Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ- Văn Mẫu Hay Lớp 7
Có thể bạn quan tâm
Ai cũng đều biết Bác Hồ không chỉ là nhân tài kiệt xuất, là vị Lãnh tụ vĩ đại đã đưa cả Đất nước Việt Nam sang một trang sử mới đầy huy hoàng. Ở người còn sáng lên lối sống khiến ai cũng phải kính nể và khâm phục. Cùng tham khảo bài văn mẫu nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ để thấy được những bài học đáng quý mà Bác để lại cho thế hệ mai sau.
Nghị luận đức tính giản dị của bác hồ
Mở bài nghị luận đức tính giản dị của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ được người người kính nể vì tài thao lược trên chiến trường, mà Người còn được muôn dân ngưỡng mộ vì nhiều đức tính tốt đẹp ở Bác khó ai sánh bằng. Tuy đã trở thành Lãnh tụ của Đất nước Việt Nam, nhưng Bác vẫn sống một đời giản dị và sẵn sàng vượt qua qua gian khổ, để nhường cơm sẻ áo cho những người dân bất hạnh. Chính lối sống giản dị ấy ở Bác đã trở thành tấm gương sáng để thế hệ trẻ phải noi gương và học tập.
Thân bài
Biểu hiện của lối sống giản dị
Phong cách giản dị chính là một trong những phương diện tốt đẹp của cuộc sống. Người ta không cần ăn mặc quá cầu kỳ, lòe loẹt nhưng vẫn nghiêm trang và sang trọng trong một bộ trang phục gọn gàng nhưng tiện dụng.
Nếu như một người đã có tính giản dị, thì lối sống hằng ngày của họ cũng không cần cầu kỳ, rắc rối trong cách sinh hoạt. Họ luôn cư xử một cách đúng mực, không bao giờ “nhìn mặt mà bắt hình dong”, luôn hòa đồng với mọi người xung quanh, đặc biệt không tự xem mình là người đặc biệt, là trung tâm của sự chú ý, mà lúc nào xem bản thân mình chỉ bình thường như những người khác.
Cách ứng xử, giao tiếp cũng không hoa mỹ, rắc rối, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, hòa nhã nhưng thân thiện, gần gũi. Tạo cho những người xung quanh không khí thân thiết, vui vẻ.
Xem thêm:
Phân tích đức tính giản dị của bác Hồ
Dàn ý nghị luận đức tính giản dị của bác Hồ
Tác dụng của lối sống giản dị
Sống giản dị không phải là lối sống thiếu thốn, mà nó chính là lối sống tối giản và đơn giản hóa những thứ không cần thiết. Phong cách sống này sẽ giúp con người dễ hòa nhập với mọi người, mọi hoàn cảnh.
Ngoài ra, sống giản dị còn tạo nên sự thanh thản, an nhàn trong tâm hồn, sự thư thái trong nhịp sống. Khiến người ta không đặt nặng vấn đề vật chất, thêm thân thiết và gắn bó với nhau hơn.Lối sống giản dị sẽ khiến mọi người sống thật với nhau hơn, xóa bỏ khoảng cách, bởi người ta sống chân thành, không cần giấu giếm bất kì điều gì với nhau.
Nếu trong xã hội càng ngày càng có nhiều người sống giản dị thì sẽ tạo nên sự bình đẳng, nhân ái. Mỗi con người sẽ dần hoàn thiện nhân cách của mình theo chiều hướng tích cực cho Đất nước.
Phong cách sống giản dị của bác hồ
Nhận định chung về lối sống giản dị của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh- người có công lớn nhất với Đất Nước, với sự ấm no của nhân dân Việt Nam. Lẽ ra khi đã trở thành Lãnh tụ của cả dân tộc, Người phải thừa hưởng những điều xứng đáng với tước vị của mình như dinh tổng thống, xe sang, nhà đẹp, ăn mặc những trang phục cách tân, sang trọng và đắt tiền hơn.
Ấy vậy mà cho đến khi trút hơi thở cuối cùng, Bác vẫn sống giản dị như thế, vẫn đôi dép cao su mòn cũ, bộ áo vải đơn sơ thường ngày, hoặc chỉ duy nhất một bộ vest kaki mỗi khi tham dự sự kiện trọng đại. Thậm chí, Bác còn tự nguyện chịu đói để thấu hiểu và muốn san sẻ nghịch cảnh với nhân dân trong nạn đói kinh hoàng năm 1945.
