp báo phía đi của mình:
a. Một tiếng ngắn có nghĩa là tôi đi bên phải của tôi. b. Hai tiếng ngắn có nghĩa là tôi đi bên trái của tôi.
c. Ba tiếng ngắn có nghĩa là tôi đang chạy lùi.
2. Ngoài những âm hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này, phương tiện có thể phát đồng thời tín hiệu ánh sáng:
a. Một chớp đèn có nghĩa là tôi đi bên phải của tôi. b. Hai chớp đèn có nghĩa là tôi đi bên trái của tôi.
c. Ba chớp đèn có nghĩa là tôi đang chạy lùi.
Mỗi chớp đèn kéo dài 1 giây, khoảng cách giữa các chớp khoảng 1 giây.
Đèn sử dụng để phát tín hiệu này phải là đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, nhìn thấy ở khoảng cách ít nhất là 1000m.
Điều 62.- Tín hiệu thông báo:
Phương tiện thông báo tình trạng hoạt động của mình bằng âm hiệu như sau:
1. Bốn tiếng ngắn: gọi các phương tiện khác đến giúp đỡ.
2. Năm tiếng ngắn: không thể nhường đường được.
3. Một tiếng dài: chú ý, coi chừng, xin đường.
4. Hai tiếng dài: dừng lại.
5. Ba tiếng dài: sắp cập bến, rời bến, chào nhau.
6. Bốn tiếng dài: xin mở cầu, cống, âu.
7. Ba tiếng ngắn, tiếp theo ba tiếng dài, tiếp theo ba tiếng ngắn: có người ngã xuống nước.
8. Một tiếng dài, tiếp theo hai tiếng ngắn: phương tiện bị mắc cạn, phương tiện đo lưu lượng nước, phương tiện đang thi công công trình.
9. Hai tiếng dài, tiếp theo hai tiếng ngắn: phương tiện không làm chủ được sự điều động của mình.
10. Thuyền buồm: một tiếng ngắn được gió mạn phải, hai tiếng ngắn được gió mạn trái, ba tiếng ngắn được gió sau lái.
Điều 63.- Tín hiệu khi tầm nhìn xa hạn chế:
1. Khi có sương mù, mưa to hay có khói cách 300m không trông rõ các phương tiện phải phát âm hiệu sau:
a. Cách hai phút phát một tiếng dài: phương tiện đi chậm hay đã tắt máy nhưng còn trớn.
b. Cách hai phút phát hai tiếng dài: phương tiện đã tắt máy và không còn trớn.
2. m hiệu phải phát liên tục đến khi trông rõ ở khoảng cách 300m.
Điều 64.- Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu:
Các phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa được chia ra 6 loại như sau:
Loại A: Phương tiện cơ giới có công suất máy từ 30 CV trở lên.
Loại B: Phương tiện cơ giới có công suất máy dưới 30CV.
Loại C: Sà lan, thuyền trọng tải từ 20 tấn trở lên.
Loại D: Sà lan, thuyền trọng tải dưới 20 tấn.
Loại E: Bè dài trên 25m, rộng trên 5m.
Loại F: Bè dài từ 25m, rộng từ 5m trở xuống.
Điều 65.- Đèn hành trình của các loại phương tiện đi một mình:
1. Loại A:
a. Một đèn trắng mũi trên trục dọc của tầu cao ít nhất 3m so với mặt nước khi tàu chở đủ tải.
b. Hai đèn mạn: đèn xanh ve bên phải, đèn đỏ bên trái, đặt ngang nhau gần với mặt phẳng thẳng đứng của mạn tàu. Vị trí đèn mạn phải đặt thấp hơn ít nhất 1/4 chiều cao đèn trắng mũi.
c. Một đèn trắng sau lái.
2. Loại B:
Một đèn nửa xanh, nửa đỏ sáng khắp bốn phía trên trục dọc của tàu cao ít nhất 2m so với mặt nước khi tàu chở đủ tải, đặt ở vị trí nhìn thấy rõ nhất.
3. Loại C:
a. Hai đèn mạn: đèn xanh ve bên phải, đèn đỏ bên trái.
b. Một đèn trắng sau lái.
4. Loại D:
Một đèn trắng sáng khắp bốn phía cao ít nhất 2m so với mặt boong.
5. Loại E:
a. Một đèn đỏ ở giữa bè.
b. Hai đèn trắng trên trục dọc giữa bè, một ở đầu, một ở cuối bè. Nếu bè rộng trên 15m thì bỏ đèn trắng ở trục dọc và thắp bốn đèn trắng ở bốn góc bè.
Các đèn trên, cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.
6. Loại F:
Một đèn đỏ giữa bè, cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.
Điều 66.- Tín hiệu trên đoàn tàu kéo:
1. Tín hiệu trên tàu kéo (là phương tiện loại A).
a. Ngoài những đèn hành trình quy định, ngay khi bắt dây lai, tầu kéo phải thắp thêm những đèn sau đây:
Một đèn trắng trên đèn trắng mũi, tổng cộng là hai đèn trắng mũi, nếu đoàn tàu kéo dài dưới 100m (tính từ mũi tầu kéo đến lái của phương tiện bị lai đi cuối cùng).
