Nghị Luận Về Sự Tử Tế ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Về Sự Tử Tế ❤️️ 23+ Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất ✅ Là Nguyên Tắc Cần Thiết Trong Việc Giao Tiếp Giữa Con Người Với Con Người, Trong Cách Đối Nhân Xử Thế. 

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Nghị Luận Về Sự Tử Tế
  • Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ngắn – Bài 1
  • Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế – Bài 2
  • Nghị Luận Về Sự Tử Tế 200 Chữ Đặc Sắc – Bài 3
  • Nghị Luận Về Ý Nghĩa Của Sự Tử Tế – Bài 4
  • Nghị Luận Về Lòng Tốt Và Sự Tử Tế – Bài 5
  • Nghị Luận Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống Ngắn Gọn – Bài 6
  • Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Điểm 10 – Bài 7
  • Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ấn Tượng – Bài 8
  • Văn Mẫu Nghị Luận Về Sự Tử Tế Chọn Lọc – Bài 9
  • Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Xuất Sắc – Bài 10
  • Văn Ngắn Nghị Luận Về Sự Tử Tế – Bài 11
  • Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Hay Nhất – Bài 12
  • Nghị Luận Bàn Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống – Bài 13
  • Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Đạt Điểm Cao – Bài 14
  • Nghị Luận Về Sự Tử Tế Lớp 9 – Bài 15

Dàn Ý Nghị Luận Về Sự Tử Tế

Tham khảo mẫu Dàn Ý Nghị Luận Về Sự Tử Tế chi tiết sau đây để triển khai bài văn logic và mạch lạc.

I. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.

II. Thân bài:

1.Giải thích

  • Người tử tế là gì: Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Bàn luận

  • Biểu hiện của người sống tử tế:
    • Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp
    • Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
    • Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…..
  • Ý nghĩa của lối sống tử tế:
    • Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
    • Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
  • Tại sao trước hết phải là người tử tế?
    • Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
    • Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
    • Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
  • Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
  • Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?

III. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó.

Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Một Tư Tưởng Đạo Lí 🍃 15 Bài Văn Ngắn Hay

Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ngắn – Bài 1

Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ngắn được nhiều bạn đọc quan tâm và chia sẻ dưới đây.

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay còn hơi ít những con người tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,… Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.

Một xã hội có nhiều người tử tế sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hóa và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.

Sống tử tế là chúng ta sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay bên cạnh những con người tử tế thì vẫn còn những con người vô cảm, chỉ chạy theo lợi ích vật chất cho bản thân. Họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hóa đổ lỗi. Mỗi chúng ta hãy sống tử tế.

Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Đừng bỏ qua bài 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tư Tưởng Đạo Lí ❤️️15 Mẫu Hay

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế – Bài 2

Tham khảo văn mẫu chia sẻ về chủ đề ” Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế ” hấp dẫn sau đây.

Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình.

Hiện nay trên rất nhiều các chương trình truyền hình ca ngợi những việc làm tử tế, như “Việc tử tế”,… Từ đó mà lan tỏa các hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng. Đó là hành động rửa xe lấy tiền làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,… Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận.

Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng mà xem, với một hành động nhỏ như nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy.

Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho ” người với người sống để yêu nhau”.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Nghị Luận Về Sự Tử Tế 200 Chữ Đặc Sắc – Bài 3

Nghị Luận Về Sự Tử Tế 200 Chữ Đặc Sắc, cùng đón đọc bài văn hay được gợi ý dưới đây.

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương.

Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương.

Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay

Nghị Luận Về Ý Nghĩa Của Sự Tử Tế – Bài 4

Nghị Luận Về Ý Nghĩa Của Sự Tử Tế sẽ mang đến cho các em thêm nhiều ý văn hay và đặc sắc để hoàn thiện bài làm của mình.

Một xã hội văn minh khi còn người luôn ý thức được bản thân phải sống một cách tử tế. Cách sống này sẽ giúp chúng ta nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Trước tiên, cần trả lời câu hỏi “Thế nào là tử tế?”. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm và tự mỗi người tìm ra một câu trả lời riêng. Hiểu đơn giản, sự tử tế là sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Một người biết sống tử tế sẽ được biểu hiện qua thái độ và hành động.

Giới trẻ ngày nay thường than thở với nhau rằng con người trong xã hội hiện đại ngày càng “nhạt”. Vì sao họ lại cảm thán như vậy? Bởi họ nhìn thấy điều đó từ những hành động, việc làm vô tâm, vô thức của một bộ phận người trong xã hội.

Ví như, dân ta từ xưa tới nay luôn đề cao truyền thống kính trên nhường dưới, nhưng ta dễ bắt gặp những việc làm trái ngược với truyền thống đạo đức đó. Như trên xe buýt, có những người thấy người già hay trẻ nhỏ phải đứng vì thiếu ghế ngồi, nhưng họ làm lơ, vờ ngủ, nhưng khi bị nhắc nhở, họ quay ra cáu gắt và nói rằng họ lên trước, họ được ngồi.