Lạ lùng thế đấy, ở Bác vẫn sáng ngời một nhân cách thật đẹp về đức tính giản dị. Đức tính cao quý ấy của Bác đã khiến thế hệ mai sau phải noi gương, học tập, và cố gắng hoàn thiện hơn nữa.
Chứng minh lối sống giản dị của Bác Hồ
Nói về lối sống giản dị, ta không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người chính là minh chứng quý báu nhất về tinh thần và đức tính giản dị. Chính vì sống giản dị đã giúp người trở thành Vị lãnh tụ gần gũi nhất với mọi người, được muôn dân từ người già đến trẻ em đều yêu thương, kính phục.
Chính lối sống giản dị của Bác đã giúp Việt Nam có thêm sức mạnh và lòng tin để cùng nhau vượt qua những ngày tháng gian khổ nhất trong nạn đói năm 1945. Cũng chính đức tính giản dị của Bác đã khiến Bác có một cuộc đời ung dung, sống tự tại, thư thái, có đủ tinh thần và tầm nhìn lo cho dân cho nước.
Sự giản dị của bác trong đời sống hằng ngày
Bác giản dị trong đời sống hằng ngày
Nhắc đến nạn đói của Việt Nam năm 1945, cho đến tận thời điểm hiện nay khi nhớ về những ngày tháng kinh hoàng của năm ấy, người dân vẫn không khỏi rùng mình và ám ảnh.
Ngày ấy, Bác là người giữ vị trí quan trọng nhất của Đất Nước, đời sống của Bác đáng lý ra phải cao cấp hơn những người dân bình thường. Thế nhưng, trong bữa ăn hằng ngày của Người chỉ vỏn vẹn có vài ba món cơm, rau và chút ít thịt cá giản dị cho đủ chất.
Thậm chí, Bác Hồ trân trọng công sức lao động người dân đến nỗi “lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột nào”. Bởi Bác biết người dân còn không có cơm để ăn, quanh năm suốt tháng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” lam lũ, vất vả vô cùng. Thế nên, “cái bát” sau khi Bác ăn xong “bao giờ cũng sạch sẽ thức ăn và được sắp xếp một cách tươm tất”.
Bên cạnh đó, nơi ở của Bác “cũng chỉ vỏn vẹn có vài ba phòng”. Bác không cần một ngôi nhà xa hoa, rộng lớn dành cho các bậc lãnh đạo cao cấp của Đất Nước, mà chỉ cần một không gian bình dị nhưng thoáng đãng với một sân vườn nhỏ “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”, thế là đủ.
Xem thêm:
Nghị luận tác phẩm đức tính giản dị của Bác Hồ
Tìm ví dụ chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
Thế mới thấy, tuy đã trở thành “nhân vật lớn”, nhưng Bác chưa bao giờ có ý nghĩa sẻ thể hiện quyền lực hay tài sản mà mình có được. Thay vào đó, là Bác sẽ hòa nhập chung với cuộc sống của người dân, ăn những bữa cơm đơn giản như những người bình thường trong xã hội, đi hoài một đôi dép cao su mòn cũ, mặc hòai một bộ quần áo Kaki suốt hơn 20 năm cho đến khi bạc màu, sờn cả cổ áo.
Những thứ gì trong đời sống hằng ngày của Bác cũng cũ, chỉ có lối sống cao đẹp và tri thức của Bác là chưa bao giờ cũ. Đối với Bác, sinh hoạt hằng ngày có thể đơn giản, bình dị, chỉ cần có, không cần đủ. Nhưng công việc đối với Bác lại vô cùng quan trọng, Bác luôn nghĩ “suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc”.
Từ việc Nước lớn lao đến lao đến những việc lặt vặt trong nhà, Bác luôn tự mình làm lấy chứ không muốn nhờ vả đến ai, và cũng không muốn làm phiền ai vì những thứ Bác có thể tự làm.
