Nghị Luận Văn Học
Có thể bạn quan tâm
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Đề bài:
"Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles) Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái qua câu nói trên?Gợi ý làm bài:
Nguyễn Khoa Điềm từng gắn liền hình ảnh người mẹ và những quả "lớn xuống" như bầu bí, một tình mẫu tử thiết tha: Lũ chúng tôi một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. Mỗi chúng ta đều có mẹ và cần có mẹ - để được dựa dẫm và yêu thương những khi yếu mềm, mệt mỏi. Tuy nhiên, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết", để ta có thể tự lập và trưởng thành một cách trọn vẹn.1. Giải thích câu nói:
- Sứ mạng: hàm chứa trách nhiệm lớn lao và vô cùng cao cả. Mẹ chính là người mang vác trách nhiệm thiêng liêng ấy. - Tình mẫu tử thiết tha, sâu sắc, xuyên thấm vào từng tế bào. - Hiểu theo nghĩa rộng, câu nói đề cập đến vai trò của mái ấm gia đình - nơi chúng ta tìm về sau bao bộn bề mệt mỏi đời người. Nơi luôn sẵn lòng dang tay chở che, ấp ôm, vỗ về. Đó chính là chiếc nôi chấp cánh bao ước mơ đẹp đẽ, là điểm tựa vững chãi để chúng ta "nhấc bổng cả thế giới" với vô vàn khát vọng lớn lao. - "Dạy con từ thuở còn thơ" - sự giáo dục của gia đình luôn là yếu tố hình thành nên nhân cách một con người. - Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần để mọi sự nâng đỡ của mình làm điểm tựa cho con trẻ, tránh sự lệ thuộc, ỷ lại - tức là "làm cho chỗ dựa đó trở nên không cần thiết". Những đứa trẻ có khả năng vượt qua những trở ngại, va vấp thì mới đủ ý chí và nghị lực để đối mặt với bao sóng gió cuộc đời. => Câu nói trên đưa ra một quan điểm giáo dục đúng đắn và thiết thực. Đó là việc giúp con cái chủ động, tích cực, không dựa dẫm, rèn luyện tính cách và bản lĩnh cá nhân.Mẹ và quả - Blog Làm văn nghị luận |
2. Chứng minh:
"Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp." W.Gơt. - Cuộc sống luôn có những thử thách và chông gai để con người có cơ hội trưởng thành hơn mỗi ngày. Và không ai có thể ở cạnh bên bạn, giúp bạn giải quyết khó khăn mãi. Vì thế, mỗi chúng ta cần học cách đối mặt và vượt qua, không dựa dẫm, không ỷ lại. "Bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua nghịch cảnh". Dẫn chứng: Người Nhật dạy dỗ con cái phải biết tự vươn lên bằng chính nỗ lực của mình ngay khi còn nhỏ, từ việc tự mình đến trường dù mưa tuyết kín đường đi nữa, với câu cửa miệng "Gambate" - cố gắng. Dù điều kiện cuộc sống của họ có thể đưa đón con cái đến trường bằng ô tô... tuy nhiên họ muốn dạy con mình hiểu rằng chúng không thể chờ đợi người khác giúp đỡ mình mỗi khi khó khăn, mà nhất định phải chủ động và can đảm vượt qua. Chính vì thế, người Nhật dù phải gánh chịu biết bao thiên tai, đất nước nhỏ bé về diện tích ấy vẫn hiên ngang trụ vững. - Tuy nhiên có nhiều phụ huynh vì quá thương con cái nên luôn vòng tay khư khư bao bọc, khiến con mình bị động, non nớt, thiếu kĩ năng đối mặt với khó khăn. Điều đó khiến người trẻ dễ dàng lúng túng, mất phương hướng, dễ bi quan và rơi vào trạng thái tiêu cực... khi phải tự mình đối mặt với cuộc sống. - Tình yêu thương phải vừa đủ và đúng đắn, nhất là trong thời buổi ngày nay, cuộc sống ngày càng phức tạp, nhiều chiều. Để thích nghi và phát triển, chúng ta cần có những kĩ năng và bản lĩnh nhất định. - Thế nhưng, mặt khác, cha mẹ không nên buông lỏng quá mức, thiếu quan tâm đúng mực dành cho con cái của mình. Cha mẹ cần định hướng, uốn nắn để giúp con cái mình có hướng đi đúng đắn, làm điểm tựa và dẫn dắt con mình hình thành nhân cách tốt đẹp.Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp - Blog Làm văn nghị luận |
3. Bài học:
- Câu nói "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles) là kim chỉ nam trong việc giáo dục con cái dành cho bậc phụ huynh. Bên cạnh đó, vừa nhắc nhở những người trẻ cần có lối sống chủ động, tích cực, tránh ỷ lại, dựa dẫm vào gia đình, kiên trường trước nghịch cảnh. - Cần rèn luyện bản thân mình ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất, chủ động sắp xếp thời gian, giải quyết khó khăn, đưa ra những quyết định và chịu trách nhiệm với kết quả mình tạo ra.4. Kết bài:
"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Nhật kí Đặng Thùy Trâm). Mỗi chúng ta đều cần có một bờ vai để dựa vào lúc yếu mềm, vấp ngã. Mỗi chúng ta đều cần một mái ấm để trở về sau những bão giông. Thế nhưng chúng ta phải mạnh mẽ, kiên cường, không nên là gánh nặng của người khác. Va vấp để trưởng thành, hiểu đời, hiểu mình hơn. Quả thật, "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Babbles) Thế nhưng, dù thế nào, chúng ta vẫn cần điểm tựa tinh thần ấy suốt cuộc đời - nơi ấm áp nhất thế gian. Và, vì thế, chúng ta cần lớn lên để làm điểm tựa cho người phụ nữ yêu thương ấy.--- Không có nhận xét nào: Đề bài: Trong truyện ngắn Đời thừa, Nam Cao đã để nhân vật Hộ nghĩ rằng: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ”. Ý kiến của bạn về vấn đề này? Theo bạn, mỗi người cần có thái độ như thế nào khi chọn nghề?Gợi ý
1. Mở bài:
Thời gian qua kẽ tay Làm khô những chiếc lá Riêng những câu thơ còn xanh Riêng những bài hát còn xanh Những tác phẩm nghệ thuật đạt đến chuẩn mực của cái hay, cái đẹp sẽ “vượt qua mọi sự băng hoại của thời gian và chỉ mình nó không thừa nhận cái chết”. Cũng như dù thời gian có trôi thì giá trị của câu nói tưởng chừng giản đơn nhưng đầy ngụ ý của nhân vật Hộ trong "Đời thừa" của nhà văn Nam Cao vẫn luôn gợi nhắc mỗi người cần có thái độ đúng đắn khi chọn nghề và làm việc: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ".2. Thân bài:
a. Giải thích: - Nghề nghiệp: việc mà ta lựa chọn và thực hiện để sản xuất ra những giá trị về vật chất lẫn tinh thần phục vụ cho cuộc sống, là mục tiêu ta theo đuổi, là ước mơ, là thứ gắn bó với ta trong suốt quãng đời của mình. - "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương": chỉ sự cẩu thả, thái độ hời hợt, vô trách nhiệm với việc mình làm, làm cho có, không quan tâm đến hậu quả và hệ lụy. Đối với nhà văn Nam Cao, ý thức trách nhiệm đối với công việc chính là thước đo nhân cách con người. Đó là lí do vì sao nhà văn cho rằng "sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương". Bởi nghề nghiệp tượng trưng cho lý tưởng sống của mình, nếu "cẩu thả" sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ví dụ như nếu một bác sĩ cẩu thả thì người bệnh sẽ lâm vào tình trạng hiểm nghèo, một kỹ sư công trình cẩu thả thì biết bao người gặp nguy hiểm... => Vậy câu hỏi đặt ra là ta phải chọn nghề nghiệp như thế nào để có thể toàn tâm toàn ý với công việc và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? => Lựa chọn nghề nghiệp với thái độ nghiêm túc, chọn nghề mình thích, ước mơ và có khả năng thực hiện, khi đã chọn phải toàn tâm toàn ý làm việc, theo đuổi lý tưởng cao đẹp đó. b. Chứng minh: - Tinh thần trách nhiệm là yếu tố then chốt dẫn đến kết quả. Bởi dẫu có tài mà không có tâm thì cũng không thể phát huy được hết khả năng vốn có, công việc