Tín Hiệu Của Phương Tiện Trong Lĩnh Vực Giao Thông đường Thủy ...

Tôi muốn biết về tín hiệu của phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy được quy định như thế nào? Mức phạt về vi phạm quy định về âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu (sau đây gọi chung là tín hiệu) của phương tiện quy định ra sao? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Báo hiệu đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?
  • Tín hiệu của phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy được quy định như thế nào?
  • Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu trong giao thông đường thủy theo quy định pháp luật
  • Mức phạt về vi phạm quy định về âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu (sau đây gọi chung là tín hiệu) của phương tiện giao thông đường thủy nội địa

Báo hiệu đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về báo hiệu đường thuỷ nội địa như sau:

(1) Báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm phao, biển báo, đèn hiệu và thiết bị phụ trợ khác nhằm hướng dẫn giao thông cho phương tiện hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

(2) Hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa bao gồm:

a) Báo hiệu dẫn luồng để chỉ giới hạn luồng hoặc hướng tàu chạy;

b) Báo hiệu chỉ vị trí nguy hiểm để chỉ nơi có vật chướng ngại hoặc vị trí nguy hiểm khác trên luồng;

c) Báo hiệu thông báo chỉ dẫn để thông báo cấm, thông báo hạn chế hoặc chỉ dẫn các tình huống có liên quan đến luồng.

(3) Tuyến đường thủy nội địa đã được công bố, quản lý phải được lắp đặt và duy trì hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.

(4) Chủ công trình, tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại trên đường thủy nội địa có trách nhiệm lắp đặt kịp thời và duy trì báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định trong suốt thời gian xây dựng công trình hoặc thời gian tồn tại vật chướng ngại đó.

(5) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về báo hiệu đường thuỷ nội địa.

Tín hiệu của phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy

Tín hiệu của phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy

Tín hiệu của phương tiện trong lĩnh vực giao thông đường thủy được quy định như thế nào?

Tại Điều 45 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về tín hiệu của phương tiện cụ thể:

- Tín hiệu của phương tiện dùng để thông báo tình trạng hoạt động của phương tiện, bao gồm:

a) Âm hiệu là tín hiệu âm thanh phát ra từ còi, chuông, kẻng hoặc từ các vật khác;

b) Đèn hiệu là tín hiệu ánh sáng được sử dụng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc hoặc trong trường hợp tầm nhìn bị hạn chế;

c) Dấu hiệu là những vật thể có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định;

d) Cờ hiệu là loại cờ có hình dáng, màu sắc, kích thước được sử dụng trong các trường hợp do Luật này quy định.

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu.

Phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu trong giao thông đường thủy theo quy định pháp luật

Tại Điều 49 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định phân loại phương tiện để bố trí tín hiệu cụ thể:

Các phương tiện được chia ra 6 loại để bố trí tín hiệu như sau:

- Loại A là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)

- Loại B là loại phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)

- Loại C là loại phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên;

- Loại D là loại phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn (Thay từ “mã lực” bằng từ “sức ngựa” theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)

- Loại E là loại bè có chiều dài trên 25 mét, chiều rộng trên 5 mét;

- Loại F là loại bè có chiều dài đến 25 mét, chiều rộng đến 5 mét.

Mức phạt về vi phạm quy định về âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu (sau đây gọi chung là tín hiệu) của phương tiện giao thông đường thủy nội địa

Căn cứ Điều 26 Nghị định 139/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về âm hiệu, đèn hiệu, dấu hiệu và cờ hiệu (sau đây gọi chung là tín hiệu) của phương tiện

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính dưới 05 sức ngựa hoặc bè có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Bố trí không đủ hoặc không đúng đối với mỗi tín hiệu trên phương tiện theo quy định;

b) Bố trí mỗi tín hiệu trên phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định;

c) Để mỗi tín hiệu trên phương tiện không hoạt động theo quy định.

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 50 tấn trở lên, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 5 sức ngựa đến dưới 50 sức ngựa vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng áp dụng đối với phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa trở lên, phương tiện có tốc độ trên 30 km/h, phương tiện có động cơ chở khách, phương tiện đưa đón hoa tiêu, phương tiện thực hiện nhiệm vụ trên luồng, tàu cá, phương tiện chở hàng nguy hiểm, phương tiện chở người, động vật bị dịch bệnh, đoàn lai hoặc phương tiện đang bị mắc cạn trên luồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Từ khóa » Tín Hiệu Giao Thông đường Thủy