Hay một vấn đề nổi cộm khác là tình trạng “đánh hội đồng” vì mọi lý do. Hành động đó là không thể chấp nhận được, nhưng đáng lên án hơn cả là khi mọi người xung quanh không những không can ngăn mà còn reo hò, cổ vũ và quay clip tung lên mạng xã hội.

Tuy nhiên, đâu đó trong xã hội vẫn xuất hiện những nghĩa cử cao đẹp, ấm tình người. Trên trang xã hội lớn nhất hiện nay là Facebook, ta thường bắt gặp những hình ảnh một chiến sĩ công an dắt cụ già qua đường; một nhóm mạnh thường quân chia sẻ, kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, hay vận động hiến máu cứu người… được mọi người chia sẻ rộng rãi.

Còn nhiều những hình ảnh ấm áp hơn nữa. Song, có một hình ảnh về những người tử tế mà tôi thấy và để lại trong tâm trí tôi dấu ấn sâu đậm. Đó là trên đường Kim Mã, một bà cụ già yếu với sạp hàng rau đơn sơ ngồi bán trên vỉa hè. Bất chấp mưa gió bụi mờ, hằng ngày, cụ vẫn ngồi đó tới khi trời tối hẳn với gánh rau của mình chỉ mong kiếm thêm chút thu nhập. Trong không gian chập choạng tối, dòng xe inh ỏi, tấp nập qua lại, bóng dáng cụ càng trở nên đơn côi hơn bao giờ hết.

Trước hình ảnh đó, nhiều người qua đường cố nán lại mua hàng giúp cụ, dù những mớ rau đó không thật tươi ngon. Đôi khi, có những em học sinh đi qua cũng nán lại mời chào, bán hàng, gói hàng cho khách giúp cụ. Nhìn nụ cười móm mém hiền từ của cụ cùng những nụ tươi của những bạn trẻ, khiến ta thêm tin rằng, sự tử tế của mỗi cá nhân rất quan trọng, nhưng sự lan tỏa của nó còn quan trọng hơn gấp bội phần.

Như vậy, sự tử tế có sức mạnh lan tỏa vô cùng to lớn. Khi chúng ta biết sống tử tế thì xã hội sẽ ngày càng trở nên văn minh hơn, cuộc sống của con người cũng ngày càng tốt đẹp hơn.

Có thể bạn sẽ thích 💕 Nghị Luận Về Sống Đẹp 💕 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất

Nghị Luận Về Lòng Tốt Và Sự Tử Tế – Bài 5

Nghị Luận Về Lòng Tốt Và Sự Tử Tế giúp các em học hỏi và trau dồi thêm cho mình nhiều kiến thức hay.

Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng tốt giữa con người với con người đã góp phần không nhỏ khiến cho thế giới này tốt đẹp hơn.

Vậy thế nào là lòng tốt của con người? Lòng tốt chính là sự lương thiện, tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người giúp đỡ người khác hòng tư lợi cá nhân, trục lợi cho bản thân mình,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Giới thiệu tuyển tập 🌹 Nghị Luận Sống Có Trách Nhiệm ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống Ngắn Gọn – Bài 6

Bài văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp… Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết.

Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh.

Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp “mình vì mọi người” mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửỉ bậy, chửi thề trước đông người.

Tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chi khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, Đừng sống phí tuổi thanh xuân! Mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Một Hiện Tượng Đời Sống ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Điểm 10 – Bài 7

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với lối văn logic và hấp dẫn.

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều là những trang giấy trắng giống nhau, việc vẽ gì lên trang giấy đó chính là cách mà chúng ta sống. Liệu có thể trở thành một người tử tế hay không một phần do xã hội, gia đình và quan trọng nhất chính ở bản thân mình. Có thể nói sự tử tế là vô giá, là điều đáng quý và đáng trân trọng mà mỗi người nên hướng đến, bên cạnh đó sự tử tế còn chứa đựng những sức mạnh tiềm ẩn.

“Sự tử tế” nghe có vẻ đơn giản và dễ hiểu nhưng đã mấy ai hiểu như thế nào được coi là tử tế và tử tế thực sự là như thế nào. Nguyên văn giải nghĩa “tử” là những chuyện nhỏ bé, “tế” là những chuyện bình thường, “tử tế” là cẩn thận ngay từ những việc nhỏ bé, tầm thường. Tuy nhiên, “sự tử tế” ở đây không nói đến cách làm mà nói đến cách sống, sống tử tế có nghĩa là sống ngay thẳng, thật thà, biết sống vì mình, vì người, tử tế từ trong suy nghĩ, lời nói và hành động luôn đứng đắn, có văn hoá đạo đức và có tình người.