Bác luôn đặt cái tâm của mình vào mọi thứ, từ việc lớn đến việc nhỏ, không cầu kì nhưng chi tiết, không hoàn hảo nhưng chân thành. Vì thế nên Bác không những tự làm những việc nhỏ trong nhà, mà còn suy nghĩ những điều lớn lao cho dân, cho nước.
Bác Hồ thân thiện với người dân
Bởi Đất nước ta thời bấy giờ vẫn đang có một bộ phận quan quyền, có lối sống xa hoa, tham ô, thích vơ vét công sức của người dân để làm giàu cho bản thân để thể hiện sự giàu có, tài sản xứng đáng chức quyền mà họ đang nắm.
Thế nhưng Bác thì khác, Bác luôn quan tâm đến “cơm ăn áo mặc” của người dân. Người dân đói thì Bác cũng chẳng cần ăn no, người dân lạnh thì Bác cũng chẳng cần mặc đẹp, người dân vất vả thì Bác cũng chẳng dám hoang phí bất kỳ thứ gì.
Cũng bởi phong cách sống giản dị này của Bác đã khiến người người kính nể, hình ảnh Bác ngày càng thêm sáng ngời và tuyệt đẹp trong mắt người dân Việt Nam. Mọi người càng thêm yêu quý và tin tưởng, học hỏi theo phong cách sống của Bác, khiến bọn quan quyền trở nên e sợ.
Bác còn trò chuyện với các chiến sĩ giải phóng như một người bạn cùng chung chiến tuyến. Bác cho kẹo, tay bồng bế, nói chuyện vui vẻ, hài hước với các cháu thiếu nhi như một người ông lớn tuổi trong gia đình. Bởi thế nên mỗi khi thấy Bác, các cháu nhỏ luôn quấn quýt và bịn rịn không muốn Bác rời xa.
Trong lời nói và bài viết
Bác Hồ sống giản dị
Bác Hồ không chỉ giản dị trong đời sống hằng ngày, mà còn đơn giản cả trong cách hành văn, giọng nói, những điều muốn truyền tải đến mọi người.
Minh chứng rõ nhất trong phong cách hành văn gần gũi của Bác chính là bản Tuyên ngôn độc lập. Những từ ngữ Bác sử dụng đến ngày cả người dân không biết “một chữ bẻ đôi” cũng có thể hiểu được :” Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, hay “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không”, chính là sự ấm áp quan tâm mà Bác đặc biệt dành cho người dân nước mình, “ đồng bào” ruột thịt của mình.
Kết bài
Chính những hình ảnh về đức tính giản dị của Bác Hồ chính là bài học quý báu không chỉ thế hệ trẻ hôm nay cần học tập, mà chính những thế hệ mai sau cũng cần phải kế thừa và phát huy. Chỉ có học theo những đức tính cao đẹp của Bác, chúng ta mới dần hoàn thiện bản thân mình hơn, sống tích cực và có ích cho Đất nước hơn.
Hy vọng bài văn mẫu nghị luận về đức tính giản dị của Bác Hồ mà CungHocVui đã cung cấp đến bạn đọc sẽ giúp bạn có thêm nhiều tư liệu bổ ích và có những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn.
Tags Đức tính giản dị của Bác Hồ nghị luận đức tính giản dị của bác hồ nghị luận về đức tính giản dị của bác hồTừ khóa » Bài Văn Nói Về Lối Sống Giản Dị Của Bác
-
Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác (15 Mẫu)
-
4 Bài Văn Mẫu Trình Bày Lối Sống Giản Dị, Thanh Bạch Của Bác Hồ ...
-
Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ: Dàn ý & Văn Mẫu
-
Top 5 Mẫu Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Siêu Hay
-
Viết đoạn Văn Về Lối Sống Giản Dị Của Bác Lớp 9 - TopLoigiai
-
Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ (8 Mẫu)
-
Bài Văn Cảm Nhận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Qua Tác Phẩm ...
-
Văn Mẫu Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Lớp 7
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Về Lối Sống Giản Dị Của Một Con Người
-
Viết Bài Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Lớp 7 - Học Tốt
-
Bài Văn Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Lớp 7 Hay Nhất
-
Nghị Luận Bàn Về đức Tính Giản Dị Trong Cuộc Sống Từ Bài Phong ...
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Sau Khi Học ...
-
Top 10 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lối Sống Giản Dị Lớp 9 Hay Nhất