Hai đèn trắng trên đèn trắng mũi, tổng cộng là ba đèn trắng mũi, nếu đoàn lai dài từ 100 m trở lên.
Các đèn trắng thắp thêm phải cùng một kiểu với đèn trắng mũi, chiếc nọ đặt trên chiếc kia, cách nhau 1m trên trục thẳng đứng.
b. Ban ngày, mỗi đèn trắng mũi thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
2. Tín hiệu trên tầu kéo (là phương tiện loại B):
a. Ngoài đèn nửa xanh, nửa đỏ, ngay khi bắt dây lai, tầu kéo phải lắp thêm một đèn trắng phạm vi chiếu sáng 360o trên cùng trục thẳng đứng và cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5m.
b. Ban ngày, thay vào vị trí đèn trắng và đèn nửa xanh nửa đỏ bằng hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:
a. Phương tiện loại A và C chỉ thắp đèn mạn, chiếc cuối cùng thắp thêm một đèn trắng sau lái, sáng bốn phía, cách xa 1000m phải nhìn rõ cao ít nhất 3m tính từ mặt boong của phương tiện đó.
Nếu lai nhiều hàng, các phương tiện ở hàng ngoài cùng chỉ thắp một đèn mạn tương ứng theo phía của mình. Những chiếc ở không phải thắp đèn.
b. Phương tiện loại B, D, E, F thắp đèn như khi đi một mình.
c. Trường hợp tầu chỉ kéo theo một thuyền, trên thuyền không có người và từ lái thuyền đến lái của tàu không quá 6m thì thuyền không phải thắp đèn.
Điều 67.- Tín hiệu trên đoàn tầu lai áp mạn.
1. Tín hiệu trên tàu lai (là phương tiện loại A)
a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai phải thắp thêm một đèn trắng cao hơn đèn trắng mũi 1m cùng kiểu với đèn trắng mũi.
b. Ban ngày, mỗi đèn trắng mũi được thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
2. Tín hiệu trên tàu lai (là phương tiện loại B)
Thực hiện như quy định đối với tàu kéo tại khoản 2 Điều 65.
3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:
a. Nếu là phương tiện loại A và C thắp đèn mạn và đèn lái.
b. Nếu là phương tiện loại B, D và F thì chiếc ngoài cùng thắp đèn như khi đi một mình. Các phương tiện ở giữa không phải thắp đèn.
c. Nếu là bè loại E thì chỉ thắp một đèn đỏ ở giữa bè, hai đèn trắng ở hai góc ngoài. Các đèn phải cao hơn mặt bè ít nhất là 1,5m.
Điều 68.- Tín hiệu trên đoàn tàu đẩy:
1. Tín hiệu trên tầu đẩy (là phương tiện loại A)
a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu đẩy phải thắp thêm một đèn xanh, phạm vi chiếu sáng 360o đặt cao hơn đèn trắng mũi 1m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.
b. Ban ngày, thay đèn xanh bằng một dấu hiệu gồm hai hình tam giác đều, đỉnh hướng lên trên, màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
2. Tín hiệu trên tàu đẩy (là phương tiện loại B)
a. Ban đêm, ngoài các đèn quy định cho loại phương tiện của mình, phải thắp thêm một đèn xanh phạm vi chiếu sáng 360o đặt cao hơn đèn nửa xanh, nửa đỏ 0,5m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.
b. Ban ngày, treo tín hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Tín hiệu trên phương tiện bị đẩy:
a. Nếu là phương tiện loại A và C, đèn xanh ve mạn phải, đèn đỏ mạn trái, chỉ thắp ở tầm phương tiện đi đầu, các tầm khác không phải thắp đèn mạn. Các phương tiện bị đẩy không phải thắp đèn lái.
b. Nếu là phương tiện loại B, tầm đi đầu thắp đèn như khi đi một mình.
c. Nếu ghép hàng đôi thì phương tiện ở bên nào chỉ thắp đèn mạn ngoài theo quy định cho bên đó, mạn trong không phải thắp đèn.
Điều 69.- Tín hiệu trên đoàn tàu lai hỗn hợp:
1. Tín hiệu trên tàu lai:
a. Tín hiệu trên tàu lai chính (là phương tiện loại A)
Ngoài các đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai chính phải thắp thêm hai đèn xanh cùng cột thẳng đứng với đèn trắng mũi. Phạm vi chiếu sáng 360o, đặt ở trên và dưới đèn trắng mũi, cách đèn trắng mũi 1m.
