Nghị Luận Xã Hội Về Sự Vô Cảm Của Con Người Trong đời Sống Xã Hội ...

Nghị luận về sự vô cảm trong cuộc sống hiện nay lớp 8Nghị luận về sự vô cảm lớp 8Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Nghị luận về sự vô cảm lớp 8

  • A. Nghị luận về sự vô cảm Dàn ý
  • B. Viết đoạn văn nghị luận về sự vô cảm lớp 8
    • Viết đoạn văn ngắn về sự vô cảm lớp 8 mẫu 1
    • Viết đoạn văn ngắn về sự vô cảm lớp 8 mẫu 2
  • C. Nghị luận về sự vô cảm lớp 8
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 1
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 2
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 3
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 4
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 5
    • Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 6

Văn mẫu lớp 8: Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình.

A. Nghị luận về sự vô cảm Dàn ý

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó
  • sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại
  • ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống vô cảm:

  • Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.
  • Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng.
  • Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác.

- Tác hại của việc sống vô cảm:

  • Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc.
  • Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.
  • Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.

c. Chứng minh

  • Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

  • Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh
  • Những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

B. Viết đoạn văn nghị luận về sự vô cảm lớp 8

Viết đoạn văn ngắn về sự vô cảm lớp 8 mẫu 1

Trong xã hội hiện đại, căn bệnh vô cảm ngày càng lây lan và phát triển nhanh chóng. Nó thật sự là một cơn đại dịch của xã hội loài người. Sự vô cảm thể hiện qua cách mà một người đối xử với thế giới xung quanh mình. Họ không quan tâm, giúp đỡ người khác dù có thể làm được điều đó. Họ dửng dưng với mọi điều xung quanh mình, không vui vẻ, không hưởng ứng cũng không tham gia. Họ không có sự đồng cảm, thương xót trước những số phận tội nghiệp, cũng không căm phẫn trước kẻ tàn ác. Sự vô cảm ấy, khiến họ dần bị tập thể xa lánh, tẩy chay rồi cô lập. Và một ngày nào đó, khi những con người ấy phát ra tín hiệu cầu cứu, thì rất khó để nhận được sự hồi đáp từ xã hội. Tác hại ấy, khiến không ít người tự rơi vào bế tắc, dẫn đến sự bất lực, vô cảm với cuộc sống của chính mình. Vì vậy, để chữa khỏi căn bệnh vô cảm ấy, ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần dạy cho con trẻ bài học về sự yêu thương, sẻ chia và gắn kết với mọi người. