Người Tử Tế - Nghị Luận Xã Hội - Thích Văn Học
Có thể bạn quan tâm
Tham khảo: Trọn bộ tài liệu độc quyền của Thích Văn học.
Dàn ý NGƯỜI TỬ TẾ:
I. Mở bài
– Dẫn dắt: Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Ngọc Mạnh trong những ngày gần đây đã mang đến cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ về hình ảnh/câu chuyện của những NGƯỜI TỬ TẾ trong cuộc sống.
– Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích
Người tử tế là gì?=> Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Biểu hiện của người sống tử tế
+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.
+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.
Tham khảo: Sách Chuyên đề lý luận văn học (Cập nhật 2024)
+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…..
3. Ý nghĩa của lối sống tử tế
+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.
+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
4. Tại sao trước hết phải là người tử tế?
+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng chính là biết yêu cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.
5. Dẫn chứng
+ Anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 của chung cư.
+ Anh Phạm Văn Phó (41 tuổi, xã Tịnh Hòa, TP.Quảng Ngãi) và chị Lê Thị Hồng Tâm nhân viên của một nhà hàng ở bãi biễn Mỹ Khê, bảo vệ nhà hàng Mỹ Khê phát hiện và cố gắng cứu một em học sinh lớp 10 bị sóng cuốn ra xa. Cả hai vật lộn với sóng và cũng bị sóng cuốn ra xa, anh Phó gắng sức đưa bà Tâm vào bờ. Sau đó lại lao ra biển cứu em Khang và mất tích cùng học sinh này. Hai ngày sau, xác anh Phó mới được tìm thấy trong sự tiếc thương vô hạn của người thân và đồng nghiệp.
+ Trần Văn Tròn (20 tuổi, trú khối Hà Quảng Đông, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) đã quên mình lao xuống biển và cứu được 3 em học sinh vào bờ an toàn, điều đáng tiếc là một nam sinh đã tử vong.
=> Anh Mạnh, anh Tròn, anh Phó, chị Tâm khi quên mình cứu người không có hề suy tính thiệt hơn, không đòi hỏi bất kỳ điều gì. Đó là lòng tốt vô điều kiện, những hành động phi thường bất chấp hiểm nguy xuất phát từ tình thương và trách nhiệm.
6. Mở rộng, liên hệ
+ Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.
+ Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?
III. Kết bài
+ Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó.
+ Hình ảnh và câu chuyện, sự dũng cảm, gan dạ của anh hùng Nguyễn Ngọc Mạnh đã mang đến cho chúng ta sự tin yêu vào cuộc sống, lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới mỗi người.+ Bài viết tham khảo:
Mỗi con sinh ra trong cuộc đời, đều mang trong mình những tính cách, lối sống khác nhau. Nhưng chắc hẳn, ai cũng muốn viết nên một câu chuyện riêng của cuộc đời mình, bằng những yêu thương, hạnh phúc và sẻ chia. Câu chuyện về người anh hùng Nguyễn Ngọc Mạnh trong những ngày gần đây đã mang đến cho mỗi chúng ta nhiều suy nghĩ về hình ảnh/câu chuyện của những NGƯỜI TỬ TẾ trong cuộc sống. Sự việc đã khiến mỗi chúng ta đều cảm động và có thêm những suy nghĩ về lối sống tử tế.
Người tử tế là người như thế nào? Đó là những người biết đối xử đúng mực với những người xung quanh, biết giữ lời hứa, biết giúp đỡ những người gặp nạn, có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Đó cũng là những người có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống văn hóa lành mạnh.
Trong xã hội của chúng ta đang sống, có rất nhiều người tử tế. Họ có thể ở ngay cạnh bên chúng ta, hay ở bất cứ nơi đâu. Họ cũng giống như chúng ta, những con người bằng xương bằng thịt, cũng sống một cuộc sống như chúng ta. Nhưng nổi bật ở họ là luôn sống một cách có ý thức, có trách nhiệm, có văn hóa, có phẩm chất đạo đức tốt, thương yêu, giúp đỡ con người.
Trong xã hội với biết bao nhiêu người khó khăn, vất vả. Rất nhiều người bị ảnh hưởng của chất độc da cam do chiến tranh, hững đứa trẻ từ khi sinh ra đã mồ côi, không nơi nương tựa hay những gia đình có hoàn cảnh, bệnh tật chẳng đủ tiền để chạy chữa. Biết bao nhiêu hoàn cảnh khốn khổ, biết bao nhiêu con người phải đau thương. Nếu không có những người tử tế, sẵn sàng hi sinh để giúp đỡ, sẽ chẳng có những cuộc sống bình yên, những mái ấm tình thương được xây dựng.