Sự tử tế được thể hiện rõ nhất qua cách mà con người ta đối xử với nhau trong cuộc sống, đơn giản như việc kính trên nhường dưới, tôn trọng người khác, đi trên xe bus thấy người già đứng thì mình nên nhường ghế ngồi cho họ, đó cũng là việc tử tế. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước nỗi đau mất mát của người khác cũng là sự tử tế.

Đấu tranh cho cái đúng, cái thiện và diệt trừ những cái xấu, cái ác cũng là việc tử tế, hay đem những cái tinh hoa, tốt đẹp đi nhân rộng và lan tỏa tới mọi người cũng là hành động tử tế… Đơn giản sống tử tế là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, tử tế để phần “người” lấn át và chế ngự được phần “con”.

Để đánh thức sự tử tế trong con người bạn rất đơn giản, hãy một lần giúp đỡ trẻ em hoặc người già qua đường, hãy thử một lần nói lời khen ngợi, động viên người khác thật chân thành, hoặc đơn giản chỉ là biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi bằng chính tấm lòng của mình.

Chương trình “Việc tử tế” của Đài truyền hình Việt Nam đang hằng ngày trở thành cầu nối lan tỏa mạnh mẽ sự tử tế trong cuộc sống, hàng loạt những hoạt động ý nghĩa được nhân rộng như: Lớp học xóa mù chữ, chụp ảnh miễn phí cho người khuyết tật, cứu hộ sinh vật hoang dã… có thể nói sức lan tỏa của sự tử tế phần nào khẳng định sức mạnh của nó. Từ những việc tử tế nhỏ nhất cũng có thể mang lại lợi ích lớn, tất cả mọi lời nói, hành động tử tế đều mang những giá trị tốt đẹp.

Bên cạnh đó, sự tử tế còn có sức mạnh gắn kết con người gần với nhau hơn tạo thành một khối đại đoàn kết thống nhất, giữa con người với con người có niềm tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chắc chắn sự tử tế có thể thay đổi bộ mặt xã hội trở nên văn minh và tiến bộ hơn, là tiền đề để đưa đất nước phát triển đi lên ngày một vững mạnh.

Ai trong số những người chúng ta đều có thể làm những việc tử tế, lan tỏa việc tử tế và trở thành người tử tế. Hạt giống tử tế luôn có trong mỗi con người chúng ta, việc cần làm là hãy cố gắng tạo ra cơ hội để chúng nảy nở và đơm hoa kết trái, nhận lại hoa thơm quả ngọt cho chính mình và cho mọi người.

Gợi ý cho bạn 🌹 Nghị Luận Về Niềm Tin Trong Cuộc Sống ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ấn Tượng – Bài 8

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Ấn Tượng sẽ đem đến chủ đề văn hấp dẫn để có thể rèn luyện thêm kĩ năng viết của mình tốt hơn.

Cuộc sống hiện đại, chạy theo đồng tiền dễ khiến con người sẵn sàng đánh đổi tất cả kể cả nhân phẩm của mình. Đó cũng chính là lý do làm cho cuộc sống hiện nay không còn quá nhiều những con người sống tử tế.

Bàn về lối sống tử tế, vậy cần hiểu như thế nào là người tử tế. Có rất nhiều cách để khái niệm người tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp… Tóm lại người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một.

Tại sao chúng ta cần nhiều hơn cho xã hội những con người tử tế? Bởi lẽ một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị.

Làm người tử tế được lợi gì? Một câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta, bản thân con người luôn phân thành hai nhánh, một thiện, một ác, vậy nếu chúng ta không sống cho tử tế để phần thiện che lấp phần ác thì chúng ta nhanh chóng dễ bị tha hoá và trở nên xấu xa, sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn.

Sống cho tử tế là chúng ta đã sống có ích, tạo ra được giá trị cho xã hội và đúng với hai chữ “con người”. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Có nhiều nguyên nhân gây ra lối sống như vậy. Do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn.

Do sự giáo dục của nhà trường mà nên, đa số những người này là những người ít học, lười lao động. Sự thiếu quan tâm của các bậc cha mẹ đến con em, các bậc phụ huynh quá nuông chiều con mình, vô hình dung đã tạo ra sự buông lỏng và dễ dẫn các em đến con đường ăn chơi sa đọa. Do chính bản thân họ là những người không muốn vươn lên, sống mà chỉ biết phụ thuộc, thích dựa dẫm vào người khác, sống ích kỉ, tìm mọi cách để gian dối mỗi khi gặp khó khăn và đó chính là văn hoá đổ lỗi.

Từ những nguyên nhân đó, con người cần có thêm những biện pháp để thay đổi cách sống trên. Nhà trường cần có những thay đổi trong phương pháp giáo dục. Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến con em mình, tránh chiều chuộng quá mức. Bản thân mỗi người phải nhận ra tầm quan trọng của việc sống tử tế, luôn đề phòng và tránh xa các tệ nạn xã hội.