không thể đạt được hiệu quả tối ưu. Nếu như đến công việc ta làm - thứ gắn liền với lợi ích của cá nhân ta mà bản thân còn không có trách nhiệm thì làm sao có thể làm chủ cuộc sống của mình, nói gì đến lắng lo cho người xung quanh. Công việc của mỗi người đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người khác, đến hiệu quả của cả một hệ thống làm việc, một dây chuyền sản xuất. Bởi chúng ta sống trong một cộng đồng, một xã hội, mà bất cẩn trong công việc tức là thiếu trách nhiệm với cả cộng đồng, với công việc chung của mọi người. Một kĩ sư nhầm lẫn trong thiết kế sẽ kéo theo sự sai sót trong quá trình thi công, công việc sẽ vì thế mà phải đình đốn. Mỗi người tựa như một mắt xích trong guồng máy chung đang hoạt động. Nên vô trách nhiệm trong công việc của bản thân mình cũng đồng thời sẽ là lãng phí không chỉ những của cải vật chất mà cả công sức của người khác, ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Mỗi nghề nghiệp luôn đòi hỏi ở con người một trái tim, lương tâm, ý thức. Bởi vì có những sai lầm sẽ không bao giờ có cơ hội sửa chữa, làm lại. Dẫn chứng thực tế Nguyên nhân: Lối sống nhanh, sống vội, vô cảm, dẫn đến sự ích kỉ, vô tâm, thiếu trách nhiệm, chán nản, bất mãn với công việc mà mình đang làm. c. Bài học: Nghề nghiệp, với một số người chỉ là cách thức mưu sinh, cũng có người coi đó là nghĩa vụ lao động để đóng góp và cống hiến, lại có người làm việc vì niềm hứng thú, đam mê. Chúng ta đứng ở góc độ nào để nhìn nhận, điều đó dẫn đến ý thức trách nhiệm đối với nghề của mình. Nếu xem nghề nghiệp là cách mưu sinh kiếm sống, chúng ta chỉ giới hạn ở mức độ hoàn thành công việc mà không cố gắng sáng tạo nên những điều mới mẻ, hay sẽ vì món lợi trước mắt mà sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ. Khi coi nghề là lý tưởng, là niềm vui, chúng ta sẽ có động lực và hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. => Cần thận trọng ngay từ lúc lựa chọn nghề nghiệp, để chọn lựa được công việc phù hợp với sở thích, ý muốn của bản thân, không chạy theo số đông, phải xem xét đến khả năng của mình. Bởi chỉ khi chọn nghề mà mình đam mê, ta mới có thể gắn bó với nó một cách bền vững lâu dài, mới có động lực để vượt qua những trở ngại mà bất cứ nghề nào cũng có => Chọn nghề là một quyết định quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy, đừng bao giờ vội vàng, hấp tấp hay cẩu thả.3. Kết.
Quả thật "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương... ". Quan niệm của nhà văn là một nhận thức đúng đắn về thái độ trách nhiệm của mỗi người đối với nghề nghiệp của mình, ngay từ khi chọn nghề đến cả quá trình gắn bó với nó. Chính điều đó sẽ làm nên cuộc sống đúng nghĩa. "Sống trên đời sống cần có một tấm lòng" Không có nhận xét nào: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”. DÀN Ý THAM KHẢO 1)Giải thích câu nói: -Ước mơ: Là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. -Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình. -Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. ð Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực. 2)Phân tích, chứng minh: Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn?” vƯớc mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú: -Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả… -Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận. -Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ. vƯớc mơ cũng như một cái cây - phải được ươm mầm rồi trưởng thành: -Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. -Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. -Dẫn chứng: + Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực. + Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình vNhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được: -Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. -Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi. vƯớc mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám… 3)Đánh giá – mở rộng: -Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành sự thật, cũng có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình. -Phê phán: + Ước mơ có thể thành sự thật, cũng có thể không nhưng ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa. + Phê phán những kẻ có mơ ước tầm thường, ích kỉ, độc ác… 4)Bài học: -Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. -Hành động: + Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! + Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực. Không có nhận xét nào: Nhập môn: Văn học là gì? Nếu có một món là lý luận văn học thì dường như hiển nhiên sẽ có một món gì đó được gọi là văn học mà món trên là lý luận của món dưới. Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu bằng câu hỏi: Văn học là gì? Đã có những cố gắng khác nhau nhằm định nghĩa văn học. Thí dụ, bạn có thể định nghĩa nó như tác phẩm viết mang tính “tưởng tượng” hiểu theo nghĩa hư cấu – tác phẩm viết “không chân thật” hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Nhưng ngay cả sự phản ánh ngắn gọn nhất về những gì người ta thường đưa vào dưói tiêu đề văn học lại cho thấy định nghĩa này sẽ không đứng vững nổi. Văn học Anh thế kỷ XVII gồm những tác giả như Shakespeare, Webster, Marvell và Milton; nhưng phạm vi của văn học còn nới rộng bao gồm cả những tiểu luận của Francis Bacon, những bài thuyết giáo của John Donne, tự truyện mang tính tôn giáo của Bunyan và bất cứ những gì Sir Thomas Browne đã viết. Thậm chí nó còn có bao hàm một mớ tác phẩm gồm Leviathan của Hobbes hay Lịch sử cuộc nổi loạn của Clarendon. Trong văn học Pháp thế kỷ XVII, song song với Corneille và Racine còn có những châm ngôn của La Rocherfoucauld, những bài điếu văn của Bossuet, khảo luận về thơ của Boileau, những bức thư của Madame de Sévigné gửi cho con gái và triết học của Descartes và Pascal. Văn học Anh thế kỷ XIX thường tính đến Lamb (mà không tính đến Bentham), tính đến Macaulay (nhưng không tính đến Marx), tính đến Mill (nhưng không tính đến Darwin hay Herbert Spencer). Sự phân biệt giữa sự kiện “thực tế” và “hư cấu” xem ra không thích hợp để đi xa trong nghiên cứu nhất là vì bản thân sự phân biệt này thường xuyên là một vấn đề gây thắc mắc. Chẳng hạn như đã có người đưa ra lý lẽ : cách chúng ta đối lập sự thật “lịch sử” và sự thật “nghệ thuật” tuyệt nhiên không thể đem ứng dụng cho những sử thi Saga của Iceland cổ xưa. Trong văn học Anh cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII từ “novel” (truyện, tiểu thuyết) dường như được sử dụng cho cả hai loại biến cố có thật và hư cấu và ngay cả những bản tường thuật tin cũng khó được xem là mang chất sự kiện. Những truyện và những bản tường thuật tin không hẳn là có thật hay hư cấu một cách rõ rệt: chẳng qua cách chúng ta phân biệt rạch ròi hai phạm trù này thời đó không được ứng dụng. Gibbon đã khẳng định rằng ông đã viết ra sự thật lịch sử, và có lẽ những tác giả của Sáng thế (Cựu ước ) cũng nghĩ vậy, những tác phẩm này ngày nay có những người đọc xem là chuyện “thật”, lại có những người xem là hư cấu. Hẳn là Newman nghĩ rằng những suy ngẫm thần học của ông ta là xác thực nhưng nhiều bạn đọc ngày nay lại cho đấy là “văn học”. Hơn thế nữa, nếu “văn học” bao gồm nhiều cách viết “thực tế” thì nó cũng loại một loạt cách viết “hư cấu”. Chuyện tranh Siêu nhân và những tiểu thuyết của Mills và Boon là hư cấu nhưng nhìn chung không được coi là văn học, và chắc chắn chúng không phải là Văn học. Nếu văn học là loại tác phẩm viết có tính “tưởng tượng” và “sáng tạo” thì chẳng hoá ra lịch sử, triết học và khoa học tự nhiên là những thể loại không có tính tưởng tượng và sáng tạo? Có lẽ ta cần có một cách tiếp cận khác bao quát hơn. Có lẽ văn học được xác định không phải do chỗ nó có tính “hư cấu” hoặc “tưởng tượng” mà do chỗ nó sử dụng ngôn ngữ theo những cách đặc biệt. Theo lý thuyết này, văn học là cách viết văn, theo lời nhà phê bình Nga Roman Jakobson nó chính là một “sự cưỡng bức có tổ chức đối với lời nói thông thường”. Văn học làm biến hoá và làm mạnh mẽ hơn ngôn ngữ thông thường, xa rời một cách hệ thống lời nói hàng ngày. Nếu bạn tới gần tôi ở một bến xe buýt và lẩm bẩm: “Nàng vẫn là cô dâu lặng lẽ chưa bị cưỡng đoạt” (Thou still unravished bride of quietness), thế là tôi thấy ngay rằng tôi đương ở trong sự hiện diện của tính văn học. Tôi biết điều này vì kết cấu, nhịp điệu và âm hưởng của những từ bạn dùng có sự dôi dư quá ý nghĩa có thể rút ra được từ chúng – hoặc là như những nhà ngôn ngữ học có thể đặt vấn đề này ra bằng thuật ngữ chuyên môn hơn, có một sự không cân xứng giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt (giữa những ký hiệu biểu đạt và nội dung được biểu đạt). Ngôn ngữ của bạn thu hút sự chú ý tới bản thân nó, phô trương hữu thể (sự tồn tại) vật chất của nó, trong khi đó thì những lời bày tỏ như “Bạn có biết các lái xe đang đình công không”? (Don’t you know the driver are on strike) thì không như vậy. Thực chất đây là định nghĩa về “tính văn học”(literary) được những người theo chủ nghĩa hình thức Nga đề xuất, trong hàng ngũ của họ có Viktor Shklovsky, Roman Jakobson, Osip Brik, Yury Tynyanov, Boris Eichenbaum và Boris Tomashevsky. Những người theo chủ nghĩa hình thức nổi lên ở Nga từ những năm trước cách mạng Bolshevik 1917 và nở rộ suốt những năm hai mươi thế kỷ trước cho đến khi họ thực sự `ngậm miệng do áp lực của chủ nghĩa Stalin. Có một nhóm những nhà phê bình có tinh thần đấu tranh và tranh luận mạnh mẽ, họ bác bỏ những học thuyết chủ nghĩa tượng trưng hầu như huyền bí đã ảnh hưởng tới nghiên cứu văn học trước thời của họ, và trong tinh thần khoa học, thực tiễn, họ đã hướng sự chú ý tới thực tại vật chất của bản thân văn bản văn học. Phê bình nên tách nghệ thuật khỏi sự huyền bí và quan tâm đến việc văn bản văn học trên thực tế tác động như thế nào. Văn học không là tôn giáo giả hiệu hay tâm lý học hay xã hội học nhưng là một tổ chức ngôn ngữ đặc biệt. Nó có những luật, cấu trúc, biện pháp đặc thù của nó, những thứ này phải được nghiên cứu tự bản thân chúng chứ không phải bị giản quy vào một cái gì đó khác. Tác phẩm văn học cũng không phải là một phương tiện chuyển tải những tư tưởng, không phải là một sự phản ánh thực tại xã hội cũng chẳng phải là sự hiện thân của một chân lý tiên nghiệm nào đó: nó là một sự kiện vật chất hoạt động mà chức năng có thể được phân tích giống như người ta có thể khảo sát một cỗ máy. Nó được làm bằng những từ ngữ (words), không bằng những vật thể hay những cảm giác, và sẽ mắc một sai lầm khi nhìn nhận nó như sự biểu đạt của tâm trí tác giả. Về Eugene Onegin của Puskin, Osip Brik có lần nói tếu, ông cho rằng nó có thể được viết ngay cả khi Puskin chưa hề sống trên đời này. Chủ nghĩa hình thức chủ yếu là sự ứng dụng ngôn ngữ vào nghiên cứu văn học, và bởi vì ngôn ngữ học được bàn đến ở đây là một loại ngôn ngữ học hình thức có liên quan đến những cấu trúc của ngôn ngữ hơn là với các ngôn ngữ mà người ta thực sự nói, những người theo chủ nghĩa hình thức bỏ qua việc phân tích “nội dung” văn học (ở đây người ta luôn luôn có thể bị cám dỗ đi vào tâm lý học và xã hội học) để chuyên nghiên cứu hình thức văn học. Không nhìn nhận hình thức như sự thể hiện nội dung, họ đặt mối quan hệ lộn ngược: nội dung chỉ là “động cơ” (motivation) của hình thức, một cơ hội hay một hoàn cảnh thuận lợi cho một loại tập dượt hình thức đặc biệt. Tác phẩm Don Quixote không “nói về ” nhân vật có cái tên đó: nhân vật chỉ là một thủ pháp nhằm gắn kết những loại kỹ thuật kể chuyện khác nhau. Với những người theo chủ nghĩa Hình thức Trại súc vật (Animal Farm) đâu có phải một ẩn dụ về chủ nghĩa Stalin; ngược lại, chủ nghĩa Stalin chẳng qua chỉ cung cấp một cơ hội hữu dụng cho sự kết cấu của một ẩn dụ. Chính sự khẳng định ngoan cố này đã mang lại cho những người theo chủ nghĩa hình thức cái tên xúc phạm do những đối thủ của họ đặt ra; và mặc dù họ không phủ nhận nghệ thuật có mối quan hệ với thực tại xã hội – quả vậy một số người trong họ có liên hệ mật thiết với những người Bolshevik – họ vẫn tuyên bố với một khẩu khí khiêu khích rằng mối quan hệ này không phải là công việc của nhà phê bình. Những người theo chủ nghĩa hình thức bắt đầu bằng việc nhìn nhận tác phẩm văn học như một sự tập hợp ít nhiều võ đoán “các thủ pháp”, và chỉ sau này họ mới đi đến chỗ xem những thủ pháp này như là những yếu tố hoặc chức năng hay “những chức năng” có quan hệ qua lại bên trong một hệ thống văn bản tổng thể. Những “thủ pháp” bao gồm âm thanh, hình ảnh, tiết tấu, cú pháp, vận luật, vần, những kỹ thuật kể chuyện, trên thực tế là toàn bộ vốn liếng những yếu tố văn học hình thức; và tất cả những yếu tố này có một điểm chung là hiệu quả “giải thể tính quen thuộc “(defamiliarizing) và “lạ hoá” (estranging) của chúng. Cái gì là đặc trưng cho ngôn ngữ văn học, cái gì phân biệt nó với những hình thức diễn ngôn khác, đó là cái làm biến dạng ngôn ngữ thông thường theo nhiều cách khác nhau. Dưới áp lực của những thủ pháp văn học, ngôn ngữ hàng ngày trở nên mạnh mẽ, cô đọng, linh hoạt hơn, nhạy bén, có sức khêu gợi, đảo điên. Nó là thứ ngôn ngữ “được làm lạ” (made strange); và bởi vì sự “lạ hoá” (estrangement) này, thế giới hàng ngày cũng đột nhiên thành mất đi tính chất quen thuộc; Trong lời nói thường ngày, những tri giác và sự phản ứng của chúng ta với thực tại trở nên cũ kỹ, sờn mòn hay như những người theo chủ nghĩa hình thức nói, “hoá thành tự động” (automatized). Văn học , bằng cách buộc chúng ta ở trong một ý thức ngôn ngữ gay cấn, nó làm tươi mới những phản ứng ngôn ngữ quen thuộc này và khiến những đối tượng của nó “gây ấn tượng nhận thức” sâu sắc hơn do chỗ ngôn ngữ được nắm bắt tích cực hơn, tự ý thức sâu sắc hơn thông thường, thế giới mà ngôn ngữ chứa đựng được làm mới lại sống động. Thơ của Gerard Manley Hopkins có thể cho ta một ví dụ đặc biệt tường minh về điều này. Diễn ngôn văn học làm lạ hoá hoặc làm khác lạ lời nói hàng ngày, nhưng trong tiến trình như vậy, một