Một xã hội không ngừng phát triển và đi lên. Đời sống con người cùng càng ngày càng trở lên ấm no hơn. Con người cũng văn minh hơn, biết suy nghĩ cho người khác, biết cư xử một cách đúng mực, sống và làm việc một cách đúng đắn hơn, mang lại niềm vui cho người khác, cũng là những việc mà những người tử tế muốn làm.
Có những người thầy, người cô không sợ gian khổ, chuyển công tác về những vùng núi, biên cương, hải đảo để đem cái chữ về cho những đứa trẻ. Dù cuộc sống thiếu thốn gian khổ, nhưng họ vẫn bám trụ, bởi trong họ có niềm kiêu hãnh, tự hào vì bản thân mình đã làm được một việc tử tế, góp một phần vào sự phát triển của đất nước. Việc tử tế, chẳng phải thứ gì quá cao siêu và to lớn. Đôi khi, một hành động nhỏ cũng làm cho chúng ta được xem trọng, được yêu thương: đưa cụ già qua đường nơi giao lộ, nhặt được của rơi trả người mất, giúp người bị tai nạn, hay sẻ chia cho người khác bữa ăn của mình… Tất cả những hành động tuy nhỏ, nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa.
Mới đây nhất, câu chuyện về Anh Nguyễn Ngọc Mạnh – một lái xe tải 31 tuổi cứu cháu bé 3 tuổi rơi từ tầng 12 của chung cư đã khiến mỗi chúng ta đều xúc động. Hình ảnh đó không chỉ khiến mọi người cảm phục về lòng dũng cảm, gan dạ của anh, mà còn tiếp thêm cho mỗi chúng ta niềm tin về sức mạnh của tình yêu thương, sẻ chia hết mình trong cuộc sống.
Có bao giờ các bạn thử nghĩa rằng, nếu một xã hội không có những người tử tế, đó sẽ là xã hội như thế nào? Một xã hội chỉ biết có bản thân của mỗi cá nhân, không quan tâm tới người khác. Một xã hội thờ ơ với thực tại, thấy người gặp nạn thì lạnh nhạt cho qua, gặp người khó khăn thì hồ nghi về người ấy. Xã hội càng phát triển, con người càng trở lên lạnh lùng hơn hẳn. Biết bao nhiêu người chỉ biết tới bản thân mình, sống một cuộc đời lãnh lẽo, chẳng đối xử tốt với ai, vì sợ bị lợi dụng, sợ không được đền đáp điều gì, chẳng giúp đỡ ai điều gì, vì sợ bị lừa gạt.
Hạnh phúc trong cuộc sống xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cho đi và cảm nhận, chúng ta sẽ thấy tâm mình được mình yên thanh thản biết nhường nào. Sống trong một xã hội với vô vàn những hoàn cảnh khác nhau, chúng ta nên sống một cuộc đời đúng nghĩa, hòa nhập, yêu thương, sẻ chia với mọi người. Việc tử tế, chẳng hề khó, và hãy sống như vậy đi, chúng ta sẽ được đền đáp, bằng chính sự nhận xét của những người xung quanh, sự thiện cảm của họ với chúng ta, sự quý mến, yêu thương chúng ta.
Hãy luôn hướng cho mình một mục tiêu về lẽ sống thiện lương trong cuộc đời. Và hãy sống một cuộc đời tử tế để chúng ta cảm nhận được tình yêu thương luôn ở bên. “Chỉ cần bạn sống tử tế, trời xanh sẽ tự khắc an bài”.
Xem thêm:
Tham khảo các bài viết về Nghị Luận Văn Học tại: https://thichvanhoc.com.vn/ky-thi-thptqg/nlvh/
Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học
Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Về Người Tử Tế
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế (9 Mẫu) - Văn 12
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Sự Tử Tế
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về ý Nghĩa Của Những Việc Tử Tế Trong Cuộc ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Người Tử Tế - Đọc Tài Liệu
-
TOP 30 Bài Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế (2022)
-
Nghị Luận Về Sự Tử Tế ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
-
3 Bài Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Sự Tử Tế Hay Nhất - Thủ Thuật
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Sự Tử Tế | Văn Mẫu 11
-
Nghị Luận Về Việc Tử Tế: Dàn ý & Văn Mẫu Chọn Lọc Hay Nhất
-
Dàn ý Nghị Luận Xã Hội Về Người Tử Tế - Ta
-
Viết đoạn Văn Nghị Luận Về Những Việc Tử Tế | Văn Mẫu 11 - Học Tốt
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Sự Tử Tế - .vn
-
Nghị Luận Nêu Suy Nghĩ Về Sự Tử Tế - Hay Nhất
-
Đoạn Văn 200 Chữ Suy Nghĩ Về ý Nghĩa Của Những Việc Tử Tế