Tóm lại thì mỗi chúng ta hãy sống tử tế, sống tử tế có nghĩa là bạn đã tạo ra được giá trị cho xã hội. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt. Hãy sống tốt đời đẹp đạo, hãy sống cho tử tế và thật dễ thương vì cuộc đời vốn dễ ghét.

Gửi đến bạn 🍃 Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay

Văn Mẫu Nghị Luận Về Sự Tử Tế Chọn Lọc – Bài 9

Văn Mẫu Nghị Luận Về Sự Tử Tế Chọn Lọc là tài liệu tham khảo hữu ích để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình.

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kị người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đã là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao.

Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội.

Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

Tham khảo văn mẫu🌼Nghị Luận Về Sự Tự Tin ❤️️ 15 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Hay

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Xuất Sắc – Bài 10

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Xuất Sắc được gợi ý sau đây để các em có thể nắm bắt được cách làm bài văn nghị luận xã hội một cách hoàn chỉnh.

Không có gì đẹp hơn sự tử tế có ở con người. Xã hội càng phát triển thì con người cần phải sống tử tế hơn. Vượt xa một cách ứng xử thường ngày, tử tế là một phẩm đức cần có ở mỗi con người.

“Tử tế” có nghĩa là sự cẩn thận, kĩ lưỡng, thận trọng, chu đáo trong công việc, trong lối sống và trong cách đối xử với mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng nhân ái, biết tôn trọng bản thân và người khác, có thái độ sống nhân từ, hoà hợp với thế giới xung quanh, đề cao đạo đức, sự lịch thiệp, nhã nhặn, tình yêu thương, lẽ công bằng. Người sống tử tế luôn biết nâng niu, quý trọng từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhất trong cuộc sống để tạo nên lối sống đẹp, được nhiều người yêu mến, quý trọng.

Có thể nói, sự tử tế là âm vang êm dịu nhất của tấm lòng nhân ái. Sự tử tế giúp mỗi người sống vui vẻ, hạnh phúc, làm quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, xã hội tiến bộ, văn minh hơn. Nhờ biết sống tử tế, con người biết đồng cảm, yêu thương và sẻ chia với nhau nhiều hơn, sâu sắc hơn.

Lời lẽ tốt đẹp có thể ngắn và dễ nói nhưng vang vọng của chúng là vô tận mãi mãi. Khi mỗi người biết sống tử tế với nhau, xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đạo đức được đề cao, tình yêu thương lan toả, pháp luật được tôn trọng, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh. Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện nay là một điều cần thiết. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cuộc sống con người ngày càng bộc lộ rõ nhiều mặt trái của nó: bạo lực, chiến tranh…

Bạn có thể có tất cả trong cuộc sống nếu bạn biết cho đi những gì người khác muốn. Sự tử tế giúp con người nhận thức lại hành động của bản thân, kiểm soát bản thân và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng. Hãy biết cống hiến nhiều hơn là thụ hưởng, cho đi nhiều hơn là nhận về để làm đẹp cuộc sống xung quanh bạn.

Lan tỏa sự tử tế trong đời sống phải bắt đầu từ sự giáo dục. Đầu tiên là sự giáo dục từ gia đình – cái nôi hình thành nhân cách cá nhân. Tiếp đến là thực hành trong nhà trường – nơi hoàn thiện nhân cách, xã hội – nơi đấu tranh để bảo vệ những giá trị tử tế đã được lên hình lê hài thời niên thiếu. Sau cùng là ngoài xã hội – nơi con người có có hội thể hiện sự tử tế của mình một cách chân thực nhất. Nhưng quan trọng nhất là hãy bắt đầu từ chính bản thân của mỗi con người. Hãy tử tế từ trong trái tim, đến lời nói, thái độ sống và hành động.

Sự tử tế cần được rèn luyện và thực hành từ ý thức mỗi cá nhân. Mỗi con người sẽ có những lựa chọn ứng xử khác nhau. Sự tử tế cũng là một lựa chọn. Có những người bị môi trường bên ngoài tác động mà có những phản ứng tiêu cực, những hành động xấu.

Xã hội cần tôn vinh lối sống tử tế, hình thành phương thức ứng xử tử tế trong toàn cộng đồng và lấy đó làm chuẩn mực để đánh giá nhân phẩm, đạo đức con người.

Người tử tế cũng cần phải xây dựng lối sống tích cực, lành mạnh và tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực của xã hội và xu hướng của thời đại. Tích cực lên án, phê phán và đả kích lối sống ích kỉ, vụ lợi, sẵn sàng dẫm đạp lên đạo đức xã hội để thu lợi về mình của một số người. Sống tử tế cũng cần phải mạnh mẽ bảo vệ kẻ yếu, trừng trị kẻ xấu, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng ở đời.