Ban ngày, thay mỗi đèn trên bằng một dấu hiệu gồm hai hình chữ nhật màu đen, có kích thước 0,3mx0,6m ghép theo kiểu múi khế.
b. Tín hiệu trên tàu lai chính (là phương tiện loại B)
Ban đêm, ngoài đèn quy định cho phương tiện loại mình, tàu lai chính phải thắp thêm hai đèn xanh cách nhau 0,5m cùng cột thẳng đứng với đèn nửa xanh, nửa đỏ, phạm vi chiếu sáng 360o; đặt cao hơn đèn nửa xanh nửa đỏ 0,5m, cách xa 1000m phải nhìn thấy rõ.
Ban ngày, treo tín hiệu như quy định tại khoản 1 của Điều này.
2. Tín hiệu trên tàu hỗ trợ:
Tuỳ theo vị trí của tầu hỗ trợ kéo, đẩy hay áp mạn, sử dụng tín hiệu ban đêm và ban ngày theo quy định đối với tàu kéo, đẩy hay áp mạn là phương tiện loại A hoặc B (quy định tại Điều 66, Điều 67, Điều 68).
3. Tín hiệu trên phương tiện bị lai:
Ban đêm chỉ thắp một đèn mạn ngoài, quy định cho bên đó ở các phương tiện ngoài cùng. Các phương tiện ở giữa không phải thắp đèn.
Điều 70.- Tín hiệu trên các phương tiện không làm chủ được sự điều động của mình:
a. Phương tiện cơ giới không làm chủ được sự điều động của mình ban đêm phải thắp một đèn đỏ đặt ở trên cao, nơi có thể nhìn thấy rõ nhất. Nếu còn trớn phải thắp thêm đèn mạn và đèn lái (đối với phương tiện loại A); đèn nửa xanh, nửa đỏ (đối với phương tiện loại B).
b. Ban ngày, thay đèn đỏ bằng một dấu hiệu gồm hai hình thoi góc vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
Điều 71.- Tín hiệu trên phương tiện neo:
Phương tiện dài từ 45m trở xuống, thắp ở phía mũi một đèn trắng, cao hơn mặt boong ít nhất 2m.
Phương tiện dài trên 45m thắp thêm ở đằng lái một đèn trắng và thấp hơn đèn trắng mũi 1m.
Trường hợp phương tiện neo trong luồng hẹp thì phải thắp thêm một đèn trắng ở chỗ phương tiện nhô ra gần luồng nhất.
Các bè neo ở ngoài bến thắp một đèn đỏ ở giữa bè và phía luồng tàu chạy hai đèn trắng ở góc bè.
Ban ngày, các phương tiện neo treo ở phía mũi một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen, đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
Điều 72.- Tín hiệu trên phương tiện bị mắc cạn trên luồng đi:
1. Trong luồng đi, nếu có phương tiện bị mắc cạn và nếu một bên luồng còn có thể đi được thì phải thắp ở vị trí cột đèn một đèn đỏ trên đèn xanh, cách nhau 1m.
Ban ngày, thay đèn đỏ và đèn xanh bằng một dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
Phía luồng còn đi được treo một đèn trắng cao hơn mặt boong chính 1m (nếu phương tiện dài từ 45m trở xuống); hai đèn trắng (nếu phương tiện dài trên 45m); đèn trắng thứ hai cao hơn đèn trắng thứ nhất 1m.
2. Trường hợp luồng bị chắn hết lối đi thì phải thắp hai đèn đỏ, chiếc nọ trên chiếc kia, cách nhau 1m.
Ban ngày, thay hai đèn đỏ bằng hai dấu hiệu, mỗi dấu hiệu gồm hai hình vuông màu đen, mỗi cạnh 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
Nếu tại nơi luồng giao nhau hay quãng sông khúc khuỷu không nhìn xa được 500m, các phương tiện bị mắc cạn phải bố trí người canh gác và phát tín hiệu như quy định tại khoản 8 Điều 62 của Nghị định này.
Những tín hiệu trên phải được người điều khiển phương tiện thi hành ngay sau khi phương tiện bị mắc cạn.
Điều 73.- Tín hiệu của phương tiện làm công tác trên đường thuỷ nội địa:
Các phương tiện làm nhiệm vụ về luồng lạch, thuỷ văn, thi công công trình phải được báo hiệu như phương tiện bị mắc cạn (Điều 72).
Điều 74.- Tín hiệu trên phương tiện chuyên chở hành khách:
1. Phương tiện cơ giới chuyên chở hành khách:
Ban đêm, ngoài những đèn quy định cho phương tiện loại A, loại B đi một mình, phải thắp thêm một đèn trắng nhấp nháy (1 giây tối, 1 giây sáng) liên tục trong thời gian hành trình, tầm nhìn xa tối thiểu 1000m thấy được ánh sáng đèn. Đèn trắng nhấp nháy đặt cao hơn đèn trắng mũi 1m (đối với phương tiện loại A) và cao hơn đèn nửa xanh, nửa đỏ 0,5m (đối với phương tiện loại B).
2. Phương tiện thô sơ chuyên chở hành khách:
Ban đêm phải thắp hai đèn trắng trên cùng một trục thẳng đứng cách nhau 0,5m.
Điều 75.- Tín hiệu trên phương tiện chở chất dễ cháy, dễ nổ:
Ngoài những đèn quy định cho loại mình khi đi một mình, phải thắp thêm một đèn đỏ cạnh cột đèn, cao hơn đèn trắng mũi ít nhất 1m. Thuyền và sà lan treo đèn đỏ ở đằng mũi, cao hơn mặt boong ít nhất 3m.
Ban ngày thay đèn đỏ bằng cờ chữ "B".
Điều 76.- Tín hiệu trên các tàu thuyền đánh cá và tín hiệu trên đăng đáy cá:
1. Tín hiệu trên các tàu, thuyền đánh cá:
Tầu, thuyền đánh cá ban đêm phải thắp ở đằng lái một đèn trắng mũi và ở phía có lưới một đèn đỏ thấp hơn đèn trắng. Đèn đỏ phải cao hơn mặt nước ít nhất 2m. Khi còn trớn tầu, thuyền đánh cá phải thắp đèn mạn và đèn lái (đối với phương tiện loại A) hoặc đèn nửa xanh, nửa đỏ (đối với phương tiện loại B).
Ban ngày, thay đèn đỏ bằng một dấu hiệu gồm bốn hình tam giác đều, cạnh 0,3m, màu trắng, ghép theo kiểu múi khế thành hai cặp đối đỉnh nhau.
Tầu, thuyền có chiều dài dưới 20m có thể thay dấu hiệu trên bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn, màu trắng, đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
2. Tín hiệu của đăng đáy cá:
a. Nếu đăng đáy đóng từng hàng ngang, dọc theo luồng và dài dưới 30m thì mỗi đầu đáy thắp một đèn đỏ, nếu dài trên 30m thì cứ 30m thắp một đèn đỏ. Ban ngày mỗi đèn thay bằng hai hình tròn đen đường kính 0,30m ghép theo kiểu múi khế. Đèn và dấu hiệu phải treo cao ít nhất là 1,50m trên mặt nước.
b. Nếu đăng, đáy đóng ngang luồng thì cũng thắp đèn và treo dấu hiệu như trên, nhưng hai bên lối đi phải thắp thêm mỗi bên một đèn trắng cao hơn đèn đỏ 1,00m. Ban ngày mỗi đèn trắng thay bằng một dấu hiệu gồm hai hình tròn màu đen đường kính 0,3m ghép theo kiểu múi khế.
Điều 77.- Tín hiệu trên phương tiện báo có người ngã xuống nước:
Khi có người ngã xuống nước, phương tiện phải thắp một đèn xanh giữa hai đèn đỏ trên cùng một trục dọc thẳng đứng, mỗi đèn cách nhau 1m. Đèn đỏ dưới đặt cao hơn mặt boong chính 1m, đồng thời phát âm hiệu ba tiếng ngắn, tiếp theo ba tiếng dài, tiếp theo ba tiếng ngắn. Ban đêm dùng đèn, đồng thời với âm hiệu trên.
Ban ngày treo cờ chữ "O" trên cột đèn và cũng phát âm hiệu như trên.
Điều 78.- Tín hiệu trên phương tiện xin cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông:
Muốn xin cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đường thuỷ nội địa lên phương tiện, ngoài những đèn quy định phải thắp thêm một đèn xanh trên một đèn đỏ cách nhau 1m. Ban ngày kéo cờ xanh ve.
Điều 79.- Tín hiệu trên phương tiện có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch:
Ban đêm treo một đèn vàng trên đỉnh cột đèn.
Ban ngày treo cờ chữ "Q" trên cờ chữ "L".
Điều 80.- Tín hiệu trên phương tiện bị nạn xin cấp cứu:
Ban ngày treo cờ chữ "N" trên cờ chữ "C" và phát một hay đồng thời các âm hiệu sau đây:
Đánh liên hồi chuông hay kẻng;
Phát những tiếng còi ngắn liên tiếp.
Ban đêm, cũng phát những âm hiệu như trên đồng thời dùng đèn đỏ nhấp nháy liên tục.
Điều 81.- Tín hiệu gọi các phương tiện để kiểm tra:
Cảnh sát giao thông trật tự có thẩm quyền muốn kiểm tra phương tiện thì dùng đồng thời các tín hiệu sau:
Ban ngày treo cờ chữ "K", phát âm hiệu một tiếng còi dài tiếp theo một tiếng còi ngắn và một tiếng còi dài;
Ban đêm phát âm hiệu như trên và thắp một đèn xanh trên một đèn trắng, cách nhau 0,6m
Chương 7:
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 82.- Nguyên tắc chung
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa thì bị xử phạt theo hình thức, mức phạt quy định tại Nghị định này.
2. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 3. áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khác.
a. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt, nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
c. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác phải được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt hành chính nếu Nghị định này có quy định việc xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khác đối với hành vi vi phạm hành chính nhằm triệt để xử lý vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
4. Xử phạt vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 83.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không báo cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi gần nhất, khi tai nạn xảy ra.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi của người liên quan trực tiếp đến tai nạn không có mặt đúng thời gian quy định của cơ quan chức trách để lập biên bản hiện trường.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Xoá dấu vết hiện trường;
b. Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện khác hoặc người có mặt tại nơi tai nạn xảy ra.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn, khi có điều kiện cứu nạn của thuyền trưởng phương tiện gây tai nạn hoặc phương tiện bị nạn.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 4, Điều này.
Điều 84.- Xử phạt đối với hành vi xâm phạm công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Đổ rác hoặc rơm rạ xuống đường thuỷ nội địa;
b. Dựng lều, quán trên đường thuỷ nội địa;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, đá, cát sỏi hoặc vật thải khác xuống đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành điều khiển phương tiện đâm, va làm hư hại công trình giao thông.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đổ bùn, đất, cát sai vị trí trong giấy phép thi công cuốc, hút, nạo vét.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc phá bỏ lều, quán đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1;
b. Buộc dọn sạch nơi đổ rác, bùn đất, cát sỏi, vật thải khác đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 4;
c. Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu của công trình đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại khoản 3.
Điều 85.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thi công công trình trên đường thuỷ nội địa
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi thi công công trình trên đường thuỷ nội địa:
a. Không thực hiện đúng quy định trong giấy phép;
b. Không thanh thải hết chướng ngại vật khi thi công xong công trình.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình không có giấy phép.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép đối với vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1;
b. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật theo thời hạn quy định của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại điểm b, khoản 1;
c. Buộc dỡ bỏ công trình đối với vi phạm quy định tại khoản 2.
Điều 86.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện công trình giao thông đường thuỷ nội địa bị hư hại.
Điều 87.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt, thanh thải chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn trục vớt phương tiện đắm hoặc chướng ngại vật khác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trục với không hết chướng ngại vật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ trục vớt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Buộc phải trục vớt hoặc phải chịu mọi chi phí trục vớt đối với các vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3.
Điều 88.- Xử phạt đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản vi phạm quy định trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không thực hiện đúng quy định trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi đánh bắt thuỷ sản lưu động gây trở ngại giao thông đường thuỷ nội địa. 3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không thanh thải hết chướng ngại vật khi chấm dứt khai thác phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc di chuyển, thu hẹp, dỡ bỏ phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản theo thông báo của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa.
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa mà không có giấy phép.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc thanh thải hết chướng ngại vật đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
b. Buộc thực hiện đúng nội dung, thời hạn quy định của cơ quan quản lý đường thuỷ nội địa đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 89.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đặt báo hiệu bến đò.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi che khuất báo hiệu.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không đặt kịp thời báo hiệu khi phương tiện hoặc các vật khác bị chìm đắm tạo thành chướng ngại vật trên đường thuỷ nội địa;
b. Không duy trì thường xuyên báo hiệu.
4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển hoặc cố ý làm mất tác dụng của báo hiệu.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đặt hoặc đặt báo hiệu không đúng quy định.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
a. Buộc tháo dỡ vật che khuất báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b. Buộc đặt ngay báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều này.
c. Buộc khôi phục lại nguyên trạng báo hiệu đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 90.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn vận tải trên đường thuỷ nội địa.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không có nội quy an toàn của đò dọc chở khách.
2. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không có danh sách hành khách đi đò dọc, khi xuất bến.
3. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Cặp phương tiện vào tàu khách đang hành trình để đưa đón khách (đò màn);
b. Chở động vật nhỏ không đúng quy định;
4. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Bám, buộc vào phương tiện khác đang hành trình;
b. Cho phương tiện khác bám, buộc vào phương tiện của mình khi đang hành trình;
c. Tàu khách không có nội quy an toàn hoặc để người ngồi trên mui hoặc hai bên mạn tàu;
d. Xếp hàng vượt quá kích thước quy định;
đ. Đang làm việc trên phương tiện trong tình trạng có nồng độ cồn, rượu, bia hoặc các chất kích thích khác vượt quá quy định;
e. Sử dụng thuyền viên làm việc trong tình trạng sức khoẻ không đảm bảo nhiệm vụ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tàu khách sử dụng đò màn;
b. Không có danh sách hành khách khi đi tàu khách xuất bến;
c. Đón, trả khách không đúng bến quy định;
d. Khai thác phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng luồng tuyến, vùng hoạt động ghi trong giấy phép;
6. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chở trâu, bò, ngựa hoặc những động vật lớn khác cùng với hành khách.
7. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách.
8. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không có giấy phép khi chở hàng độc hại, chất nổ;
b. Không chấp hành đúng quy định về phòng chống cháy, nổ, độc hại.
c. Lắp biển số giả khi lưu hành phương tiện, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:
Tước quyền sử dụng bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng trong thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Điều 91.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không xin phép khi đóng mới phương tiện thuỷ nội địa;
b. Không có giấy phép hành nghề mà thực hiện việc thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện;
c. Không thực hiện đúng quy định kiểm tra, giám sát kỹ thuật khi đóng mới hoán cải, sửa chữa phương tiện.
Điều 92.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng, điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ theo quy định.
1. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi điều khiển đò mà không có giấy phép lái đò hoặc không kẻ số đăng ký đò theo quy định;
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không kẻ tên phương tiện và số đăng ký phương tiện theo quy định;
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện không đủ giấy tờ quy định;
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện mà không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định.
Điều 93.- Xử phạt đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng của trang thiết bị an toàn quy định cho phương tiện.
1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện thô sơ.
2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách dưới 13 ghế hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải không quá 5 tấn.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng, chất lượng các trang thiết bị an toàn quy định đối với phương tiện cơ giới chở khách từ 13 ghế trở lên hoặc phương tiện cơ giới chở hàng trọng tải trên 5 tấn.
Điều 94.- Xử phạt đối với hành vi chở hàng hoá, hành khách quá trọng tải cho phép.
1. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải dưới 5% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:
a. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 50.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.
2. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải từ 5% đến 10% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:
a. Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn;
3. Phạt tiền đối với hành vi chở hàng hoá quá trọng tải trên 10% trọng tải phương tiện hoặc đoàn phương tiện, tương ứng với từng loại phương tiện sau đây:
a. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải dưới 50 tấn;
b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 50 tấn đến dưới 250 tấn;
c. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải từ 250 tấn đến 800 tấn;
d. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với phương tiện hoặc đoàn phương tiện trọng tải trên 800 tấn.
4. Phạt tiền 20.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách nội tỉnh.
5. Phạt tiền 40.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định đối với hành vi chở vượt tải, nếu là phương tiện chở khách liên tỉnh.
Điều 95.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng phương tiện gia dụng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
1. Phạt tiền từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm khi hành trình.
2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi chở hàng hoá với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chở khách với mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.
Điều 96.- Xử phạt đối với hành vi sử dụng bè, mảng vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thắp đèn hiệu ban đêm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đi lại, neo đậu không đúng quy định.
Điều 97.- Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn của cảng, bến thuỷ nội địa.
1. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Đậu phương tiện không đúng nơi quy định, không neo buộc chắc chắn;
b. Di chuyển phương tiện không theo lệnh điều động của người có thẩm quyền tại cảng, bến.
2. Phạt tiền từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi mở bến đò không có giấy phép.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Mở bến bốc xếp hàng hoá không có giấy phép;
b. Cảng, bến bốc xếp hàng hoá, bến tàu khách thiếu một trong các trang thiết bị sau đây:
- Đệm chống va cho phương tiện cặp cầu;
- Cột bích hoặc phao rùa cho phương tiện buộc dây;
- Cầu thang cho người lên xuống;
- Không đủ ánh sáng ban đêm cho cầu, bến.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cảng, bến có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a. Xếp hàng hoặc nhận hành khách xuống những phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật;
b. Xếp hàng quá tải (quá dấu chở hàng) của phương tiện hoặc nhận hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định;
c. Không có nội quy an toàn;
d. Thiếu trang thiết bị phòng chống cháy, nổ theo quy định;
đ. Sử dụng trang thiết bị bốc xếp không đảm bảo an toàn kỹ thuật;
e. Không có báo hiệu xác định phạm vi vùng nước của cảng, bến.
Điều 98.- Xử phạt hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường thuỷ nội địa.
Phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện có một trong các hành vi sau đây: a. Vi phạm quy tắc hành trình trong luồng hẹp;
b. Vi phạm quy tắc tránh, vượt nhau;
c. Neo đậu phương tiện không đúng quy định;
d. Vi phạm quy định về tín hiệu;
đ. Vô cớ dùng đèn pha chiếu vào phương tiện khác đang hành trình. e. Vi phạm quy định đi lại ở khu vực khống chế điều tiết giao thông, qua cống, âu, cầu phao, cầu cố định;
g. Không nhường đường cho phương tiện xin vượt khi có đủ điều kiện cho vượt;
h. Không giảm tốc độ theo quy định;
i. Không giữ khoảng cách ngang, khoảng cách dọc với phương tiện khác theo quy định.
k. Không sử dụng đúng quy định âm hiệu trong khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế;
l. Lạm dụng quyền ưu tiên gây trở ngại cho các phương tiện phải nhường đường.
Điều 99.- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
1. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ thẩm quyền quy định tại các Điều 26, 27, 28 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương.
2. Lực lượng cảnh sát nhân dân căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 29 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 91 của Nghị định này.
3. Thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa căn cứ thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ công trình giao thông đường thuỷ nội địa; các vi phạm về đăng ký, cấp phép phương tiện, bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên khi phương tiện hoạt động trong khu vực cảng, bến thuỷ nội địa; các vi phạm về thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa và kiểm tra kỹ thuật phương tiện.