cách nghịch lý, nó làm cho chúng ta nắm được kinh nghiệm một cách đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Hầu hết thời gian chúng ta hít thở không khí mà không ý thức được nó. Cũng giống như ngôn ngữ, không khí chính là môi trường trong đó chúng ta hoạt động. Nhưng nếu không khí đột nhiên đậm đặc lại hoặc bị nhiễm độc thì chúng ta buộc phải chăm chú tới hơi thở của chúng ta với sự thận trọng, và hiệu quả của việc này sẽ là một kinh nghiệm được nâng cấp trong đời sống thể xác của chúng ta. Chúng ta đọc một tin nhắn nghuệch ngoạc từ một người bạn, không chú ý lắm đến cấu trúc tự sự của nó; nhưng nếu một câu chuyện đứt quãng rồi lại bắt đầu, luôn chuyển từ cấp tự sự này đến cấp khác và trì hoãn cao trào của nó nhằm kéo dài sự hồi hộp của chúng ta, chúng ta sẽ có ý thức hơn truyện được kết cấu như thế nào đồng thời sự gắn bó của ta với truyện có thể tăng cường hơn. Câu chuyện, như những người theo chủ nghĩa hình thức khẳng định, sử dụng những thủ pháp “cản trở” (impeding) hay “chẫm trễ” (retarding) nhằm duy trì sự chú ý của chúng ta; và trong ngôn ngữ văn học, những thủ pháp này được gọi là “được phơi bày”(laid bare). Ý tưởng này khiến Victor Shklovsky nhận xét một cách hóm hỉnh về tác phẩmTristram Shandy của Laurence Sterne, một cuốn tiểu thuyết ghìm hãm tuyến truyện của nó dến mức nó hầu như không bốc lên được, nó là “cuốn tiểu thuyết điển hình nhất trong văn học thế giới”. Sau đó, những người theo chủ nghĩa hình thức nhìn nhận ngôn ngữ văn học như một tập hợp những sai chệch chuẩn mực (deviations) từ một tập hợp chuẩn mực, một loại bạo lực ngôn ngữ học: Văn học là một loại ngôn ngữ “đặc biệt” tương phản với ngôn ngữ “hàng ngày” chúng ta thường sử dụng. Nhưng ý thức sự trệch hướng bao hàm việc có khả năng nhận ra chuẩn mực từ đó có sự trệch hướng. Mặc dù “ngôn ngữ thường ngày” ngày là khái niệm được yêu thích của một vài nhà triết học Oxford, ngôn ngữ thường ngày của những nhà triết học Oxford có ít điểm chung với ngôn ngữ thường ngày của những người khuân vác cảng Glasgow (Scotland). Ngôn ngữ mà cả hai nhóm xã hội khác nhau dùng để viết thư tình thường khác với cái cách mà họ nói chuyện với cha xứ địa phương. Ý tưởng cho rằng chỉ có một ngôn ngữ “chuẩn” duy nhất , một đồng tiền chung được chia sẻ như nhau bởi mọi thành viên của xã hội là một ảo tưởng, Bất cứ một ngôn ngữ thực tại nào cũng bao gồm một loạt những diễn ngôn phức tạp mức độ cao, được phân hoá tuỳ theo giai cấp, vùng, giới, vị thế và vân vân, chúng tuyệt đối không thể được thống nhất rõ ràng trong một cộng đồng ngôn ngữ thuần nhất. Một chuẩn mực của người này có thể là sự sai lệch của người khác: từ “ginnel” dùng thay cho “alleyway” (lối ngõ) có thể là ngôn ngữ thơ ở vùng Brighton nhưng lại là ngôn ngữ thường ngày ở vùng Bamsley. Ngay văn bản “văn xuôi” nhất thế kỷ XV có thể đọc nghe như “thơ” đối với chúng ta ngày nay do tính chất cổ kính ngôn ngữ của nó. Nếu chúng ta tình cờ thấy một mảnh văn tự đơn lẻ từ một nền văn minh nào đó từ lâu đã biến mất, chúng ta không thể nói đấy là thơ hay không bằng việc chỉ xem xét nó thôi, vì có thể chúng ta không biết cách đi vào những diễn ngôn “thường ngày” của xã hội đó; và ngay như nghiên cứu xa hơn bộc lộ nó là ngôn ngữ “lệch chuẩn” thì điều này vẫn chưa chứng minh được đó là thơ vì không phải tất cả những sự lệch chuẩn ngôn ngữ đều là ngôn ngữ thơ. Tiếng lóng là một ví dụ. Chúng ta không thể chỉ nhìn thấy nó là nói rằng đây không phải là một bộ phận của văn học “hiện thực”, nếu như chưa có thông tin nhiều hơn về cái cách nó thực sự hoạt động như là một bộ phận của văn viết trong cái xã hội cụ thể nó lưu hành. Không phải là những người theo chủ nghĩa Hình thức Nga không nhận ra tất cả điều này. Họ thừa nhận rằng những chuẩn mực và lệch chuẩn thay đổi quanh đi quanh lại từ một văn cảnh lịch sử hay xã hội này tới một văn cảnh lịch sử hay xã hội khác – rằng “thơ” theo nghĩa này phụ thuộc vào nơi bạn tình cờ có mặt vào thời điểm ấy. Sự thực là một bộ phận của ngôn ngữ “được lạ hoá” không đảm bảo rằng nó luôn lạ hoá và lạ hoá ở mọi nơi: Nó chỉ lạ hoá đối với một nền ngôn ngữ chuẩn nào đó, và nếu nền này thay đổi thì cái được viết ra (the wrting) có thể không được nhận thức rõ rệt như là văn học nữa. Nếu mọi người sử dụng những nhóm từ như “cô dâu lặng lẽ chưa bị cưỡng đoạt” trong hội thoại nơi quán rượu hàng ngày thì loại ngôn ngữ này không còn là ngôn ngữ thơ nữa. Với những người theo chủ nghĩa Hình thức, nói một cách khác, “tính văn học” (literariness) tuỳ thuộc vào những mối quan hệ khác biệt giữa một loại diễn ngôn này và một loại diễn ngôn khác; nó không phải là một đặc tính đặc hữu vĩnh viễn. Họ tiếp tục định nghĩa “văn học” nhưng “tính văn học” là những cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt, không những có thể được tìm thấy trong những văn bản “văn học” mà còn ở những văn bản ngoài văn học. Bất cứ ai tin rằng “văn học” có thể được định nghĩa bằng việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt như vậy sẽ phải đối mặt với thực tế rằng ở Manchester có nhiều lối nói ẩn dụ hơn là ở Marvell. Không có thủ pháp văn học nào – hoán dụ, cải dung, cách nói giảm, cách đảo đối và vân vân – không được sử dụng thường xuyên trong diễn ngôn hàng ngày. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa Hình thức vẫn cho rằng “lạ hoá” là bản chất của tính văn học. Họ đã tương đối hoá sự sử dụng ngôn ngữ này, nhìn nhận nó như một vấn đề tương phản giữa một loại lời nói này với loại lời nói khác. Nhưng nếu như tôi nghe được ai đó ỏ bàn rượu bên cạnh nhận xét: “Đây là chữ viết tay nghuyệch ngoạc khủng khiếp.” Đây là ngôn ngữ “văn học” hay “không văn học”? Thực ra, nó là ngôn ngữ văn học đấy vì nó được lấy từ tiểu thuyết Đói của Knut Hamsun. Nhưng làm thế nào tôi biết đó là văn học? Rốt cuộc, câu nói đó không tập trung bất cứ sự chú ý nào tới bản thân nó như một sự trình diễn ngôn từ. Có một câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào tôi biết câu nói đó là văn học, đó là vì nó được lấy từ tiểu thuyết Đói của Knut Humsun. Nó là một phần trong một văn bản mà tôi đã đọc như là tác phẩm “hư cấu”, tự nó bộc lộ ra như là một “tiểu thuyết”, nó có thể được đưa vào những chương trình giảng dạy văn học bậc đại học và vân vân. Văn cảnh cho tôi biết đó là văn học; nhưng tự bản thân ngôn ngữ không có những đặc tính hay những giá trị cố hữu cái mà có thể phân biệt nó với những loại diễn ngôn khác, và một ai đó có thể nói câu này trong một quán rượu mà chẳng hề được ngưỡng mộ tài khéo léo văn chương. Nghĩ về văn học như những người theo chủ nghĩa Hình thức trên thực tế là nghĩa về toàn bộ văn học như là thơ. Điều đáng chú ý là khi những người theo chủ nghĩa Hình thức xem xét tác phẩm văn xuôi , họ thường áp dụng mở rộng một cách đơn giản những loại kỹ thuật họ đã từng sử dụng cho thơ. Nhưng văn học thường được cho rằng còn chứa đựng nhiều điều nằm ngoài thơ – chẳng hạn bao gồm viết văn hiện thực hoặc viết văn tự nhiên chủ nghĩa