Như bông hoa nở giữa khu vườn, sự tử tế tôn vinh vẻ đẹp nhân cách và đạo đức của con người. Hãy luôn sống tử tế dẫu rằng cuộc sống chưa hẳn đã đáp trả lại cho bạn những gì bạn mong muốn. Hãy biết cho đi để được nhận lại. Hãy cống hiến hơn là thụ hưởng. Hãy nhớ rằng, lợi ích là cái đến cuối cùng sau một chuỗi những hành động hữu ích.

Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Tính Tự Chủ ❤️️ 10 Bài Văn Có Dẫn Chứng Hay

Văn Ngắn Nghị Luận Về Sự Tử Tế – Bài 11

Văn Ngắn Nghị Luận Về Sự Tử Tế được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến các bạn đọc sau đây.

Đại văn hào Mark Twain từng khẳng định: “Sự tử tế là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể đọc”. Năm 1987, phim điện ảnh tài liệu Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy ra mắt đã gây “sốt” trong công chúng. Bộ phim đi vào thân phận của những người nghèo khổ và những mâu thuẫn xã hội để đi tìm khái niệm “thế nào là sự tử tế?”.

Đã ra đời cách đây 30 năm, nhưng phim vẫn còn nguyên tính thời sự khi hiện nay, sự tử tế vẫn luôn là đề tài nóng khiến nhiều người trăn trở trong sự phát triển của xã hội hiện đại. Có thể nói, trong xã hội hiện nay, khi những hành vi và lối sống thiếu chuẩn mực, người ta lại càng tha thiết kêu gọi sự tử tế từ mỗi cá nhân con người.

Sự tử tế ấy không cần phải đao to búa lớn, mà có thể xuất phát từ chính những hành động giản dị hàng ngày chúng ta giao thiệp. Như quan niệm của nhà văn Nguyễn Một, tử tế không phải là làm những điều to tát cao siêu, mà làm những điều giản dị trong cuộc sống và bất cứ ai cũng có thể làm được. Một cử chỉ thân thiện, lời nói lịch sự, một hành động giúp đỡ, cử chỉ chia sẻ với tha nhân…

Tất cả đều là tử tế. Khi xã hội đang tồn tại những điều xấu khiến người ta phải lên tiếng phê phán, thì càng cần “thuốc thang” bằng những điều tử tế. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Và lẽ dĩ nhiên, những điều đó chỉ có người tử tế mới cảm nhận được.

Chia sẻ cùng bạn 🌹Nghị Luận Xã Hội Về Lối Sống Giản Dị ❤️️ 15 Bài Văn Hay

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Hay Nhất – Bài 12

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Hay Nhất được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn văn học nổi tiếng.

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người hình như đã chú ý nhiều đến những giá trị vật chất nhiều hơn là giá trị về tinh thần. Mối quan hệ giữa con người dần trở nên xa cách, đôi khi đánh mất đi sự tử tế trong cách ứng xử.

Đầu tiên cần hiểu được, tử tế là đối xử đúng mực với những người xung quanh. Những người sống tử tế sẽ biết đồng cảm và chia sẻ. Họ không ngại giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hay đang gặp hoạn nạn. Những người tử tế sẽ có một trái tim giàu lòng nhân ái. Đây là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, một lối sống văn hóa lành mạnh mà mỗi người cần có.

Sự tự tế được thể hiện qua cách ứng xử, qua hành động của mỗi người. Ví dụ như lễ phép với người lớn tuổi, nhường nhịn những người kém tuổi. Chia sẻ với bạn bè có gia đình gặp phải hoàn cảnh khó khăn. Tôn trọng sở thích cá nhân của những người xung quanh, không kì thị hoặc coi thường người khác… Đặc biệt là sống tử tế chính là bản thân cố gắng để trở thành một người có ích cho gia đình, xã hội.

Một người sống tử tế sẽ nhận được lại rất nhiều điều. Đó có thể là sự giúp đỡ của người khác khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Đó có thể là tình yêu thương, trân trọng của những người xung quanh. Và hơn cả là những người sống tử tế luôn cảm thấy lạc quan, hạnh phúc và thoải mái. Cuộc đời của họ là cuộc đời có ích, đem lại nguồn năng lượng tích cực cho những người bên cạnh.

Sự tử tế còn đem lại sức mạnh to lớn giúp gắn kết con người, tạo ra một khối thống nhất vượt qua mọi nghịch cảnh có thể xảy ra. Mỗi người trong xã hội đều biết sống tử tế, sẽ tạo ra một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Từ trong lịch sử, con người Việt Nam đã được biết đến với tấm lòng nhân đạo cao cả. Với những kẻ thù xâm lược, nhân dân ta luôn đối xử bằng sự tử tế giữa con người với con người. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Dù bàn tay kẻ thù đã nhuộm máu của đồng bào ta, nhưng người Việt Nam vẫn cứu giúp cho nhiều binh lính Pháp và Mỹ.

