Top 5 Mẫu Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Siêu Hay
Có thể bạn quan tâm
Đoạn văn ngắn về đức tính giản dị của Bác
- 1. Viết đoạn văn về đức tính giản dị của Bác ngắn gọn
- 2. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 - mẫu 1
- 3. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 - mẫu 2
- 4. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 3
- 5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị của Bác
- 6. Viết đoạn văn về lối sống giản dị của Bác lớp 9
- 7. Viết đoạn văn diễn dịch về lối sống giản dị của Bác
Từ xưa đến nay, đức tính giản dị của Bác Hồ luôn là một đức tính quý báu, là tấm gương sáng để các thế hệ sau noi theo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các đoạn vắn ngắn về đức tính giản dị của Bác Hồ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về đức tính giản dị của Bác, từ đó đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Viết 1 đoạn văn về lối sống giản dị của Bác lớp 9 - Có thể nói phẩm chất cao quý của Bác luôn là một tấm gương sáng để các thế hệ noi theo. Đặc biệt, đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của Bác được thể hiện qua lối sống giản dị, giản dị trong quan hệ với mọi người. Tuy nhiên sự giản dị trong lối sống của Bác không hề làm nghèo đi sự phong phú trong đời sống tinh thần của Bác. Mời các bạn cùng tham khảo các đoạn văn mẫu viết về lối sống giản dị của Bác trong nội dung sau đây.
1. Viết đoạn văn về đức tính giản dị của Bác ngắn gọn
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại và nhà văn hoá kiệt xuất của dân tộc ta. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác đã trở thành di sản lớn lao của dân tộc. Và một trong những đức tính vô cùng tốt đẹp của Bác chính là lối sống giản dị, không cầu kì xa hoa lãng phí. Trong suốt cuộc đời của mình, Bác luôn sống rất giản dị. Từ nơi ở cho đến những bữa ăn đạm bạc thanh tao, những bộ quần áo nâu đã sờn màu, đôi dép đã mòn gót nhưng Bác vẫn sử dụng hàng ngày. Trong các mối quan hệ với mọi người Bác luôn bình dị, gần gũi không tỏ ra kiểu cách. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Tất cả những điều đó đã làm nên một nhân cách vĩ đại và đức tính giản dị của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho thế hệ trẻ chúng em noi theo.
2. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 - mẫu 1
Một trong những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh là giản dị. Cách sống của Bác không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vẻn vẹn vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ; đồ đạc trong đó cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Trang phục của Bác cũng hết sức giản dị - chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Việc ăn uống của Bác cũng thật đạm bạc, toàn món ăn đậm vị thôn quê như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Đó là trong đời sống hằng ngày, con trong công việc, lối sống giản dị thể hiện qua việc xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn cho đến việc nhỏ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu. Có thể thấy rằng, cách sống của Bác khiến cho mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và kính trọng.
3. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 - mẫu 2
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đức tính giản dị. Bác giản dị trong đời sống hằng ngày, trong công việc hay trong lời nói, bài viết. Hiếm có một vị nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Ngôi nhà của một vị Chủ tịch chỉ có vài ba phòng, với những món đồ đơn sơ. B ữa ăn hằng ngày của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Bác luôn hăng say lao động, suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc. Từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Bởi vậy, xung quanh Bác có rất ít Người giúp việc. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của Người đều dễ hiểu với mục đích để cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Nhưng cách sống đó của Bác không khắc khổ theo lối nhà tu hành, hay thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Mà Người chủ động lựa chọn lối sống này như là một cách để “tu dưỡng tâm hồn”. Qua chứng minh, chúng ta càng thêm yêu mến và cảm phục Bác nhiều hơn.
4. Đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ - mẫu 3
Bác Hồ là một tấm gương về lối sống giản dị và thanh bạch. Điều đó được thể hiện từ trong cuộc sống hằng ngày, đến công việc hay mối quan hệ với mọi người. Bữa cơm của Bác chỉ có vài món hết sức đơn giản. Tất cả đều là những món ăn dân tộc như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa... Khi ăn cơm, Bác không để rơi một hạt cơm nào. Lúc ăn xong lúc nào bát cũng sạch và thức ăn thừa còn được sắp xếp tươm tất. Nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Cái nhà sàn nhỏ đó “luôn luôn lộng gió và ánh sáng”. Trang phục của Bác cũng rất giản dị, chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác cũng là một người say mê lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí. Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Những chân lí: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”... đều đã đi vào đời sống của người dân một cách dễ hiểu nhất. Đức tính giản dị của Bác thật đáng học tập, và noi theo.
5. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lối sống giản dị của Bác
Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.
6. Viết đoạn văn về lối sống giản dị của Bác lớp 9
Lối sống giản dị của Bác Hồ chính là một trong những phẩm chất cao đẹp và đáng học tập của Người. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, bôn ba khắp nơi và lãnh đạo nhân dân ta giải phóng dân tộc thành công, lối sống giản dị ấy của Người vẫn không hề thay đổi. Người giản dị trong lời ăn tiếng nói, trong cách ăn mặc, trong bữa ăn, trong văn phong,.... Mặc dầu Người có một khối óc của sự giao thoa văn hóa tứ phương nhưng Người vẫn giữ được hồn cốt dân tộc thông qua lối sống giản dị ấy. Lối sống giản dị, thanh bạch của Người chính là sự tự đem đến cho bản thân mình sự đủ đầy về mặt tinh thần và vật chất. Chính nhờ lối sống này mà tâm hồn của Người luôn được thanh tịnh, luôn được sáng ngời và gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì còn nhiều gian khó của nhân dân. Tóm lại, đức tính giản dị của Bác Hồ là một đức tính quý báu đáng được trân trọng.
7. Viết đoạn văn diễn dịch về lối sống giản dị của Bác
Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Ở con người Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước, trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô….. là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Dù trong cương vị là một vị Chủ tịch nước nhưng Bác không bao giờ thể hiện sự xa cách, mà rất gần gũi thân thiết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Bài Văn Nói Về Lối Sống Giản Dị Của Bác
-
Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác (15 Mẫu)
-
4 Bài Văn Mẫu Trình Bày Lối Sống Giản Dị, Thanh Bạch Của Bác Hồ ...
-
Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ: Dàn ý & Văn Mẫu
-
Viết đoạn Văn Về Lối Sống Giản Dị Của Bác Lớp 9 - TopLoigiai
-
Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ- Văn Mẫu Hay Lớp 7
-
Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ (8 Mẫu)
-
Bài Văn Cảm Nhận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Qua Tác Phẩm ...
-
Văn Mẫu Viết đoạn Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Lớp 7
-
Văn Mẫu Lớp 12: Nghị Luận Về Lối Sống Giản Dị Của Một Con Người
-
Viết Bài Văn Về đức Tính Giản Dị Của Bác Lớp 7 - Học Tốt
-
Bài Văn Nghị Luận Về đức Tính Giản Dị Của Bác Lớp 7 Hay Nhất
-
Nghị Luận Bàn Về đức Tính Giản Dị Trong Cuộc Sống Từ Bài Phong ...
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ Sau Khi Học ...
-
Top 10 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Về Lối Sống Giản Dị Lớp 9 Hay Nhất