Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Hiện Tượng Gian Lận Trong Thi Cử

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cửDàn ý + 18 bài văn mẫu nghị luận về hiện tượng gian lận trong thi cửBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi THPT Quốc gia sắp tới nhé. Mời các bạn cùng tham khảo và tải về tại đây.

Bài nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử mẫu 2
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử
    • 1. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 1
    • 2. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 2
    • 3. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 3
    • 4. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 4
    • 5. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 5
    • 6. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 6
    • 7. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 7
    • 8. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 8
    • 9. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 9
    • 10. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 10
    • 11. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 11
    • 12. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 12
    • 13. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 13
    • 14. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 14
    • 15. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 15
    • 16. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 16
    • 17. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 17
    • 18. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 18

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiện tượng gian lận trong thi cử: là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.

Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…

c. Hậu quả

Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

Nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số không đánh giá được đúng năng lực của học sinh.

d. Giải pháp khắc phục

Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử.

Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích.

Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh.

2. Thân bài

a. Hiện trạng

Trong những kì thi, những giờ kiểm tra xảy ra rất nhiều trường hợp các em học sinh giấu tài liệu mang vào phòng thi để chép bài.

Học sinh lén lút bàn luận, trao đổi bài khi giám thị không để ý.

Nghiêm trọng hơn có những trường hợp học sinh mang thiết bị công nghệ cao như điện thoại, tai nghe không dây,… để tra cứu đáp án.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: các em học sinh lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích.

Khách quan: đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình tạo áp lực về thành tích,…

c. Hậu quả

Tạo thói quen xấu, đức tính xấu cho các em, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em.

Các em không nắm vững kiến thức bài học.

d. Giải pháp khắc phục

Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử.

Gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích.

Nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: hiện tượng gian lận trong thi cử, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 1

Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy cho con người nhiều điều hay lẽ phải. Tuy nhiên, hiện nay trong trường học có nhiều hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của các em học sinh, trong đó phải kể đến chính là hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là những hành vi vi phạm quy chế của các bạn học sinh trong các kì thi, làm những việc bị cấm như: mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, trao đổi bài,… Đây là những hành động tiêu cực mà chúng ta cần phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là ý thức chủ quan các em học sinh, nhiều bạn còn lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi mà các thầy cô giao dài và khó, gia đình tạo áp lực về thành tích học tập khiến các em tìm mọi cách để đạt được điểm cao để mọi người hài lòng. Việc gian lận thi cử tưởng nhỏ nhưng thực ra nó có tác động và hệ quả vô cùng to lớn đối với các em học sinh. Đầu tiên, nó tạo cho các bạn thói quen xấu, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để được điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của các em. Cũng từ hiện tượng này mà nhiều thành tích ảo cũng từ đó mà hình thành, điểm số đã không còn đánh giá được đúng năng lực của học sinh. Muốn môi trường học đường tốt hơn, các em học sinh có điều kiện phát triển hơn thì trước hết bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Chúng ta hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, đẩy ra những tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để sau này trở thành một công dân tốt, cống hiến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 2

Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến hiện tượng gian lận trong thi cử của học sinh hiện nay.

Một hiện trạng dễ dàng nhận thấy là trong những kì thi, những giờ kiểm tra xảy ra rất nhiều trường hợp các em học sinh giấu tài liệu mang vào phòng thi để chép bài bị giáo viên, giám thị bắt được và nhắc nhở. Bên cạnh đó là việc các bạn học sinh lén lút bàn luận, trao đổi bài trong giờ học, giờ thi khi giám thị không để ý. Nghiêm trọng hơn nữa là có những trường hợp học sinh mang thiết bị công nghệ cao như điện thoại, tai nghe không dây,… để tra cứu đáp án.

Nguyên nhân của hiện tượng gian lận trong thi cử này không thể không nhắc đến đầu tiên là do ý thức chủ quan của chính các bạn học sinh: vì lười học, không có ý thức học tập nhưng vẫn muốn được điểm cao hoặc bị bệnh thành tích mà đâm ra quay cóp, gian lận trong thi cử. Tuy nhiên, không thể không nhắc đến nguyên nhân khách quan là do thầy cô ra đề thi khó và dài, bao quát hết mọi chương trình học và mở rộng, nâng cao ra khỏi chương trình. Một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là việc nhà trường, thầy cô tạo áp lực cho các bạn học sinh về thành tích.

Hậu quả của việc gian lận trong thi cử để lại cho các bạn học sinh là vô cùng to lớn, trước hết, nó tạo ra thói quen xấu, đức tính xấu cho các bạn, làm ảnh hưởng đến quá trình làm người. Bên cạnh đó là việc các bạn học sinh không nắm vững kiến thức bài học mà chỉ chăm chăm vào việc mang “phao” vào trong phòng thi.

Để khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử, trước hết, bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần dạy dỗ con em mình đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lí, phổ biến nội quy thi cử và xử lí nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe.

Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi hiện tượng gian lận trong thi cử, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đức tính trung thực cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.

3. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 3

Hiện tượng gian lận trong thi cử luôn là vấn đề gây bức xúc trong ngành giáo dục ở mọi thời đại. Gian lận trong thi cử là cách gọi chung cho những hành vi tiêu cực như sử dụng tài liệu, quay cóp,… để hoàn thành bài thi một cách không chính đáng. Đó đều là những hành vi vi phạm quy chế thi nghiêm trọng được đề ra bởi Bộ Giáo dục nói chung và các trường học nói riêng. Thực trạng của hiện tượng gian lận trong thi cử ngày nay diễn ra vô cùng phức tạp khi cách thức gian lận ngày càng tinh vi. Nếu như ngày xưa, gian lận chỉ được thực hiện bằng việc quay cóp tài liệu giấy, thì hiện nay thậm chí có cả những thiết bị điện tử ra đời để dành riêng cho việc gian lận như tai nghe mini, máy tính thông minh, mini có khả năng chứa được lượng lớn kiến thức,... Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng khảo thí và nhận thức của học sinh. Năm qua, mạng xã hội đã nổi lên một cơn sốt về hiện tượng gian lận trong thi cử khi một cô bé học sinh có nickname là Linh Ka đã mạnh dạn khẳng định rằng điểm thi cấp 3 và đại học có thể mua được mà không cần học. Qua đó, chúng ta không chỉ thấy được hiện trạng gian lận trong thi cử mà còn thấy được hậu quả của hiện tượng này đối với nhận thức của học sinh. Các em trở nên chủ quan, không thèm học tập bởi cha mẹ đã “lót sẵn đường cho đi” rồi. Vì vậy, có thể nói, nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ đến ở phía ý thức của học sinh, mà còn xuất phát từ chính cách giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Trong xã hội chạy theo đồng tiền như hiện nay, để ngăn chặn được hiện tượng gian lận trong thi cử thì phải cần sự tự ý thức của cả cộng đồng, nêu cao đức tính trung thực và tôn trọng nguyên tắc “học thật, thi thật”, có như vậy mới đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho các kì thi.

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử

4. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 4

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là GIAN LẬN TRONG THI CỬ. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Gian lận trong thi cử là hành vi của thí sinh quay cóp tài liệu, trao đổi bài trong phòng thi. Có đôi khi việc gian lận đó là do giáo viên tạo điều kiện để gian lận. Tiêu biểu có thể nhắc đến việc học sinh Đồi Ngô (Bắc Giang) trong kỳ thi Tốt nghiệp 2012 gian lận trong thi cử gây xôn xao dư luận.

Nguyên nhân dẫn đến nạn gian lận trong thi cử có thể kể đến là: do sự lười biếng của học sinh; do mất kiến thức cơ bản; do học tập trong ngôi trường thiếu tính kỷ luật. Nữa là do thi cử không nghiêm túc, giám thị coi thi thiếu tính nghiêm minh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh quay cóp.

Từ cách giải thích ở trên ta thấy "Gian lận trong thi cử" là hiện tượng xấu có nhiều tác hại. Thứ nhất, tạo ra kết quả ảo, thành tích ảo, chất lượng giáo dục đi xuống. Người học không có kiến thức cho nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Từ đó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Thứ hai, gian lận trong thi cử sẽ làm cho học sinh lười biếng, ỷ lại. Chắc chắn họ sẽ đánh mất đi tương lai của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Thứ ba, gian lận trong thi cử tạo nên thói quen dựa dẫm, là biểu hiện của những con người thiếu lòng tự trọng, thiếu tự tin, đánh mất đi nhân cách phẩm giá của mình.

Vậy nên chúng ta cần cần chấn chỉnh lại các kì thi. Kỉ luật những giám thi coi thi không nghiêm túc và hủy kết quả bài thi nếu học sinh gian lận trong thi cử. Sự nghiêm minh này là để răn đe một cách có hiệu quả vấn nạn này. Nữa là về phía người học sinh, cần học tập nghiêm túc để khắc phục bệnh lười biếng và gian lận thi cử.

Qua đó ta thấy rằng gian lận trong thi cử là một thói xấu cần lên án vì nó ảnh hưởng tới cả một thế hệ tương lai đất nước. Đồng thời chúng ta cần lên án, tố cáo những hành vi gian lận trong thi cử. Rèn luyện đức tính siêng năng cần cù, ý chí nghị lực sống để học tập nghiêm túc, có kiến thức phục vụ xã hội.

Tóm lại, gian lận trong thi cử là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường giáo dục. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường học đường. Vì một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất cả hãy nói KHÔNG với gian lận trong thi cử.

5. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 5

Hiện nay tại các trường học vẫn còn rất nhiều những hiện tượng xấu: đánh nhau, chửi nhau,… nhưng hiện tượng phổ biến nhất ở học sinh hiện nay là gian lận trong thi cử. Vậy chúng ta hiểu "gian lận" là gì? Gian lận là thiếu trung thực, gian lận khi học sinh làm bài thi chính là biểu tượng quay cóp với rất nhiều hình thức: chép bài của bạn, mở tài liệu, sử dụng những phương tiện thu, phát truyền tin. Thực trạng này vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi đặc biệt là trong nhà trường. Thiếu trung thực khi thi và làm bài kiểm tra sẽ dấn đến thói quen ỷ lại, lười biếng, sẽ trống hụt kiến thức, sẽ ngộ nhận về bản thân, sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của thầy cô và bạn bè dành cho mình, sẽ không bao giờ tìm thấy niềm vui trong sáng tạo, học tập. Từ đó khiến đạo đức của cá nhân và xã hội xuống cấp nghiêm trọng. Do ý thức cá nhân - cá nhân học sinh chưa tìm thấy niềm vui học tập, chưa có những mục tiêu phấn đấu, chưa nhận thức được hành động thiếu trung thực khi làm bài thi có mối quan hệ với đạo đức, tính cách và cả số phận của chính mình. Do gia đình chưa thực sự quan âm giáo dục tư tưởng. Cần giáo dục ý thức cá nhân, cùng có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và cả hội và xã hội. Dù vẫn còn hiện tượng này trong các kì thi và kiểm tra của học sinh rong nhà trường phổ thông, nhưng đã có nhiều nhà trường tích cực thực hiện nói không với gian lận trong thi cử, nhiều học sinh luôn có ý thức phấn đấu vươn lên bằng chính sức mình. Cần hiểu dược tác hại vô cùng lớn của hành vi gian lận khi thu cử để phê phán những hiện tượng vi phạm, và để bản thân có ý thức nỗ lực phấn đấu và học hỏi.

6. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 6

Hành động quay cóp, gian lận trong thi cử thể đem lại cho học sinh những cái "lợi" nhất định, giúp ta làm tốt và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, thi cử. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ thì cái “lợi” trước mắt sẽ là cái hại lâu dài cho bản thân chúng ta. Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Khi quay cóp chúng ta cảm thấy sung sướng vì đã làm được bài tập, nhưng bù lại chúng ta sẽ bị day dứt hằng đêm vì việc làm của mình. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao? Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân? Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp! Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.

7. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 7

Vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục. Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn. Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Người ta bảo ngựa quen đường cũ, việc gian lận cũng vậy, nếu như các em có lần một thì chắc chắn sẽ có lần hai. Và vai trò của nhà trường trong việc đối phó với nạn gian lận thi cử này cũng hết sức quan trọng. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo. Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu. Tình trạng gian lận ở ngành giáo dục nước ta đang còn nhiều, không chỉ kiểm tra ở trường mà còn tại các kỳ thi tốt nghiệp, thi đại học cũng không hiếm. Các em đã không thể tự khẳng định được năng lực học của mình mà chỉ lo chạy theo cái danh vọng hão huyền, không thực tế. Gian lận thi cử sẽ tạo nên bệnh thành tích cần phải bài trừ. Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!

8. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 8

Tiêu cực trong thi cử là những hành vi gian lận, không trung thực, không có tính công bằng trong thi cử. Thí sinh mang những tài liệu không được cho phép vào phòng thi sau đó vứt tài liệu quay cóp, những chiếc "phao" đầy thùng rác, tràn lan trên sân trường. Thậm chí có học sinh sử dụng những thiết bị điện tử để thực hiện hành vi gian lận: điện thoại, tai nghe không dây... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nguyên nhân chủ quan là do ý thức học kém, lười học ở một số bộ phận học sinh vẫn muốn được điểm cao mà không muốn học, còn nguyên nhân khách quan là do đề thi dài và khó, áp lực thành tích từ thầy cô, cha mẹ... Điều này đã để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến tận tương lai sau này của các học sinh. Tiêu cực trong thi cử sẽ tạo thói quen xấu, học sinh không có kiến thức, ảo tưởng về học lực và thành tích của chính mình. Để khắc phục tình trạng này, bản thân mỗi học sinh cần ý thức học tập chăm chỉ hơn, trung thực, nghiêm túc tuân thủ nội quy thi cử. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm, không tạo áp lực học hành, thầy cô và nhà trường động viên, không áp lực thành tích và có biện pháp xử lý nghiêm khắc các trường hợp gian lận thi cử. Như vậy, tiêu cực trong thi cử là một hành vi xấu cần đẩy lùi để nâng cao chất lượng đào tạo, học tập của học sinh.

9. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 9

Vấn đề gian lận trong thi cử được coi là đáng báo động đối với ngành giáo dục. Gian lận thi cử là gì? Gian lận trong kỳ thi là bất kỳ hành vi nào đi ngược lại nội quy của học sinh, chẳng hạn như lấy trộm bài, mang bài vào phòng thi hoặc chạy theo tiền để đạt điểm cao. Gian lận không chỉ xảy ra với học sinh mà còn với giáo viên và phụ huynh. Chính cha mẹ, thầy cô là những người “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay cho các em gian lận. Nó thật sự rất buồn. Biểu hiện gian lận trong thi cử hiện nay không giấu giếm mà rất lộ liễu, quan trọng nhất là nhiều người biết nhưng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây nhiều tác hại cho học sinh, làm hư các em, luôn khiến các em ỷ lại, ỷ lại, không có ý chí phấn đấu vươn lên. Biết bao thế hệ học sinh đã qua, thế hệ nào còn thói xấu gian lận đáng bị loại bỏ. Người ta nói ngựa quen đường cũ, gian dối cũng vậy, có lần đầu nhất định sẽ có lần thứ hai. Và vai trò của các trường trong việc chống gian lận trong thi cử cũng rất quan trọng. Nếu thầy cô nương tay, không xử lý nghiêm những hành động vi phạm quy định này, chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái phạm trong những lần sau. Hậu quả của việc gian lận trong thi cử là rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai lâu dài của các em. Chỉ vì quen ăn gian, quen được nâng đỡ cũng khiến họ lười suy nghĩ, lười rèn luyện để đạt kết quả tốt. Để có thể hạn chế hiện tượng này, giáo viên phải nghiêm khắc, xử lý mạnh tay hơn với những em dám vi phạm. Có như vậy học sinh mới làm bài nghiêm túc, không ỷ lại. Sự chủ động này sẽ làm cho các em có thể nắm vững kiến ​​thức một cách chắc chắn và sâu sắc. Tình trạng gian lận trong ngành giáo dục nước ta vẫn diễn ra phổ biến, không chỉ trong trường học mà ngay cả trong các kỳ thi bỏ học, thi đại học cũng không hiếm. Họ không tự khẳng định được năng lực học tập của mình mà chỉ mải mê chạy theo danh lợi hão huyền. Gian lận trong thi cử sẽ tạo nên căn bệnh thành tích cần phải loại bỏ. Học không phải vì điểm số mà vì tương lai của bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại cuộc sống tương lai của bạn. Sự trung thực và cởi mở lúc này sẽ làm cho cuộc sống tương lai của bạn tươi đẹp và trường tồn mãi mãi!

10. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 10

Những đêm thức khuya để học bài là hình ảnh quen thuộc của mỗi học sinh khi kì thi đến. Với số lượng đề cương và bài tập của nhiều môn khiến chúng ta vô cùng căng thẳng và mệt mỏi ôn thi. Thế nhưng nhiều bạn lại chọn cho mình cách học “nhàn” hơn là chuẩn bị tài liệu để có thể quay cóp trong giờ kiểm tra. Nhiều bạn còn tỏ ra tự hào với cách đối phó kì thi này bởi không cần phải vất vả học hành mà vẫn đạt điểm cao. Tuy nhiên, khi bị thầy cô phát hiện, bạn sẽ bị nhận các hình thức kỉ luật. Không những vậy, việc quay cóp sẽ khiến bạn không nắm được bản chất kiến thức, bị phụ thuộc vào tài liệu. Hậu quả lớn hơn là bạn sẽ bị hổng kiến thức, gây khó khăn trong quá trình học tập. Tóm lại, quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra, thi cử có rất nhiều tác hại.

11. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 11

Hiện tượng gian lận thi cử luôn là vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục ở mọi thời đại. Gian lận trong thi cử là thuật ngữ chung chỉ những hành vi tiêu cực như sử dụng tài liệu, ăn cắp, v.v. để vượt qua bài kiểm tra không chính xác. Đây đều là những hành vi vi phạm nghiêm trọng quy chế thi do Bộ Giáo dục nói chung và các trường nói riêng đề ra. Thực trạng hiện tượng gian lận trong thi cử hiện nay vô cùng phức tạp, thủ đoạn gian lận ngày càng tinh vi. Nếu như trước đây, việc gian lận chỉ được thực hiện bằng cách sao chép tài liệu giấy thì nay có cả những thiết bị điện tử ra đời dành riêng cho việc gian lận như tai nghe mini, máy tính thông minh… mini có khả năng chứa đựng một lượng lớn kiến ​​thức,... Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài thi và cảm thụ của học sinh. Năm ngoái, mạng xã hội từng gây sốt về hiện tượng gian lận trong thi cử khi một học sinh có nickname Linh Ka mạnh dạn khẳng định kết quả thi cấp 3, đại học có thể mua được mà không cần học. Như vậy, không chỉ nhìn nhận thực trạng gian lận thi cử hiện nay mà chúng ta còn nhìn thấy hệ quả của hiện tượng này đối với nhận thức của học sinh. Trẻ trở nên chủ quan, không muốn học vì bố mẹ đã “dọn đường” cho. Vì vậy, có thể nói nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ do lương tâm của học sinh, mà còn do sự giáo dục của cha mẹ, thầy cô. Trong xã hội chạy theo đồng tiền hiện nay, để tránh gian lận trong thi cử, cần có ý thức tự giác của cả cộng đồng, nêu cao đức tính trung thực, tuân thủ nguyên tắc “học thật, thi thật”. thì mới đảm bảo được tính công bằng, minh bạch của các kỳ thi.

12. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 12

Trường học là ngôi nhà thứ hai dạy bao điều tốt đẹp cho con người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều tiêu cực trong nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của học sinh, trong đó phải kể đến hiện tượng gian lận trong thi cử. Gian lận trong thi cử là việc học sinh vi phạm quy chế thi cử, làm những việc bị cấm như: mang bài vào phòng thi, sao chép, trao đổi bài, v.v. những tiêu cực mà chúng ta phải tẩy chay, phê phán. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của học sinh, nhiều em còn lười học, chưa có ý thức học tập nhưng vẫn muốn đạt điểm cao, mắc bệnh thành tích. Tuy nhiên, một phần khác là do đề thi dài, khó do giáo viên và gia đình tạo áp lực về học lực nên các em phải tìm mọi cách đạt điểm cao để làm hài lòng mọi người. Gian lận trong thi cử tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng thực tế lại có tác động và hậu quả vô cùng to lớn đối với học sinh. Thứ nhất, nó tạo cho bạn những thói hư, đức tính xấu, sẵn sàng gian lận để đạt điểm cao, ảnh hưởng đến quá trình làm người của bạn. Cũng chính từ hiện tượng này mà hình thành nhiều thành tích ảo, điểm số không còn đánh giá đúng năng lực của học sinh. Để môi trường học đường tốt hơn, học sinh có điều kiện phát triển hơn, trước hết bản thân mỗi học sinh cần có ý thức tự giác học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Ngoài ra, gia đình nên dạy trẻ đức tính trung thực, không tạo áp lực cho trẻ và không quá coi trọng thành tích. Bên cạnh đó, các trường ra đề thi hợp lý, phổ biến quy chế thi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe. Hãy chung tay xây dựng một môi trường học đường tích cực, tốt đẹp, loại bỏ những mặt tiêu cực và hiện tượng gian lận trong thi cử để trở thành một công dân tốt trong tương lai, mang lại những điều tốt đẹp hơn cho xã hội.

13. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 13

Hiện nay trong các trường học vẫn còn nhiều hiện tượng xấu: đánh nhau, chửi thề,… mà hiện tượng phổ biến nhất ở học sinh hiện nay là gian lận trong thi cử. Vì vậy, những gì chúng ta có nghĩa là bằng cách "gian lận"? Gian lận là không trung thực, gian lận khi học sinh làm bài kiểm tra là biểu hiện của đạo văn dưới nhiều hình thức: sao chép bài làm của người khác, mở tài liệu, sử dụng phương tiện ghi âm và truyền tải. Tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi, nhất là trong trường học. Không trung thực trong làm bài và làm bài kiểm tra sẽ dẫn đến thói quen nghiện ngập, lười biếng, thiếu kiến ​​thức, hoang mang về bản thân, mất lòng tin và sự kính trọng của người khác, của thầy cô và bạn bè. bản thân, sẽ không bao giờ tìm thấy niềm vui trong việc sáng tạo và học hỏi. Hệ quả là đạo đức của cá nhân và xã hội xuống cấp trầm trọng. Do ý thức cá nhân - học sinh cá biệt không tìm thấy niềm vui trong học tập, không có mục tiêu phấn đấu, không ý thức được những hành động thiếu trung thực khi thi cử, liên quan đến đạo đức, tư cách, nhân cách và số phận của bản thân. Bởi vì gia đình đã không thực sự quan tâm đến giáo dục tư tưởng. Cần giáo dục ý thức cá nhân, có sự chung tay của cả gia đình, nhà trường, tập thể và xã hội. Mặc dù hiện tượng này vẫn tồn tại trong các kỳ thi, bài kiểm tra của học sinh THPT nhưng nhiều trường đã tích cực triển khai việc phản bác gian lận trong thi cử, nhiều học sinh vẫn có cảm giác tự đề cao mình. Cần hiểu rõ tội ác lớn của gian lận bầu cử để phê phán những sai phạm và có ý thức đấu tranh, học hỏi.

14. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 14

Tiêu cực trong kỳ thi cử, một dạng hành vi bất trung thực và thiếu công bằng trong quá trình thi, vẫn luôn là một vấn đề nghiêm trọng mà hệ thống giáo dục cần phải đối mặt. Điều này không chỉ đơn giản là việc thi sinh vi phạm các quy định thi cử, mà còn thể hiện sự mất đạo đức và tôn trọng trong quá trình xây dựng những thế hệ trí thức tương lai. Thực trạng tiêu cực trong kỳ thi cử có thể biểu hiện qua việc thi sinh mang theo các tài liệu cấm vào phòng thi, sau đó tùy tiện vứt bỏ chúng để tránh việc bị phát hiện. Những “phao” thông tin, những chiếc điện thoại thông minh kỳ quặc, thậm chí là tai nghe không dây được sử dụng để gian lận trong kỳ thi, gây ra một bức tranh đáng báo động về sự không trung thực và tinh thần thi đua không lành mạnh trong môi trường thi cử. Nhiều yếu tố dẫn đến hiện tượng này. Một số học sinh có thái độ học hành thiếu kỷ luật, không muốn tận dụng thời gian để học tập mà tìm cách gian lận để đạt được điểm số cao. Nguyên nhân khách quan cũng góp phần tạo ra tình hình này, ví dụ như tính khó của đề thi, áp lực từ phía thầy cô giáo và gia đình, tạo ra một không gian không thoải mái cho sự phát triển tự nhiên của học sinh. Tác động của việc tiêu cực trong kỳ thi cử là không thể xem nhẹ. Nó có thể làm hỏng môi trường học tập, tạo ra một tác động tiêu cực về mặt tinh thần và tâm hồn. Hậu quả lớn nhất có lẽ là việc tạo ra những thói quen xấu trong tư duy và hành vi học tập của học sinh. Họ không chỉ mất đi kiến thức thực sự mà còn mất đi niềm tin vào khả năng học tập của chính mình. Để khắc phục tình trạng này, cần có sự kết hợp của nhiều nhân tố. Trước hết, học sinh cần phải tự thức thấy trách nhiệm với hành vi học tập của mình. Họ cần học tập chăm chỉ, trung thực và tuân theo nội quy thi cử. Gia đình cần phải tạo ra môi trường thúc đẩy học tập, tạo niềm tin cho học sinh thay vì gây áp lực không cần thiết. Thầy cô giáo và nhà trường cần phải đứng ra động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập, đồng thời áp dụng biện pháp nghiêm khắc để xử lý các trường hợp vi phạm. Tóm lại, tiêu cực trong kỳ thi cử là một vấn đề đáng lo ngại, có tiềm tàng tác động xấu lên chất lượng giáo dục và tương lai của học sinh. Để vượt qua tình trạng này, cần có sự tham gia chủ động từ phía học sinh, gia đình và hệ thống giáo dục để xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, trung thực và tôn trọng.

15. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 15

Thiếu trung thực trong thi cử là vấn đề phức tạp có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan bao gồm áp lực từ phía cha mẹ, thầy cô và xu hướng xấu trong cộng đồng học sinh. Tuy nhiên, thái độ thiếu trung thực trong thi cử chủ yếu bắt nguồn từ ý thức của người học sinh. Nhiều học sinh do lười học hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ kiến thức thường sử dụng các hành vi không trung thực như quay cóp, sử dụng tài liệu, chép bài để đạt điểm cao. Tuy nhiên, những hành vi này có tác hại rất lớn, gây ảnh hưởng đến tâm lý và phá hủy tính đạo đức của người học sinh. Nếu bạn quay cóp, bạn sẽ trở thành một tù nhân bị lệ thuộc vào kiến thức ảo, dẫn đến tâm lý bị động và khó khăn để thoát ra. Kết quả thi cử cũng sẽ không thật và không tốt vì bạn phụ thuộc vào sách vở và kiến thức của người khác. Hơn nữa, việc gian lận sẽ dẫn đến những thói quen xấu khác như lười biếng, ỷ lại và lừa dối. Một khi bạn đã gian lận một lần, khả năng bạn sẽ lại tái phạm lần sau sẽ càng cao. Do đó, cần lên án và phê bình một cách nghiêm khắc các hành vi không trung thực trong thi cử để ngăn chặn những tác hại khó lường của chúng. Bạn nên hiểu rằng việc học không phải là sự mệt nhọc và tốn công sức như bạn nghĩ. Nếu bạn chỉ "khéo léo" một chút thôi, đánh lừa giáo viên và bạn bè, thì có thể nhận được điểm số cao và lời khen. Tuy nhiên, hành động này sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, khiến bạn rơi vào bùn đen tội lỗi và đánh mất đức tính cao quý của cha ông và dân tộc Việt Nam. Bạn cần suy nghĩ đến hậu quả của hành động không trung thực này, bao gồm việc mất lòng tin của mọi người, bị xem xét và đánh giá theo một cách khác, và bị trừng phạt bởi hội đồng kỉ luật hoặc trường học. Bạn có thực sự muốn chấp nhận những hậu quả đó không? Hãy suy nghĩ kỹ trước khi hành động để tránh mất đi lòng tin và sự tôn trọng của mọi người.  Thiếu trung thực trong thi cử không chỉ ảnh hưởng đến đạt được kết quả thật, mà còn để lại tác hại lớn nhất đó là thiếu kiến thức. Khi gian lận, bạn đang đào sâu thêm một lỗ hổng trong kho tri thức của mình. Và càng gian lận nhiều, kho tri thức của bạn càng trở nên trống rỗng. Nếu bạn làm bài sai hoặc không làm được bài, thầy cô sẽ chỉ bảo bạn để bạn có thể học thêm kiến thức cho mình. Nhưng nếu bạn gian lận, tất cả chỉ là tạm thời và không đóng góp được bất kỳ kiến thức nào. Điều đó đáng lo ngại hơn nếu những kiến thức ảo đó tiếp tục tồn tại và kết hợp với những tấm bằng giả, trở thành một thực tế phổ biến trong cuộc sống. Bằng giả, bằng thật, không ai có thể phân biệt được. Nhưng tấm bằng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm kiếm công việc, vì vậy nhiều người sử dụng cách gian lận để tiếp tục giữ vững vị trí của họ. Hậu quả của việc này là giảm năng suất, hiệu quả công việc và suy thoái kinh tế. Nếu không có kiến thức, làm sao có thể làm được việc? Vì vậy, hãy trung thực trong thi cử để sở hữu kiến thức thực sự và đạt được thành công trong cuộc sống. Có nhiều biện pháp được đưa ra trong trường học và từng lớp học để ngăn chặn gian lận trong thi cử. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của từng cá nhân. Trung thực trong kỳ thi không chỉ giúp ta học tập hiệu quả hơn, khẳng định tính cách trong sáng của bản thân mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với chính mình và mọi người xung quanh. Chúng ta, là chủ nhân tương lai của đất nước, cần sống trung thực, lành mạnh và đóng góp vào việc xây dựng một môi trường học tập trong sạch và tự hào. Hãy chăm chỉ học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ để tự tin khi đối mặt với các kỳ thi, và đặc biệt là rèn luyện đạo đức để tránh rơi vào những cạm bẫy của việc gian lận trong thi cử. Ngoài ra, chúng ta cần tuyên truyền và học tập từ các tấm gương sáng, chia sẻ tinh thần vận động "Hai không", và kiên quyết chống lại hiện tượng gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Sự phối hợp giữa các cơ quan đầu ngành giáo dục, phụ huynh học sinh và nội quy kỉ luật của trường sẽ góp phần quan trọng để ngăn chặn tình trạng này. Để ngăn chặn tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội hiện nay, chúng ta cần xây dựng ý thức trung thực trong mọi hành động của mình, từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày cho đến những việc lớn lao trong tương lai. Ngoài việc tự hoàn thiện bản thân, chúng ta cần lên án các hành vi thiếu trung thực và đẩy lùi các tiêu cực do nạn thiếu trung thực, để tôn vinh các tấm gương về đạo đức cao cả. Để thực hiện điều này, xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục, cần đưa ra các biện pháp nghiêm túc hơn trong quá trình học tập và thi cử của học sinh. Đánh giá năng lực của từng học sinh cần chính xác và công bằng, và luôn phải đề cao tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh trở thành những người trung thực và đạo đức. Một câu nói đáng nhớ là "Bác sĩ chữa sai thì chết một người, nhưng thầy cô giáo chữa sai thì chết một thế hệ".

16. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 16

"Điểm cấp ba và điểm đại học có thể mua được mà", câu nói từng gây phẫn nộ cộng đồng mạng vì sự ngạo mạn được cho là bịa đặt của một hotgirl trẻ tuổi hiện nay đã không hoàn toàn chỉ là một câu nói xốc nổi. Trên thực tế cho thấy, tình trạng gian lận trong thi cử đang xuất hiện ngày một nhiều và diễn biến công khai, rầm rộ. Gian lận trong thi cử là hành vi sử dụng tài liệu giấy, "phao" hay các thiết bị điện tử tinh vi như tai nghe, máy tính bỏ túi,... để quay cóp bài trong quá trình thi. Hành động vi phạm quy chế thi này xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là những bài thi học thuộc hoặc những kì thi quan trọng như thi cuối kì, thi Đại học,... Việc gian lận trong thi cử có quy mô rải rác từ nhỏ đến lớn. Học sinh đi học ít nhất cũng có một lần không thuộc bài, đến gì kiểm tra thì tìm cách mở sách vở, lên mạng tra bài nhắm chép lại vào bài thi của mình, tránh bị điểm kém. Tại trường học, sự gian lận có thể bắt gặp từ những mảnh phao ruột mèo chữ nhỏ li ti vứt trong thùng rác, trong ngăn bàn mỗi lần thi học kì xong, xuất hiện nhiều sau những môn thi đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn như Văn, Lịch Sử, Địa lý,... Các bạn học sinh không ngại ngần kết hợp với nhau để được cùng mở sách, cùng dùng tài liệu, trao đổi bài cho nhau, nhắc bài, thậm chí lợi dụng sơ hở của giáo viên để đổi đề làm bài hộ nhau. Sự "thông minh" và lanh lợi này của học trò dường như đã trở thành thói quen, một phòng thi vài chục thí sinh, giáo viên coi thi cũng khó có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình để đưa ra hình thức xử phạt hợp lý. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh. Đối với học sinh, xét cho cùng việc gian lận cũng chỉ để có điểm cao, không bị cha mẹ quở mắng. Như vậy, phụ huynh vô hình dung đặt lên vai con cái gánh nặng điểm số, điểm kém đồng nghĩa với việc ngu dốt, lười biếng mà không xét theo cả một quá trình cố gắng rèn luyện. Chính từ đó, các bậc phụ huynh có xu hướng mua điểm cho con để con được vào trường chuyên lớp chọn, làm rạng danh gia đình. Giáo viên vì áp lực dạy, nhà trường vì áp lực đầu vào,... tạo nên một hệ thống gian lận nhằm đảm bảo cho cái danh, cái vỏ ngoài lộng lẫy với những điểm giả cao chót vót. Có ý kiến cho rằng, sự gian lận là do chính bản thân học sinh, vì lười biếng, ham chơi, dành thời gian học để chơi điện tử, trò chuyện với bạn bè, nước đến chân mới nhảy, không có ý chí vươn lên trong học tập mà chỉ muốn có điểm số để duy trì. Ý kiến này đúng nhưng dường như chưa đủ, vì một đứa trẻ sẽ không thể tự sinh ra những tính xấu, tìm cách lách luật nếu sống trong môi trường trong sạch, không bị đe dọa bởi đòn roi khi bị điểm kém mà thay vào đó là những lời động viên, giúp đỡ để cải thiện điểm số. Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch. Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào tạo những cử nhân Đại học tương lai. Gian lận là một hành vi xấu, gian lận trong thi cử là hành vi thể hiện sự mục ruỗng và thiếu vững chắc trong nền tảng giáo dục. Để có được một thế hệ có thể tự lực gồng gánh vận mệnh quốc gia, bản thân mỗi học sinh thay đổi thôi chưa đủ, cần có sự tác động từ cả gia đình trong việc quán xuyến, hình thành tính cách thật thà, trong sạch cho trẻ và nhà trường trong việc khuyến khích các em không đặt nặng điểm số mà hãy chú tâm vào chất lượng kiến thức. Học sinh cần hiểu rằng, điểm số không quan trọng, quan trọng là các em có gì trong tay để ra đời, có thể vận dụng những kiến thức bổ ích ấy vào xã hội. Thế kỉ của hội nhập và phát triển sẽ không dung túng cho những trường hợp gian lận để đạt lấy thành công. Nếu chế tài xử phạt không quản lý được, ắt hẳn cuộc sống sẽ tự cô lập và đào thải các cá nhân, tổ chức có hành vi dối trá trong học tập và làm việc. Là mầm non tương lai của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi đạo đức và nói không với gian lận thi cử, chung tay xây dựng và kiến thiết môi trường học đường sạch sẽ, văn minh.

17. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 17

Ngành giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có những thành tích đáng khâm phục. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều thách thức chưa thể giải quyết triệt để như bạo lực học đường, gian lận thi cử, vô lễ với giáo viên…Trong đó vấn nạn gian lận trong thi cử được xem là đáng báo động đối với giáo dục.Gian lận trong thi cử là gì? Gian lận trong thi cử là hành vi làm trái so với quy định của học sinh như quay cóp bài, mang tài liệu vào phòng thi, chạy tiền của để đạt được điểm cao. Gian lận không chỉ diễn ra ở học sinh mà còn diễn ra ở giáo viên và phụ huynh. Chính phụ huynh, giáo viên đang “dọn đường” cho học sinh, tiếp tay để học sinh gian lận. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.Biểu hiện của gian lận trong thi cử hiện nay không phải giấu kín mà nó hiển hiện ra rất lộ liễu, hơn hết có nhiều người biết nhưng mà cũng không lên tiếng. Gian lận trong thi cử sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho học sinh, làm hư học sinh, khiến các em luôn ở trong tâm thế sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí vươn lên phấn đấu giành thành tích. Bao thế hệ học sinh đi qua là bất nhiêu thế hệ còn tồn tại thói xấu gian lận đáng phải bài trừ này. Nếu thầy cô dễ dãi, không siết chặt xử lý nghiêm những hành động làm trái quy định này thì chắc chắn học sinh sẽ tiếp tục tái diễn ở những lần tiếp theo .Hậu quả mà việc gian lận trong thi cử gây ra rất lớn, hiện tượng này có thể phá hủy tương lai còn dài của các em. Chỉ vì các em đã quen với việc gian lận, quen với việc được nâng đỡ cũng đã khiến cho các em lười tư duy, vận động để đạt kết quả tốt.Để có thể hạn chế được hiện tượng này thì thầy cô giáo cần phải nghiêm khắc và xử lý mạnh tay hơn nữa những thành phần dám vi phạm. Có như thế thì học sinh mới có thể nghiêm túc làm bài, không dựa dẫm. Thế chủ động đó sẽ khiến cho các em có thể nắm vững được kiến thức thật chắc và thật sâu.

18. Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử - Bài làm 18

Hiện tượng tiêu cực trong thi cử luôn là vấn đề đáng quan ngại của xã hội trong mọi thời đại. Tiêu cực trong thi cử là cách gọi chung cho những hành động gian lận, bao che, gian dối trong thi cử. Biểu hiện của hiện tượng tiêu cực trong thi cử vô cùng đa dạng và phức tạp, không chỉ có ở học sinh mà còn xuất hiện ở thầy cô, nhà trường, thậm chí là cán bộ của các phòng, sở giáo dục. Với học sinh thì đó là hành động gian lận, quay cóp, nhắc bài trong quá trình làm bài kiểm tra, bài thi. Với thầy cô, nhà trường, cán bộ thì đó là hành động tiết lộ đề, tiết lộ đáp án, nhắc bài cho học sinh, nâng/hạ điểm không có căn cứ, bao che cho các hành động tiêu cực của học sinh… Hiện tượng tiêu cực trong thi cử ngày càng biến tướng, nghiêm trọng nhất là trong kì thi THPT quốc gia năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018, Sở Giáo dục các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La,… đã bị điều tra và phát hiện, xử lí hàng trăm trường hợp nâng điểm một cách trắng trợn, cao nhất có thí sinh được nâng đến 9 điểm/một môn. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là ở đâu? Theo tôi, nguyên nhân chính là xuất phát từ lòng tham, từ cách suy nghĩ tiêu cực, lạm dụng chức quyền của cán bộ, từ thói lười biếng, không có mục đích học tập đúng đắn của học sinh. Và hậu quả của tình trạng, hiện tượng này là vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, nhân lực của đất nước, tạo ra xôn xao, nghi ngờ trong dư luận. Để đẩy lùi hiện tượng trên, bên cạnh việc học sinh phải tự rèn luyện đức tính trung thực của chính bản thân mình, thì Bộ Giáo dục, các nhà chức trách cũng cần nghiêm túc theo dõi sát sao, đề cao tính công bằng khi tổ chức bất kì một kì thi, kì sát hạch nào.

-----------------------

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng gian lận trong thi cử. Bài viết cho chúng ta thấy được dàn ý và các bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hiện tượng gian lận trong thi cử. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12...

Từ khóa » Dẫn Chứng Về Gian Lận Trong Thi Cử