4. Trong trường hợp hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt hành chính của nhiều cơ quan thì quyền xử phạt thuộc về cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
Điều 100.- Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.
d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
e. Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, gây náo động làm mất trật tự yên tĩnh chung;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
e. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;
g. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c. Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền; trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
d. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, đ, e, g khoản 2, Điều này.
Điều 101.- Thẩm quyền xử phạt của cảnh sát nhân dân
1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;
2. Đội trưởng, Trạm trưởng cảnh sát giao thông trật tự có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.
3. Trưởng Công an phường được áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khác được quy định tại điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều 100 của Nghị định này.
4. Trưởng công an cấp huyện có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.
5. Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự; trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát đặc nhiệm ở Trung ương; Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập; Chỉ huy trưởng Trạm công an cửa khẩu; Trưởng đồn biên phòng có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c. áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông trật tự, Cục trưởng Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy định tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.
7. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.
Điều 102.- Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa
1. Thanh tra viên chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa đang thi hành công vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình trái phép;
đ. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.
2. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông đường thuỷ nội địa cấp Sở có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 100 của Nghị định này.
3. Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thuỷ nội địa cấp Bộ:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khác quy tại điểm c, d, đ, e, g khoản 2, Điều 100 của Nghị định này.
Điều 103.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phải tuân theo các quy định tại Chương VI của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 104.- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng;
b. Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c. áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.
3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phối hợp với cơ quan nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 105.- Khiếu nại, tố cáo
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 87 và Điều 88 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Công dân có quyền tố cáo những vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức và những hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Việc giải quyết tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tuân theo Điều 90 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 106.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 1996.
Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 107.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào đặc điểm của địa phương và thẩm quyền của mình xây dựng các quy định và kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định.
Điều 108.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
| Võ Văn kiệt (Đã ký) |
PHỤ LỤC SỐ 1
BỘ CỜ HIỆU
30 cm 30 cm |
A |
40 cm |
60 cm |
40 cm |
40 cm |
40 cm |
60 cm |
60 cm |
60 cm |
60 cm |
60 cm |
60 cm |
60 cm |
40 cm |
40 cm |
40 cm |
40 cm |
B |
K |
L |
N |
O |
Q |
C |
10 |
10 |
10 |
10 |
8 |
8 |
8 |
8 |
Ý NGHĨA BỘ CỜ HIỆU
Cờ chữ A - Báo hiệu tàu đang chạy thử máy, thử tốc độ.
Cờ chữ B - Báo hiệu tàu đang chở chất nổ, chất dễ cháy.
Cờ chữ O - Báo hiệu tàu có người ngã xuống nước, xin cấp cứu.
Cờ chữ K - Báo hiệu của Trạm kiểm soát gọi phương tiện lại để kiểm tra
Cờ xanh ve - Báo hiệu của phương tiện xin cảnh sát giao thông lên tàu.
Cờ chữ Q/L - Báo hiệu trên tàu có người hay súc vật mắc bệnh truyền nhiễm.
Cờ chữ N/C - Báo hiệu tàu bị nạn xin cấp cứu.
Đã xem: Đánh giá:
Thuộc tính Văn bản pháp luật 40-CP | |
---|---|
Loại văn bản | Nghị định |
Số hiệu | 40-CP |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành | 05/07/1996 |
Ngày hiệu lực | 01/09/1996 |
Ngày công báo | 31/10/1996 |
Số công báo | Số 20 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng hiệu lực | Hết hiệu lực 01/01/2005 |
Cập nhật | 7 năm trước |
Yêu cầu cập nhật văn bản này |
Download Văn bản pháp luật 40-CP |
---|
PDFFile văn bản gốc (8.1MB) |
DOCFile văn bản word (219KB) |
Lược đồ Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
Văn bản liên quan ngôn ngữ
- Decree No. 40-CP of July 05 1996, of the Government on ensuring navigation order and safety on inland waterways
Văn bản sửa đổi, bổ sung
- Nghị định 77/1998/NĐ-CP bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa để bổ sung Nghị định 40/CP
- Nghị định 09/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thuỷ nội địa
Văn bản bị đính chính
Văn bản được hướng dẫn
Văn bản đính chính
Văn bản bị thay thế
Văn bản hiện thời
Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa | |
Loại văn bản | Nghị định |
Số hiệu | 40-CP |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành | 05/07/1996 |
Ngày hiệu lực | 01/09/1996 |
Ngày công báo | 31/10/1996 |
Số công báo | Số 20 |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
Tình trạng hiệu lực | Hết hiệu lực 01/01/2005 |
