Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Hiện Tượng Vô Cảm

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảmDàn ý + 26 Bài văn mẫu nghị luận về hiện tượng vô cảmBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Đoạn văn về hiện tượng vô cảm

  • I. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm mẫu 1
    • Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm mẫu 2
  • II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 1
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 2
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 3
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 4
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 5
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 6
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 7
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 8
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 9
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 10
    • Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 11

Nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng vô cảm được VnDoc.com tổng hợp và gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu học Ngữ văn 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm

Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống vô cảm:

Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.

Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng.

Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác.

- Tác hại của việc sống vô cảm:

Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc.

Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.

Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm mẫu 2

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm; thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.

b. Phân tích

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn.

Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 1

Con người nếu không sống với nhau bằng tình cảm thì xã hội sẽ ngày càng trở nên xa cách. Thực tế cuộc sống ngày nay, hiện tượng vô cảm không phải là điều hiếm gặp. Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Chúng ta cần sống với nhau bằng tình cảm chân thành nhất, biết yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Những hành động đó của ta không chỉ khiến cuộc sống tốt lên, đẩy lùi được hiện tượng vô cảm mà còn khiến con người xích lại gần nhau hơn. Chúng ta vẫn biết trong cuộc sống cũng vẫn còn có nhiều người sống lương thiện, chan hòa với mọi người xung quanh, mang công sức, tiền bạc của mình đi cứu người, giúp đời,… Đây là những con người, những hành động cao đẹp rất đáng được tán dương, khen thưởng. Cuộc đời quá ngắn để sống lạnh lùng, cô quạnh, ích kỉ cho bản thân mình. Chúng ta hãy mở rộng vòng tay yêu thương để thấy rằng niềm hạnh phúc là khi được cho đi, là khi con người đối xử chân thành, tử tế với nhau. Hãy cùng chung tay xây dựng một cuộc sống nơi mà tình người luôn dạt dào.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 2

Nền tảng để làm nên sự khác biệt giữa con người với động vật chính là ở khía cạnh tình cảm. Nếu con người sống không có tình thương, thì cuộc sống sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm. Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn. Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 3

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Bởi guồng quay cuộc sống kéo họ vào những bận rộn, hối hả đời thường. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên. Trước hết chúng ta cần hiểu rõ vô cảm là như thế nào? Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 4

Xã hội đang ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, chính trị, kinh tế… Chính sự phát triển như vũ bão này lại là tác nhân khiến cho thái độ sống của con người với nhau trở nên xa lạ, không còn thân thiết. Và thái độ sống vô cảm, thờ ơ cũng từ đó mà hình thành nên. Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người. Những người con xa nhà lâu ngày, bị cuốn vào guồng quay của công việc nên việc hỏi thăm cha mẹ thường xuyên cũng thưa dần. Rồi những lần gọi điện, những lần về thăm cứ cạn vơi theo năm tháng. Như thế chúng ta đang vô tình khiến cho trái tim mình, cho bản thân mình vô cảm với những người thân yêu nhất. Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Đối với thế hệ trẻ thì thái độ sống vô cảm cần phải ngăn chặn trước. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 5

Để xây dựng những chuẩn mực trong xã hội thì tình thương và lòng nhân ái là nền tảng chính để xây dựng lên xã hội đó. Tuy nhiên, tình thương đó đang dần bị mai một và thay vào đó là sự vô cảm ngày một nhiều. Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Vậy thì chúng ta hiểu như thế nào về hai từ "vô cảm", vô cảm hay có thể nói là không có cảm xúc. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn. Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 6

Cuộc sống luôn có muôn hình vạn trạng. Chính con người làm nên những màu sắc khác nhau cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tuy nhiên, ngày nay, hiện tượng vô cảm đang ngày càng xuất hiện nhiều và đẩy khoảng cách của con người với con người ra xa. Vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này. Một thực trạng chúng ta vẫn còn bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. Vô cảm là một hiện tượng xấu đang ngày càng xuất hiện nhiều ở trong cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống tràn ngập yêu thương và đẩy lùi căn bệnh vô cảm.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 7

Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.

Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 8

Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế thị trường khi mà tất cả các giá trị của cuộc sống đang ngày càng bị mai một đi. Con người ta sống trong thời đại này cũng bị đồng tiền, bị guồng quay của cuộc sống cuốn đi và đôi lúc chúng ta cảm thấy mình đang dần sống vô cảm với xã hội. Bệnh vô cảm đã và đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội ta hiện nay. Bệnh vô cảm xuất phát từ tâm hồn của tất cả mọi người. Khi mà trước tất cả các sự hiện tượng của cuộc sống không còn có tác động gì đến chúng ta nữa. Vô cảm chính là làm ngơ là thờ ơ trước những diễn biến của cuộc sống xung quanh mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô cảm, có khi do xã hội khiến cho con người ta mải miết chạy theo đồng tiền chạy theo những hư vinh vật chất. Bệnh vô cảm có thể xuất phát ở tất cả mọi người chứ không riêng gì những người xấu. Vì có khi người tốt im lặng trước cái xấu để cho cái xấu nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Bệnh vô cảm biểu hiện rất đa dạng, muôn màu, vô cảm với xã hội, người thân, gia đình, bạn bè và đôi khi còn vô cảm với cả bản thân mình nữa. Có không ít trường hợp tai nạn giao thông mà không một ai đưa đi bệnh viện mặc dù lúc đó còn rất đông người. Lên xe bus thấy kẻ gian móc túi nhưng vẫn dửng dưng như không, xem như không có chuyện gì xảy ra. Trong cuộc sống thấy kẻ gian lộng hành, tham nhũng nhưng vẫn tỏ ra mắt mù tai điếc không nghe không thấy gì hết. Bệnh vô cảm đang càng ngày càng lan rộng ra ngoài xã hội xâm nhập vào từng các gia đình, người thân của chúng ta. Thậm chí đối với cả anh em ruột thịt mà còn ra tay được với nhau thì thử hỏi đạo đức còn đâu? Bệnh vô cảm để lại rất nhiều hậu quả nặng nề cho xã hội. Nó biến con người ta trở thành một công cụ vô tri vô giác không có tình thương. Đây là căn bệnh từ trong tim con người nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tất cả chúng ta, không gì nguy hiểm bằng việc đục khoét trái tim con người, biến con người trở thành máu lạnh. Bệnh vô cảm sẽ khiến cho những người cán bộ, người phụng sự vì nhân dân quên mất nhiệm vụ của mình, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà quên mất lợi ích quốc gia dân tộc. Thật đáng lo lắng khi những người y, bác sĩ đội ngũ cứu người mắc căn bệnh này vì nó sẽ đe dọa đến mạng sống của từng bệnh nhân… Căn bệnh vô cảm sẽ khiến con người ta nhanh chóng tiếp tay cho cái ác, quay lưng lại với các giá trị chân – thiện – mỹ. Nó sẽ đầu độc tâm hồn của tất cả con người chúng ta biến chúng ta trở thành những cỗ máy không có trái tim. Để ngăn chặn được những hành động này thì chúng ta cần phải biết yêu thương, đồng cảm chia sẻ lẫn nhau trong cuộc sống. Hãy vì một xã hội luôn ran ngập tình yêu thương và trách nhiệm. Đặc biệt là các thanh niên trong xã hội hiện nay cần nêu cao hơn nữa tình cảm tương thân tương ái yêu thương con người. Mỗi chúng ta hãy trở thành một con người tốt, con người có ích cho xã hội hôm nay. Hãy cùng chung tay từ hôm nay dù chỉ là một hành động rất nhỏ thôi để xây dựng một cộng đồng tình nghĩa tương thân tương ái.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 9

Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như "cỏ mọc hoang" và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay.Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Mà tình thương theo Nam Cao, nó là tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định tư cách con người "Không có tình thương, con người chỉ là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỷ" (Đời thừa – Nam Cao). Bệnh vô cảm đang làm "nhiễm mặn", vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam: "Thương người như thể thương thân". Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của "Một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá". Thật buồn đau và thất vọng biết bao!Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 10

Cuộc sống phong phú với nhiều màu sắc khác nhau do con người tạo ra. Tuy nhiên, hiện nay, sự vô tâm đang ngày càng trở nên phổ biến và tách biệt con người với con người. Vô tâm là một thái độ lãnh đạm, thờ ơ, không quan tâm đến người khác và nỗi đau khổ của họ. Điều này là một "bệnh" xấu và chúng ta cần phải thay đổi để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Xã hội hiện đại với nhiều áp lực và mục tiêu cá nhân làm cho chúng ta bị tách rời với nhau. Đôi khi, sự vô tâm bắt nguồn từ bản tính ích kỷ của mỗi người, chỉ tập trung vào bản thân mà không quan tâm đến người khác. Đồng thời, sự vô tâm cũng có thể được hình thành bởi những người xung quanh. Nếu mọi người chỉ quan tâm đến bản thân, không chia sẻ và quan tâm đến người khác, thì đó sẽ trở thành một tác nhân hình thành tính cách vô tâm cho những người khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, cùng với đó là sự thương cảm với những mảnh đời bất hạnh. Những thông điệp tích cực và những hành động đẹp nên được lan tỏa trong cộng đồng để khuyến khích mọi người học tập và áp dụng vào cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi sự vô tâm và xây dựng một cuộc sống tràn đầy yêu thương.

Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm - Bài mẫu 11

Sự vô cảm là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó đang len lỏi khắp mọi nơi. Căn bệnh vô cảm sẽ gây nên hậu quả thật khủng khiếp cho xã hội, cộng đồng, đất nước. Nó biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm và vô văn hóa, thậm chí là kẻ tội đồ. Có thể nói đó là căn bệnh của những kẻ không có trái tim con người. Nó sẽ làm cho một người cán bộ, người công dân trong xã hội ta trở nên xa rời quần chúng, thiếu trách nhiệm trong công việc. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của những người sẵn sàng quay lưng lại với những nỗi đau khổ, bất hạnh của đồng loại, sẵn sàng làm ngơ trước cái xấu, cái ác, nên làm cho cái xấu, cái ác có mảnh đất màu mỡ để sinh sôi nảy nở như “cỏ mọc hoang” và đang đầu độc, chế ngự cuộc sống tốt đẹp của con người trong xã hội mới của chúng ta hôm nay. Căn bệnh vô cảm là căn bệnh của phường ích kỷ luôn luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh. Nó đang làm mất đi một điều vô cùng thiêng liêng và quý giá. Đó là tình thương giữa con người với con người. Bệnh vô cảm đang làm vẩn đục và xói mòn dần truyền thống đạo lý đẹp nhất của con người Việt Nam. Và khi căn bệnh này ngự trị, thì con người sống với con người trong mối quan hệ hết sức lỏng lẻo. Ở đó thiếu hơi ấm của tình thương, của niềm cảm thông, của sự cưu mang, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau. Một cuộc sống như thế là cuộc sống của “một sa mạc đời đìu hiu lạnh giá”. Để chống lại vô cảm và không bao giờ trở nên vô cảm, tuổi trẻ cần ra sức học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp… Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta. Để xứng đáng với danh nghĩa “con người” đầy kiêu hãnh, mỗi chúng ta hãy nói không với bệnh vô cảm, hãy ra sức tu dưỡng lòng yêu thương, vị tha.

Mời các bạn cùng tải về bản PDF để xem đầy đủ nội dung

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Bệnh Vô Cảm