không có sự tự ý thức về mặt ngôn ngữ hoặc sự cố tình phô trương một cách lộ liễu. Thỉnh thoảng người ta gọi viết văn là “văn chương” chính là vì nó không thu hút sự chú ý quá đáng tới nó: họ khâm phục tính giản gị, hàm xúc của nó hoặc tính trang nhã không loè loẹt của nó. Thế còn những lời nói đùa, bài hát cổ vũ bóng đá, khẩu hiệu, tiêu đề báo chí, quảng cáo, những lời nói thường nghe rất kêu nhưng nhìn chung không được xếp vào văn học? Một vấn để khác với trường hợp “lạ hoá” là không có loại viết văn nào, một khi được viết tương đối khéo léo, không thể được đọc như là có tác dụng lạ hoá. Xem xét một câu văn xuôi trình bày khá rõ ràng như một câu thỉnh thoảng ta nhìn thấy ở hệ thống xe điện ngầm ở Luân đôn : ” Những con chó phải được mang theo nơi cầu thang tự động”. (Dogs must be carried on the escalator). Câu này mới nhìn có lẽ không đuợc rõ nghĩa lắm: Phải chăng nó có nghĩa là bạn phải mang một con chó lên cầu thang tự động? Liệu bạn có thể bị cấm dùng cầu thang tự động trừ phi bạn có thể tìm thấy một con chó lai bị lạc để ôm lấy trong tay nơi lối đi lên? Nhiều thông báo rõ ràng, không phức tạp lại chứa đựng những sự mơ hồ như vậy: ví dụ, “Từ chối được đặt trong cái rổ này” (Refuse to be put in this basket), hay ký hiệu giao thông “Way Out” ở Anh khi được một người California đọc. Nhưng nếu đặt những vấn đề tối nghĩa rắc rối sang bên, thì hiển nhiên thông báo dưới tầng ngầm kia có thể được đọc như văn học. Người ta có thể bị sững lại bởi những âm thanh chói gắt của những từ một âm tiết chắc nịch đầu tiên; người ta, một khi hiểu được sự ám gợi phong phú của từ carried, thấy tâm trí lướt tới những vang vọng thấm thía của việc giúp những con chó què trong suốt đời mình; và có lẽ người ta tìm thấy trong sự du dương và chuyển âm điệu của từ escalator (cầu thang tự động) một sự mô phỏng vận động lên xuống, cuồn cuộn của bản thân vật dụng này. Điều này có thể là một sự tìm tòi vô ích nhưng đòi hỏi nghe cho ra những tiếng chém và xoạc đâm của những lưỡi kiếm trong sự mô tả văn chương nào đó về một cuộc đọ kiếm cũng vô ích. Tuy vậy chí ít nó có cái lợi là gợi cho biết rằng văn học có thể ít nhất là vấn đề người ta làm gì đối với văn học cũng như vấn đề văn học tác động gì tới họ. Nhưng ngay nếu ai đó phải đọc dòng thông báo theo cách này thì vẫn còn vấn đề việc đọc nó như là thơ, (thơ chỉ là một bộ phận của những gì của cái thường được gộp vào văn học). Vì vậy ta hãy cùng xem xét một cách “hiểu sai” khác về cái dấu hiệu có thể đưa chúng ta đi xa hơn vấn đề này một chút. Hãy tưởng tượng một người say trong đêm khuya nắm chặt lấy tay vịn cầu thang tự động, người này đọc dòng thông báo chăm chú trong nhiều phút và sau đó thì thầm với chính mình :” Đúng quá!”. Loại lỗi gì xuất hiện ở đây? Những gì người say đang làm trên thực tế là tiếp nhận dấu hiệu như một lời thông báo nào đó có ý nghĩa khái quát thậm chí tầm cỡ vũ trụ. Bằng việc áp đụng một số qui ước đọc cho những từ trong thông báo, anh ta đã lẩy chúng rời khỏi văn cảnh trực tiếp của chúng và khái quát hoá chúng vượt ra ngoài mục tiêu thực dụng của chúng để tới một cái gì dó có nội dung rộng hơn và có thể sâu hơn. Điều này dường như là một thao tác được bao hàm trong cái mà người ta gọi là văn học. Khi nhà thơ bảo với chúng ta tình yêu của anh ta như một bông hồng đỏ, chúng ta hiểu ngay rằng anh ta đương đưa ý kiến của mình vào vần điệu, rằng chúng ta không có nhiệm vụ hỏi xem anh ta thực sự có một người tình mà vì một lý do kỳ quặc nào đấy đối với anh ta giống như một bông hồng. Anh ta nói với chúng ta một điều gì đó về phụ nữ và tình yêu nói chung. Vậy thì, chúng ta có thể nói, văn học là diễn ngôn “không thực dụng”: không như những cuốn sách giáo khoa sinh học và những lời nhắn cho người bán sữa, nó không phục vụ cho mục đích thực dụng trực tiếp, nhưng nó phải được xem như có qui chiếu đến một trạng thái chung của sự việc. Thỉnh thoảng, dù không thường xuyên lắm, nó có thể dùng ngôn ngữ đặc biệt dường như để khiến sự kiện này trở nên rõ ràng – báo hiệu rằng cái được nêu lên thành vấn đề chủ yếu là cách nói về một người phụ nữ, nói như vậy đúng hơn là nói về một người phụ nữ đặc biệt có thật trong đời. Sự tập trung chú ý đến cách nói hơn là đến thực tại của cái được nói đến đôi khi được sử dụng để chỉ ra rằng chúng ta hiểu văn học là một loại ngôn ngữ tự qui chiếu, một loại ngôn ngữ nói về bản thân nó. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề đi kèm với cách định nghĩa văn học này. Vì một điều, nó có thể dẫn đến sự ngạc nhiên với trường hợp của George Orwell khi được biết rằng ở những tiểu luận đáng được đọc của ông, dường như là những chủ đề ông ta thảo luận ít quan trọng hơn cách thức ông ta thảo luận chúng. Ở nhiều cái được xếp loại như là văn học, giá trị chân lý và sự thích đáng thực tiễn của cái được nói đến được xem như là quan trọng tới hiệu quả toàn bộ. Nhưng ngay khi sự xem xét diễn ngôn “không thực dụng” là một bộ phận của cái được gọi là văn học thì điều tiếp theo sau định nghĩa này là văn học trên thực tế không thể định nghĩa một cách khách quan. Điều này khiến cho sự định nghĩa văn học gắn với việc từng người một quyết định đọc nó như thế nào chứ không gắn với bản chất của cái được viết ra. Có một số thể loại văn viết như thơ, kịch, tiểu thuyết – được viết rõ ràng với dụng ý “không thực dụng” theo nghĩa này, nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng trên thực tế sẽ không bị đọc theo cách ấy. Tôi có thể đọc rất kỹ miêu tả của Gibbon về đế chế La Mã không phải vì tôi ngớ ngẩn tin rằng nó có giá trị thông tin đáng tin cậy về Rome cổ đại mà bởi tôi thích phong cách văn xuôi của Gibbon, hay bởi tôi say mê những hình ảnh về sự trụy lạc của con người không kể đến ngọn nguồn lịch sử của chúng. Nhưng tôi cũng có thể đọc bài thơ của Robert Burn vì tôi, cũng như một người làm vườn Nhật bản không rõ bông hồng đỏ có nở hay không ở nước Anh thế kỷ XVIII. Đọc như vậy, có thể nói, không phải là đọc bài thơ như là văn học ; nhưng có đúng là tôi đọc những tiểu luận của Orwell như là văn học chỉ khi tôi khái quát được những gì ông nói về nội chiến Tây ban nha thành những phát ngôn mang tầm vũ trụ về đời người? Sự thật là rất nhiều tác phẩm được nghiên cứu ở trong các trường đại học như là văn học được “cơ cấu” vào chương trình để được học như là văn học, nhưng thực ra nhiều tác phẩm trong số đó không phải là văn học. Một tác phẩm văn học có thể ra đời như là sử học hoặc triết học và sau đó được xếp loại như là văn học; hoặc nó có thể ra đời như là văn học và sau đó lại được đánh giá vì ý nghĩa khảo cổ học của nó. Một số văn bản ra đời là có tính văn học, một số khác có tính văn học được hoàn thành như là một quá trình, và một số khác nữa thì tính văn học được gán ghép vào chúng. Về phương diện này, sự nuôi dưỡng bồi đắp tác phẩm có thể có giá trị nhiều hơn rất nhiều nguồn gốc ra đời tác phẩm. Điều quan trọng có thể không phải là bạn từ đâu đến mà là người ta đối xử với bạn thế nào. Nếu họ quyết định bạn là văn chương thì xem ra bạn là văn chương, không kể bạn nghĩ bạn là gì. Với ý nghĩa này có hai cách nghĩ về văn học: hoặc văn học là một phẩm chất cố hữu nào đó hoặc một nhóm phẩm chất cố hữu nào đó được bày ra ở một số loại văn viết từ Beowulf tới Virginia Woolf, hoặc văn học là một số cách người ta tự quan hệ với văn học, cách thứ hai đáng kể hơn cách thứ nhất. Từ tất cả những gì được gọi là văn chương theo những cách hiểu khác nhau, không dễ dàng gì đem tách ra một nhóm bất biến nào đó những đặc điểm cố hữu. Trên thực tế không thể cố gắng xác định đặc điểm phân biệt duy nhất mà mọi trò chơi văn học đều có chung. Nói thế nào đi nữa làm gì có bản chất của văn học. Bất kỳ đoạn văn viết nào cũng có thể được đọc theo cách “không thực dụng”, nếu như đọc một văn bản như là văn học có nghĩa là văn viết nào cũng có thể được đọc “như là văn chương”. Nếu tôi chăm chú đọc bảng giờ tàu không phải để tìm ra một lần nối chuyến mà để kích thích ở tôi những suy ngẫm chung về tốc độ và sự phức tạp của đời sống hiện đại, vậy thì, có thể nói rằng tôi đương đọc bảng giờ tàu như là văn học. John M. Ellis khẳng định rằng thuật ngữ “văn học” thao tác phần nào giống như “cỏ dại”: cỏ dại không phải là những giống cây đặc biệt mà là bất kỳ loại cây nào mà một người làm vườn vì lý do này hoặc lý do nọ không cho mọc xung quanh. Có lẽ “văn học” có nghĩa là một cái gì đó ngược lại với cỏ dại trong ví dụ nói trên: văn học là bất cứ loại văn viết nào vì lý do này nọ ai đó đánh giá cao. Như những nhà khoa học có thể nói, “văn học” và “cỏ dại” là những thuật ngữ chỉ chức năng hơn là những thuật ngữ chỉ bản thể: chúng cho ta biết về điều chúng ta làm, không nói về bản thể cố định của sự vật. Chúng chỉ ra vai trò của một văn bản hoặc vai trò của một cây kế trong một ngữ cảnh xã hội, những mối quan hệ của nó với sự vật xung quanh và những khác biệt của nó với môi trường xung quanh, những cách nó ứng xử, những mục đích nó có thể được đặt vào và những thực tiễn của con người cụm lại quanh nó. . “Văn học” theo nghĩa này là một loại định nghĩa rỗng, thuần tuý hình thức. Ngay cả khi chúng ta khẳng định rằng nó là một cách đối xử không thực dụng đối với ngôn ngữ, chúng ta vẫn chưa đạt tới cái “bản chất” của văn học bởi những thực hành ngôn ngữ khác như là nói đùa cũng là một cách đối xử không thực dụng đối với ngôn ngữ. Dù thế nào đi nữa, chúng ta không thể phân biệt rành mạch giữa cách quan hệ “thực tiễn” và “không thực tiễn” đối với ngôn ngữ. Đọc một tiểu thuyết vì thích thú hiển nhiên là khác với đọc một ký hiệu giao thông, thế nhưng việc đọc một cuốn giáo khoa sinh vật học nhằm nâng cao trí tuệ của bạn thì thế nào? Đó là một dạng đối xử ngôn ngữ “thực dụng” hay là không? Ở nhiều xã hội,”văn học” phục vụ những chức năng có tính thực tiễn cao như chức năng tôn giáo; phân biệt rõ giữa “thực dụng” và “không thực dụng” có thể chỉ chấp nhận được trong một xã hội như xã hội của chúng ta nơi văn học thôi không có chức năng thực tiễn nữa. Để có một định nghĩa khái quát chúng ta có thể đưa ra một ý nghĩa về tính văn học, tính này trên thực thế đặc thù một cách lịch sử. Như vậy chúng ta vẫn chưa phát hiện ra sự bí ẩn khiến cho vì sao Lamb, Macaulay và Mill là văn học còn nói chung Bentham, Marx và Darwin không phải là văn học. Có lẽ, câu trả lời đơn giản là ba người đầu là những ví dụ về “cách viết văn hay” còn ba người sau thì không. Câu trả lời này không thuận ở chỗ nó không đúng, chí ít đây là theo phán đoán của tôi nhưng nó có chỗ thuận là khiến cho thiên hạ gọi là “văn học” những bài viết mà họ nghĩ là tốt. Với câu trả lời này đương nhiên có thể phản bác rằng nếu nó hoàn toàn đúng thì chẳng có gì là “văn học kém”. Tôi có thể nghĩ rằng Lamb và Macaulay không được sáng giá như vậy nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là tôi không xem họ như là văn học. Bạn có thể nghĩ Raymond Chandler “tốt với thể loại của anh ta” nhưng không là văn chương một cách chính xác. Mặt khác, nếu Macaulay là một nhà văn thực sự tồi – nếu anh ta không hiểu chút gì về ngữ pháp và dường như chẳng thích thú cái gì ngoài những con chuột trắng – sau đó mọi người có thể không gọi tác phẩm của ông ta là văn chương, thậm chí văn chương tồi. Những sự đánh giá giá trị dường như chắc chắn có nhiều việc để làm với cái được đánh gía là văn học và cái không được đánh giá là văn học – không cần thiết khi cho rằng viết lách phải “hay” thì mới là văn học, nhưng nó phải thuộc về kiểu viết mà được xem là đẹp; nó có thể là hiện thân thấp kém của một kiểu giá trị chung. Không một ai nói rằng tấm vé xe buýt là một ví dụ văn học tồi, song một người nào đó cũng có thể nói rằng thơ của Ernest Dowson cũng như vậy. Thuật ngữ “văn học hay”, hay có tính văn học, thật mơ hồ: nó chứng tỏ có một loại văn viết được đánh giá cao một cách chung chung , trong khi đó không nhất thiết phải đưa ra cho bạn ý kiến rằng một loại viết đặc biệt là “tốt”. Với cách đề cập dè dặt này, việc gợi ý “văn học” là kiểu viết lách được đánh giá cao, là một gợi ý sáng rõ. Nhưng nó tạo được kết quả khá bất ngờ. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể một lần nữa loại bỏ những ảo tưởng “văn học” là “khách quan” luôn tồn tại và mãi mãi không thay đổi. Bất kỳ cái gì cũng có thể là văn học, và bất kỳ cái gì được coi là văn học thì bất biến và không thể bác bỏ được – ví dụ như Shakespeare có thể không còn là văn học nữa. Niềm tin về sự nghiên cứu văn học là nghiên cứu một thực thể ổn định và có thể định nghĩa được, (giống như côn trùng học tức là sự nghiên cứu về côn trùng), có thể không còn là điều hão huyền. Một số loại tiểu thuyết là tác phẩm văn học, một số không; một số tác phẩm văn học là tiểu thuyết nhưng một số lại không phải như vậy; một số tác phẩm văn học là sự độc thoại, trong khi hùng biện lại không phải là văn học. Văn học, trong cách hiểu là một tập hợp những tác phẩm có giá trị bất biến và được đảm bảo, được phân biệt bằng những thuộc tính vốn có nhất định, là không tồn tại. Khi tôi sử dụng từ “tính văn học” và “văn học” trong sách này tôi cũng ý thức được nó không chuẩn nhưng hiện tại không có một tên gọi nào đúng hơn nữa. Có thể giải thích tại sao văn học là tác phẩm có giá trị cao nhưng không phải là một thực thể ổn định, đó là sự đánh giá về giá trị có thể thay đổi. “Thời gian thay đổi, nhưng giá trị trường tồn với thời gian”, là phần quảng cáo cho một tờ báo ra hàng ngày như thể chúng ta vẫn tin vào việc giết bỏ những đứa trẻ suy dinh dưỡng, ốm yếu hoặc đưa những con bệnh tâm thần ra trình diễn trước đám đông. Người ta có thể cho là một tác phẩm thuộc về triết học ở thế kỷ này nhưng lại thuộc về văn học ở thế kỷ tiếp theo, hoặc ngược lại, chính vì thế họ cũng có thể thay đổi quan điểm về những tác phẩm mà họ coi là có giá trị. Họ thậm chí có thể thay đổi quan điểm về những cơ sở để đánh giá tác phẩm nào có giá trị và tác phẩm nào không. Như tôi đã nói, là chẳng có ý nghĩa quan trọng bởi họ sẽ không thừa nhận cái