Trở về hiện tại, khi đất nước đang phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19, người dân Việt Nam cũng luôn đối xử với nhau bằng sự tử tế và tinh thần tương thân tương ái: hỗ trợ những người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phát khẩu trang miễn phí, bày tỏ sự tri ân với đội ngũ y bác sĩ… Bản thân một học sinh như tôi luôn ý thức phải rèn luyện để bản thân trở thành một người sống tử tế, tương lai sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày một văn minh hơn.

Như vậy, sự tử tế có một sức mạnh vô cùng to lớn trong cuộc sống của con người. Cũng giống như ai đó đã từng nói rằng: “Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó. Một hành động tốt đẹp dẫn tới một hành động khác. Những tấm gương được noi theo. Một hành động tử tế đơn giản vươn rễ về mọi hướng, và rễ vươn lên mọc thành cây cối. Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp”.

Đón đọc tuyển tập 💧 Viết Đoạn Văn Về Cách Ứng Xử Trong Cuộc Sống 💧 15 Bài Hay

Nghị Luận Bàn Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống – Bài 13

Nghị Luận Bàn Về Sự Tử Tế Trong Cuộc Sống sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, giàu hình ảnh.

Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, không chỉ là người có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân, chia sẻ những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống có giá trị.

Về ngữ nghĩa, tử tế là sự tốt bụng. Sống tử tế là sống có tấm lòng, từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp. Lòng tử tế, hiện hữu trong mỗi con người, trước nhất như một tiềm năng, do vậy, để có nó trong cuộc sống, ta cần khai thác, nuôi dưỡng, chăm sóc và phát triển. Vì là một phẩm chất nên sự tử tế không bỗng dưng mà có, cần được huấn luyện, hướng dẫn, học tập, rèn luyện để có được. Khi lòng tử tế đã có mặt, người sở hữu nó phải biết gìn giữ, ứng dụng và nhân rộng.

Về bản chất, người tử tế vừa nhạy cảm, vừa năng động, vừa thích dấn thân. Nhạy cảm với những bất công, cảm thông với những nỗi đau, năng động với các việc nghĩa, dấn thân vào các công việc đáng làm. Tất cả chỉ vì một tấm lòng: không thể thờ ơ, bàng quan, lãnh cảm, an phận thủ thường, hay vô tích sự. Nhờ phẩm chất này, người tử tế luôn năng động, tìm kiếm các việc nghĩa để góp phần phụng sự tha nhân, xây dựng cuộc sống trên hành tinh này ngày càng tốt đẹp hơn.

Nói cách khác, nơi nào có lòng nhiệt huyết, nơi đó xuất hiện nhiều việc nghĩa. Người nào có lòng nhiệt huyết, người đó sẽ không để cuộc sống của mình trôi qua một cách uổng phí và tiếc nuối. Với lòng nhiệt huyết, việc nặng thành nhẹ, việc lớn thành nhỏ, việc khó thành bình thường. Nhiệt huyết vì việc nghĩa là sức sống bùng cháy, mãnh liệt như mặt trời không ngừng sự chiếu soi. Với nhiệt huyết, ta mở ra cho mình các cánh cửa cơ hội của việc tốt, việc nghĩa, việc có giá trị. Nhờ đó, cuộc sống này tăng thêm gia vị tình người.

Người tử tế nào cũng có đức tính cao thượng, bao dung, độ lượng. Người cao thượng, không trói tâm mình vào danh vọng, lợi dưỡng, phục vụ cho cái tôi và phe nhóm mình. Nhờ phẩm chất cao thượng, người tử tế biết quan tâm tới tha nhân với động cơ trong sáng, với hành động cao quý. Trong mọi tình huống, người cao thượng suy nghĩ, quyết định, làm việc trên tinh thần “quang minh, chính đại”, hướng đến công bằng xã hội. Thậm chí có thể hy sinh các quyền lợi cá nhân để hướng đến đại cuộc.

Đối với người tử tế, sự tốt bụng không chỉ dừng lại trong tâm tưởng, mà cần thể hiện qua hành động từ bi, nhân ái, vị tha, vô ngã. Người tử tế biết thống thiết với nỗi đau của kiếp người nên biết chia sẻ, hiến tặng, ban cho bằng cả tấm lòng. Giúp đỡ người khác thực ra làm cho chính mình trở nên cao thượng. Hiến tặng cho người khác thực ra là đang góp nhặt phước đức cho bản thân. Phụng sự cho cuộc đời thực ra là đang làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa. Không ai nghèo đến nỗi không thể cho người khác cái gì.

Cũng không ai giàu đến nỗi có thể cho tất cả mọi người trên hành tinh này. Chia cắt một phần chi tiêu không cần thiết của bản thân và gia đình, tặng cho các mảnh đời kém may mắn hơn, là đang mang lại niềm hạnh phúc với tâm niệm ban cho như cứu khổ, người giúp đời, cứu người thấy rõ sống không phải là gom góp cho riêng mình mà là ban tặng, dâng hiến.