Cập nhật | 7 năm trước |
Văn bản thay thế
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 23/2004/QH11
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản hướng dẫn
- Thông tư 318-TT/PC bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa hướng dẫn Điều 19 Nghị định 40/CP
- Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BGTVT-BQP-BNV bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa lực lượng vũ trang
- Thông tư 02/1999/TT-BCA(C11) hướng dẫn đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Văn bản được hợp nhất
Văn bản được căn cứ
- Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam 1989 14-LCT/HĐNN8
- Luật Tổ chức Chính phủ 1992 1/L-CTN
- Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông 1994 38-L/CTN
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 1995 41-L/CTN
Văn bản hợp nhất
Văn bản liên quan Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Pháp lệnh 14-LCT/HĐNN8
Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hànhBan hành: 28/01/1989Ngày hiệu lực: 11/02/1989Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 01/07/2006Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanLuật 1/L-CTN
Luật Tổ chức Chính phủ 1992Ban hành: 30/09/1992Ngày hiệu lực: 02/10/1992Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 07/01/2002Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanPháp lệnh 38-L/CTN
Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông năm 1994Ban hành: 02/12/1994Ngày hiệu lực: 10/12/1994Hiệu lực: Còn hiệu lựcCập nhật: 19 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanPháp lệnh 41-L/CTN
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995Ban hành: 06/07/1995Ngày hiệu lực: 01/08/1995Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 01/10/2002Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Lịch sử VB liên quanNghị định 40-CP
Decree No. 40-CP of July 05 1996, of the Government on ensuring navigation order and safety on inland waterwaysBan hành: 05/07/1996Ngày hiệu lực: 01/09/1996Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 01/01/2005Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Lịch sử VB liên quanThông tư 318-TT/PC
Thông tư 318-TT/PC-1996 hướng dẫn Điều 19 Nghị định 40/CP-1996 về bảo đảm trật tự, An toàn giao thông đường thủy nội địa do Bộ Giao Thông Vận Tải ban hànhBan hành: 06/09/1996Ngày hiệu lực: 06/09/1996Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 19/08/2000Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Lịch sử VB liên quanThông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BGTVT-BQP-BNV
Thông tư liên tịch 10/1998/TTLT-BGTVT-BQP-BNV hướng dẫn nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa đối với lực lượng vũ trang do Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nội vụ; Bộ Quốc phòng ban hànhBan hành: 13/01/1998Ngày hiệu lực: 12/02/1998Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 02/03/2010Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanNghị định 77/1998/NĐ-CP
Nghị định 77/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 40/CP về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địaBan hành: 26/09/1998Ngày hiệu lực: 11/10/1998Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 01/01/2005Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanThông tư 02/1999/TT-BCA(C11)
Thông tư 02/1999/TT-BCA(C11) hướng dẫn Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông do Bộ Công an ban hànhBan hành: 10/02/1999Ngày hiệu lực: 10/02/1999Hiệu lực: Không còn phù hợpCập nhật: 16 năm trước Nội dung Lược đồ Lịch sử VB liên quanLuật 23/2004/QH11
Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 số 23/2004/QH11Ban hành: 15/06/2004Ngày hiệu lực: 01/01/2005Hiệu lực: Còn hiệu lựcCập nhật: 3 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanNghị định 09/2005/NĐ-CP
Nghị định 09/2005/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địaBan hành: 27/01/2005Ngày hiệu lực: 24/02/2005Hiệu lực: Hết hiệu lựcNgày hết hiệu lực: 15/09/2011Cập nhật: 7 năm trước Nội dung Lược đồ Bản PDF Lịch sử VB liên quanVăn bản gốc Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
Lịch sử hiệu lực Nghị định 40-CP bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 05/07/1996
Văn bản được ban hành
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
- 31/10/1996
Văn bản được đăng công báo
Trạng thái: Chưa có hiệu lực
- 01/09/1996
Văn bản có hiệu lực
Trạng thái: Có hiệu lực
- 11/10/1998
Được sửa đổi bổ sung
Được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 77/1998/NĐ-CP bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa để bổ sung Nghị định 40/CP
- 01/01/2005
Được thay thế
Được thay thế bởi Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 23/2004/QH11
- 24/02/2005
Được sửa đổi bổ sung
Được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 09/2005/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường thuỷ nội địa
Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông đường Thủy
-
Quy định Về Tín Hiệu Giao Thông đường Thủy Nội địa - Luật Minh Khuê
-
Tín Hiệu Của Phương Tiện Trong Lĩnh Vực Giao Thông đường Thủy ...
-
Báo Hiệu đường Thủy Nội địa Bao Gồm Những Gì? Ai Có Trách Nhiệm ...
-
HỆ THỐNG BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
-
Thông Tư 08/2020/TT-BGTVT Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia Về Báo ...
-
100 Câu Chi Tiết Luật Giao Thông đường Thủy Nội địa - Bộ đề 190 Câu
-
Đèn Báo Hiệu đường Thủy Năng Lượng Mặt Trời
-
Thông Tư Liên Tịch 85-BGTVT-BD/TTLT Quy Tắc Giao Thông đường Sông
-
Tất Tần Tật Các Quy định Chung Về Luật Giao Thông đường Thủy Nội địa
-
Quy định Kỹ Thuật Về Báo Hiệu Tín Hiệu Giao Thông Qua âu Tàu đường ...
-
Tín Hiệu Trên Phương Tiện đường Thuỷ Nội địa đang Thực Hiện Nghiệp ...
-
MỤC 2 TÍN HIỆU CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
-
Tăng Cường Quản Lý An Toàn Giao Thông đường Thủy