mác văn học của tác phẩm mà họ cho là thấp kém: họ vẫn gọi là văn học chỉ vì nó thuộc dạng viết mà họ định giá chung chung. Nhưng nó không có nghĩa rằng cái được gọi là “tiêu chuẩn văn học”, cái “truyền thống vĩ đại” đáng tin của “văn học quốc gia” phải được nhận biết như một cấu trúc, được dựng lên do một nhóm ngựời đặc biệt vì những lý do đặc biệt ở vào một thời điểm nào đó. Không có một tác phẩm hay truyền thống văn học nào mà tự nó đã có giá trị, bất kể người ta nói gì hay sẽ nói gì về nó. “Giá trị” là một khái niệm nhất thời: nó có nghĩa là bất cứ cái gì được một số người nhất định trong hoàn cảnh nhất định, theo tiêu chí nhất định và với mục đích rõ ràng đánh giá là có giá trị. Do vậy, có lẽ với sự biến đổi sâu sắc của lịch sử thì trong tương lai chúng ta có thể tạo ra một xã hội không thể chấp nhận điều gì liên quan đến Shakespeare. Những tác phẩm của ông dường như rất xa vời, đầy ắp những tình cảm và phong cách tư tưởng không thích hợp với xã hội đó. Trong bối cảnh đó, Shakespeare không được đánh giá nhiều hơn mớ khẩu hiểu thời nay. Karl Marx đã gặp khó khăn với câu hỏi tại sao nghệ thuật Hy Lạp cổ xưa lại giữ được “vẻ đẹp bên ngoài” mặc dù các điều kiện xã hội sản sinh ra nó đã qua từ lâu; nhưng khi lịch sử vẫn chưa kết thúc, làm sao chúng ta biết được nó vẫn giữ được vẻ đẹp “bên ngoài”? Hãy tưởng tượng rằng nhờ một số nghiên cứu khảo cổ kỹ lưỡng mà chúng ta khám phá ra rất nhiều về bi kịch Hy Lạp cổ xưa thực sự có ý nghĩa thế nào đối với khán giả của thời đó, thừa nhận rằng mối quan tâm thời đó hoàn toàn khác xa với của chúng ta, và bắt đầu đọc lại những vở kịch đó dưới ánh sáng của tri thức đã được bồi đắp thêm. Kết quả có thể là chúng ta không thích những vở kịch ấy nữa. Chúng ta sẽ nhận thấy rằng trước đó chúng ta đã thích chúng bởi vì chúng ta hồ đồ đọc chúng bằng những ám ảnh của chúng ta; một khi nó giảm đi thì những vở kịch ấy sẽ không nói lên điều gì có ý nghĩa với chúng ta nữa. Trên thực tế, chúng ta luôn hiểu các tác phẩm văn học thành cái gì đó dưới ánh sáng của những mối quan tâm của chúng ta. Thực sự là ngoài cách hiểu ” những mối quan tâm của chính chúng ta”, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì khác, đấy hẳn là lý do giải thích vì sao những tác phẩm văn học dường như vẫn duy trì giá trị của chúng qua nhiều thế kỷ. Tất nhiên, có thể chúng ta vẫn chia sẻ những thiên kiến với bản thân tác phẩm ; nhưng điều đó cũng có thể cho thấy con người sẽ không thể thẩm định tác phẩm “như nhau” được, thậm chí ngay cả khi họ nghĩ chúng có cùng giá trị. Homer “của chúng ta” không giống Homer của thời Trung cổ, và Shakespeare “của chúng ta” cũng không lẫn được với những người cùng thời; Những thời kỳ lịch sử khác nhau sản sinh ra Homer và Shakespeare khác nhau vì mục đích của chính xã hội đó, và độc giả tìm kiếm trong những văn bản này những yếu tố để đánh giá cao hoặc thấp cho dù không nhất thiết kết luận đưa ra là giống nhau. Nói cách khác thì tất cả các tác phẩm văn học đều là “ được viết lại” một cách vô thức bởi xã hội đã đọc chúng; thực sự là không có việc đọc một tác phẩm mà không gắn với “viết lại”. Không có tác phẩm, và không có sự đánh giá hiện thời về tác phẩm được mở rộng tới những nhóm người mới mà không bị thay đổi, có lẽ điều này gần như không thể nhận ra trong tiến trình; và đây là một lý do vì sao những gì được xem là văn học là một sự vụ không bền vững đáng lưu ý. Tôi không có ý nói nó không ổn định bởi những đánh giá về giá trị là “chủ quan”. Theo quan điểm này thì thế giới được chia ra, một bên là những sự kiện bền vững “ngoài kia” giống như ga Grand Central và một bên là những phán xét giá trị dễ thay đổi “tại đây” chẳng hạn như sự sự thích chuối hay cảm giác về giọng điệu một bài thơ của Yeats chuyển từ đe doạ, bảo vệ sang rút lui êm thấm. Sự kiện là phổ biến và không thể nghi ngờ; giá trị là riêng tư và không đáng tin cậy. Rõ ràng có sự khác nhau trong việc kể lại chi tiết một sự kiện, ví dụ như “Thánh đường này được xây dựng vào năm 1612”, và việc ghi lại một thông báo về giá trị, ví dụ như “Thánh đường này là một mẫu kiến trúc Barốc lộng lẫy”. Song giả sử tôi đưa ra kiểu phát ngôn thứ nhất khi giới thiệu với một người khách nước ngoài tới Anh và nhận thấy cô ta khá bối rối. Cô ấy có thể hỏi tại sao anh cứ nói mãi về ngày tháng xây dựng những tòa nhà này? Tại sao lại ám ảnh mãi về nguồn gốc? Cô ta tiếp tục, trong xã hội tôi sống, chúng tôi không lưu giữ những sự kiện như thế này: chúng tôi phân loại những tòa nhà dựa vào việc chúng quay hướng Tây Bắc hay Đông Nam. Những gì có thể làm sẽ giải thích cho một phần hệ thống vô thức về việc đánh giá giá trị dựa trên cơ sở những phát ngôn mô tả của tôi. Những đánh giá giá trị này không nhất thiết cùng loại với “Thánh đường này là một mẫu kiến trúc Barốc lộng lẫy”, nhưng dù sao chúng cũng là những định giá và không một thông tin sự kiện nào tôi đưa ra lại có thể thoát khỏi chúng. Phát ngôn sự kiện đứng sau mọi phát ngôn, bao hàm hàng loạt những phán xét đầy nghi vấn: rằng những phát ngôn ấy không đáng để tạo thành, có lẽ chọn một phát ngôn khác thì đáng hơn, rằng tôi là hạng người được phép tạo ra chúng và có lẽ có khả năng bảo đảm sự thật của chúng, rằng bạn là kiểu người đáng giá để tạo ra chúng, rằng bằng cách tạo ra chúng thì điều gì đó hữu dụng đã được hoàn thành, và cứ như vậy. Một cuộc đối thoại trong quán rượu có thể truyền đạt thông tin tốt, nhưng những gì có cùng kích cỡ rộng lớn trong đối thoại như thế là một thành tố nặng ký của cái mà những nhà ngôn ngữ học gọi là “ngôn ngữ giao lưu”, một vấn đề liên qua đến bản thân hoạt động giao tiếp. Trong khi chuyện gẫu với bạn về thời tiết thì tôi cũng đã báo hiệu rằng tôi xem đối thoại với bạn như sự định giá bởi tôi xem bạn là người đáng để trò truyện , rằng bản thân tôi không phải là người khó hoà đồng hoặc tôi sẽ bắt đầu bình luận chi tiết về diện mạo cá nhân bạn. Theo cách hiểu này thì không có khả năng xuất hiện một phát ngôn hoàn toàn không vụ lợi. Trong nền văn hoá của chúng ta, tất nhiên khi đưa ra phát ngôn về thời gian xây dựng thánh đường là cho thấy nó ít vụ lợi hơn là là đưa ra ý kiến về kiến trúc của nó, nhưng ai đó cũng có thể tưởng tượng ra các tình huống, trong đó thông báo trước hẳn là có “giá trị chồng chất” hơn thông báo sau . Có lẽ “barốc” và “lộng lẫy” đồng nghĩa ít nhiều, trong khi đó chỉ có số người ít ỏi còn lại tin rằng ngày tháng xây dựng tòa nhà là một điều quan trọng, và phát ngôn của tôi được đưa ra như một ám hiệu riêng của nhóm này. Tất cả những phát ngôn mô tả của chúng ta chuyển động trong một hệ thống phân loại giá trị vô hình, và thực sự nếu không có những phân loại này thì chúng ta chẳng có gì để nói với nhau. Nó không chỉ như thể chúng ta có cái gì đó được gọi là sự hiểu biết thực tế , cái mà có thể bị bóp méo bởi những đánh giá và lợi ích nhất định mặc dù điều này chắc chắn có thể xảy ra; nếu không có những lợi ích nhất định chúng ta sẽ chẳng có tri thức bởi vì chúng ta sẽ không nhận thấy được sự phiền toái khi không biết gì. Những lợi ích là thành phần của tri thức chúng ta. Lời tuyên bố kiến thức tự nó sẽ là “giá trị tự do” thì đây chính là một sự định giá. Sở thích ăn chuối là một vấn đề cá nhân đơn thuần mặc dù trên thực tế điều này còn phải bàn thêm. Qua phân tích về sở thích ẩm thực của tôi sẽ cho thấy cách chúng thích hợp như thế nào với những kinh nghiệm được hình thành bền vững từ thủa ấu thơ, với quan hệ giữa tôi và bố mẹ, anh chị em ruột, với nhiều yếu tố văn hoá tốt đẹp khác mà hoàn toàn mang tính xã hội và “phi chủ quan” như những nhà ga xe lửa. Điều này còn thật hơn cả kết cấu nền tảng của niềm tin và sở thích mà từ đó tôi được sinh ra như là thành viên của một xã hội đặc biệt, chẳng hạn như niềm tin về việc tôi nên giữ sức khoẻ, về sự khác nhau của vai trò tình dục được bám rễ trong tri thức sinh vật học về con người, về việc loài người quan trọng hơn cá sấu nhiều. Chúng ta có thể không nhất trí về vấn đề này hoặc vấn đề kia nhưng chúng ta chỉ có thể làm vậy vì chúng ta cùng chia sẻ những cách hiểu và cách định giá “sâu sắc” nào đó gắn liền với đời sống xã hội của chúng ta. Không có ai phạt nặng tôi vì tôi không thích một bài thơ của Donne, nhưng nếu tôi tranh luận rằng Donne không văn học tí nào thì trong trường hợp nào đó tôi có thể bị mất việc. Tôi có quyền bỏ phiếu cho đảng Lao động hoặc đảng Bảo thủ, nhưng nếu tôi cố hành động vì tin rằng ý nghĩa dân chủ chỉ giới hạn trong việc đặt cái gạch chéo lên lá phiếu cứ vài năm một lần – vậy thì trong những trường hợp đặc biệt nào đó tôi có thể bị tống giam. Cấu trúc của những giá trị được che đậy kỹ, nó được hình thành và ẩn dưới những phát ngôn sự kiện của chúng ta và là bộ phận của những gì được tạo nên ý nghĩa bằng “ý thức hệ”. Bằng “ý thức hệ”, ý của tôi, áng chừng, là những cách thức mà theo đó những gì chúng ta phát ngôn và tin tưởng thì liên quan đến cơ cấu quyền lực và quan hệ quyền lực của xã hội chúng ta đương sống . Định nghĩa ý thức hệ đại khái như thế sẽ kéo theo vấn đề là không phải tất cả những phán xét, phân loại ngầm của chúng ta đều có thể có ích khi chúng ta nói chúng mang tính ý thức hệ. Nó đã được khắc ghi trong tâm trí chúng ta để tưởng tượng mình đang tiến lên phía trước, về phía tương lai mặc dù cách hiểu này có thể tiếp nối một cách ý nghĩa với cơ cấu quyền lực của xã hội chúng ta. Trong một nghiên cứu nổi tiếng “Phê bình thực chứng” in năm 1929, nhà phê bình I. A. Richards (đại học Cambridge) đã chứng minh những đánh giá giá trị văn học hay thay đổi và mang tính chủ quan như thế nào bằng cách cho những người chưa tốt nghiệp đọc một số bài thơ nhưng không cho họ biết tên bài thơ và tên tác giả, sau đó yêu cầu họ đánh giá những bài thơ đó. Kết quả đánh giá rất đa dạng, những nhà thơ tiếng tăm bị đánh giá thấp, còn những nhà thơ xoàng xĩnh thì được ngợi ca. Tuy nhiên, đối với tôi khía cạnh thú vị nhất của dự án này và một điều mà chính bản thân Richards không nhận thấy, đó chỉ là một sự liên ứng những giá trị vô thức nằm dưới những khác biệt đặc biệt này về quan điểm. Đọc những lời bình của những sinh viên chưa tốt nghiệp của Richards, người ta có thể giật mình bởi thói quen nhận thức và hiểu – mà họ chia sẻ một cách tự phát – về những gì mà họ nghĩ là văn học, những giả thiết họ gán cho bài thơ và sự thoả mãn họ dự tính sẽ khai thác được từ bài thơ. Chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên, vì tất cả thành viên của nhóm thử nghiệm có thể đoán được đều là da trắng, trẻ tuổi, thuộc tầng lớp thượng lưu hoặc trung lưu người Anh, được tiếp nhận nền giáo dục tư thục của những năm 1920 và cách họ tìm hiểu bài thơ thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài hơn là các yếu tố “văn chương” thuần tuý. Phản ứng phê bình của họ là sự đan bện chặt chẽ giữa định kiến bên ngoài và niềm tin của họ. Đây không phải là một vấn đề đáng chê trách: vì chẳng có phản ứng phê bình nào lại không đan bện thế, và do đó sẽ chẳng có gì được gọi là sự giải thích, đánh giá, bình luận văn học “thuần khiết”. Nếu có một người nào đáng bị trách cứ thì đó chính là I. A. Richards, một nam giảng viên đại học Cambridge, trẻ, da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu đã không thể thể hiện khách quan một tình huống gắn với những lợi ích mà ông ta đã từng chia sẻ rộng rãi, và vì vậy ông ta đã không thể nhận thức đầy đủ rằng những khác biệt “chủ quan”, cục bộ của việc xác định giá trị , chúng hoạt động theo một kiểu nhận thức thế giới có tính cơ cấu xã hội, đặc thù. Nếu không nhìn nhận văn học như là phạm vi mô tả “khách quan” thì cũng sẽ không thể nói rằng văn học chỉ là những gì người ta lựa chọn tuỳ hứng để gọi là văn học. Vì chẳng có gì là tuỳ hứng về những kiểu xác định giá trị như thế: chúng bám rễ trong những cấu trúc niềm tin sâu sắc mà hiển nhiên không thể lay chuyển như toà nhà Empire State. Những gì chúng ta khám phá bấy lâu nay cho thấy văn học không những tồn tại theo lối tri giác kiểu côn trùng, và những định giá mà nhờ đó nó được tạo thành dễ thay đổi theo lịch sử , mà còn cho thấy những định giá ấy có mối quan hệ gần gũi với các ý thức hệ xã hội. Chúng chỉ ra rằng đó không đơn giản là sở thích cá nhân mà còn là những giả định mà từ đó những nhóm xã hội nào đó áp dụng và duy trì quyền lực đối với những nhóm khác. Nếu điều này dường như là một xác nhận phập phù, một vấn đề mang tính định kiến cá nhân, chúng ta có thể kiểm chứng nó bằng việc xem xét sự trỗi dậy của “văn học” ở nước Anh… Trích “Nhập môn: Văn học là gì?” Không có nhận xét nào: Bài đăng cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Bài đăng (Atom)Blog văn dành cho học sinh thi Đại học
Lưu trữ Blog
Dịch
Lưu trữ Blog
Giới thiệu về tôi
Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiTìm kiếm Blog này
Bài đăng nổi bậtĐề bài: "Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết". (B. Bab... |
Từ khóa » Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Là Làm Chỗ Dựa Cho Con Cái Mà Làm Chỗ Dựa ấy Trở Nên Không Cần Thiết
-
Sứ Mạng Của Người Mẹ - Làm Văn Nghị Luận
-
Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Làm Chỗ Dựa Cho Con Cái Mà ...
-
Nghị Luận Xã Hội :Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Là Làm Chỗ ...
-
Trình Bày Suy Nghĩ Về Câu Nói: Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Là ...
-
Suy Nghĩ Của Anh/ Chị Về Câu Nói Sau: “Sứ Mạng Của Người Mẹ ...
-
Văn Hay THPT -
“Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Là... -
ĐỀ LUYỆN HSG 8 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Suy Nghĩ Của Anh Chị Về Cách Giáo Dục Con Cái
-
Chị Về Câu Nói Sau: “Sứ Mạng Của Người Mẹ Không Phải Là Làm Chỗ ...
-
[PDF] Con ñöôøng - World Vision International
-
LÀM HỘ MÌNH 2 ĐỀ NÀY Ạ LƯU Ý: KHÔNG CHÉP MẠNG NHA Viết ...
-
Suy Nghĩ Về Tầm Quan Trọng Của Nơi Dựa Trong Cuộc Sống (5 Mẫu)
-
Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về đại đoàn Kết Dân Tộc
-
Lời Nói Tích Cực Và Tiêu Cực Trong Giáo Dục Trẻ - HIU