Như nguồn nước lưu thông, nước chảy đi rồi lại chảy về, mang thêm phù sa bồi đắp… Người ban cho sẽ không mất đi những thứ mình đang có, mà làm cho những thứ mình sở hữu trở nên có ý nghĩa hơn.

Sống tử tế còn bao hàm nhiều phẩm chất cao quý khác như chính trực, can đảm, chí công, vô tư, hy sinh, tận tụy… Lòng tử tế như một quặng mỏ, biết khai thác sử dụng sẽ làm cho nó trở nên có giá trị hơn. Hãy trở thành người tử tế để không phải sống cuộc đời trong vô cảm, vô tình, vô tâm, vô ơn, vô nghĩa. Tử tế là mạch sống tình người, đừng làm nó chết đi. Hãy hít thở sự tử tế. Hãy tiêu hóa sự tử tế. Hãy sống với sự tử tế.

Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Tính Tự Lập ❤️️ 15 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Đạt Điểm Cao – Bài 14

Bài Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế Đạt Điểm Cao mang đến những thông điệp và bài học sâu sắc trong cuộc sống.

Tử tế vừa là một phẩm đức cao quý vừa là một lối sống cần có trong xã hội. Bác Hồ từng dạy rằng: “Việc gì phải thì cố làm cho bằng được dù là điều phải nhỏ. Việc gì trái thì hết sức tránh dù là điều trái nhỏ”. Mỗi người chúng ta phải là con người tử tế bằng những việc làm tử tế, tránh làm những việc sai trái.

Việc tử tế là những việc làm tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng tốt, sống đàng hoàng, kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn, biết trân trọng,quan tâm và chia sẻ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.

Làm việc tử tế rất đơn giản chứ không cần phải là những việc lớn lao. Đó là những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn như nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…

Những việc lớn lao cần có sự hi sinh như một nhân viên gác cổng xe lửa nhanh tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một người bệnh nan y,…

Hơn cả một phẩm đức, tử tế là một lối sống, một phong cách sống. Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dần hình thành nhân cách cao đẹp. Ai cũng tử tế với nhau sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn minh hơn, con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…

Nếu ai cũng tử tế trong thái độ, hành vi và việc làm thì xã hội không còn lòng ích kỉ, thù oán, ganh ghét lẫn nhau. Một nụ cười rạng rỡ dành tặng cho nhau trên đường gặp gỡ sẽ làm ấm áp lòng người. Một lời chào thân ái hay cái bắt tay chân thiện sẽ gắn kết tình người bền chặt.

Giúp nhau những việc nhỏ, rồi việc lớn, không so đo, tính toán, không mòng cầu đền đáp sẽ giúp xã hội yên bình, thịnh vượng. Biết giúp đỡ người khó khăn, kẻ hoạn nạn để cùng nhau tìm kiếm hạnh phúc. Việc tử tế cần chi là những việc lớn lao mà là những việc nhỏ được làm một cách tử tế.

Người ăn nói tử tế sẽ được bao điều tốt đẹp. Người ăn nói không tử tế sẽ lãnh hậu quả việc mình làm. Mối lo lắng trong lòng khiến con người suy sụp, nhưng những lời tử tế làm cho họ hân hoan. Chính sự tử tế sẽ mang đến cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao, giúp họ tự tin trong cuộc sống, có động lực vượt qua khó khăn thử thách và làm những điều tốt đẹp góp phần dựng xây cuộc sống này.

Nhờ sự tử tế, mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt đẹp, hữu ích. Tử tế bỏ rác đúng nơi quy định, tử tế trong việc tôn trọng người khác. Tử tế khi cho tặng người khác một cái gì đó hay nhận về cho mình một giá trị. Cuộc sống sẽ không còn mâu thuẫn, xung đột hay bạo lực nếu mọi người ứng xử tử tế với nha. Sự tử tế khơi dậy ở con người niềm trân trọng cuộc sống quý giá, đáng gìn giữ và đáng sống.

Chính lòng tử tế có sức mạnh cảm hóa con người. Nhờ sự tử tế của mọi người, kẻ xấu sẽ dần thay đổi tâm tính, hướng đến việc làm tốt đẹp, sống cuộc đời tốt đẹp hơn. Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn trọng. Ai cũng muốn trở nên tử tế hơn nhưng bởi cuộc sống quá nhiều lo toan, có những lúc đã không tử tế được. Người tử tế luôn được người khác yêu mến và giúp đỡ. Tính tử tế từ lâu đã là chuẩn mực đạo đức được dân tộc ta tôn vinh.

Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với mọi việc đang diễn ra. Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người khác: tài xế vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt rác không để ý tấm áo ướt mồ hôi của người công nhân vệ sinh, gian thương làm hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng, nhiều công trình thi công vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…

Là học sinh, hãy biết làm những việc tử tế mỗi ngày. Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm đến người thân trong gia đình….

Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp trong xã hội. Lời nói và việc làm tử tế cũng giống như mật ong làm ngọt ngào đôi môi, khiến tâm hồn tươi trẻ. Người tử tế cũng nhận được những tình cảm tốt đẹp từ người khác. Bởi thế, hãy luôn tử tế với chính mình và với cộng đồng để từ đó từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.

Tham khảo văn mẫu🌼 Nghị Luận Về Tính Tự Chủ ❤️️ 10 Bài Văn Có Dẫn Chứng Hay

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Lớp 9 – Bài 15

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Lớp 9, cùng đón đọc bài văn mẫu sau đây để ôn tập tốt và đạt được điểm cao trong kì thi của mình.

Xã hội loài người văn minh hình thành là từ khi con người biết tôn trọng và tín nhiệm lẫn nhau. Không có giá trị nào được tạo ra cho đến khi con người biết hành động vì lẽ phải. Kẻ giả dối lãnh hậu quả do cách mình sống, người tử tế hưởng hoa trái của việc mình làm. Trong cuộc sống này rất cần có sự tử tế ở mỗi con người để cùng xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và giàu lòng nhân ái hơn nữa.

Sự tử tế của mỗi người góp phần thực hiện tốt chuẩn mực xã hội và luật pháp đất nước. Sống tử tế là cách cơ bản để mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Không chỉ vậy, sự tử tế còn đem niềm vui đến cho những người ở quanh ta. Sống tử tế giúp ta giao tiếp tốt hơn, có lòng trắc ẩn sâu sắc hơn và cũng tạo ra nguồn lực tích cực trong cuộc sống của mỗi người. Sự tử tế là điều thuần khiết ẩn sâu bên trong bạn, và bên cạnh những người tử tế từ khi sinh ra, ai cũng có thể lựa chọn để nuôi dưỡng sự tử tế vốn có của mình.

Sống tử tế là biết cho đi và rộng mở tấm lòng với tất cả mọi người. Sống tử tế giúp tăng cường niềm tin của người khác vào bạn. Từ đó, bạn sẽ sống vui vẻ, lạc quan, tinh thần khỏe mạnh, hạnh phúc tràn đầy, ý nghĩa cuộc sống được khẳng định.

Bằng việc trở nên tử tế, bạn đưa ra khẳng định chắc nịch rằng việc quan tâm đến người khác, môi trường xung quanh, và bản thân là cách sống đúng đắn. Đó không phải là vì hiệu quả tức thời; sự tử tế là lựa chọn về lối sống, là tiếng ngân nga và nhịp điệu liên hồi vang lên trong mọi hành động và suy nghĩ của bạn.

Xây dựng lối sống cởi mở và gắn kết với mọi người. Bằng việc liên tục cố gắng, bạn sẽ dần có sự thôi thúc tự nhiên để cư xử tử tế và cho đi nhiều hơn. Không đòi hỏi sự đền đáp lại tương xứng với những gì bạn đã cho đi. Sự tử tế cao cả không mong đợi bất kỳ điều gì, không ràng buộc và không đặt điều kiện trong bất kỳ hành động hoặc lời nói nào.

Để là người tử tế, một điều rất quan trọng, đó là bạn cần có một cuộc sống thành công. Khi bạn thành công trong cuộc sống, bạn có thể làm tử tế với người khác một cách dễ dàng. Còn khi bạn đang khó khăn trong chính nghịch cảnh của mình, sự tử tế có thể bị bỏ qua. Rất có thể bạn chỉ nghĩ đến hoàn cảnh của mình và khó lòng sống một cách tử tế được.

Một người chân chính mạnh mẽ, sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác, điều quan trọng nhất là bạn phản nâng cao năng lực của chính mình. Khi bạn đã rèn luyện tốt rồi, tự khắc sẽ có người đến gần gũi và tử tế với bạn. Đôi khi, ta lại nghĩ mình sống tử tế, mình chấp nhận thua thiệt, mình hiền lương và rồi mình sẽ được gì? Hãy luôn sống tử tế và đừng lo lắng bởi đó là yếu tố tạo hạnh phúc và giá trị sống của con người. Hạnh phúc không bỏ sót bất kỳ người nào, sớm muộn gì cũng có ngày nó tìm đến bạn

Hãy thực hiện hành động tử tế một cách tự phát mà không mong đợi được đền đáp, chắc chắn một ngày nào đó người khác cũng sẽ làm điều tương tự với bạn. Tử tế là mạch sống tình người, là bông hoa của khu vườn phẩm đức, là phép màu cảm hoá hoá con người. Hãy tử tế mỗi ngày với mọi người, chắc chắn bạn cũng sẽ được nhận lại những giá trị tương tự, cái mà bạn cũng rất cần có trong cuộc sống của mình.

Khám phá thêm 💕Nghị Luận Về Tính Tự Phụ ❤️️ 10 Bài Văn Ngắn Hay Nhất

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Về Người Tử Tế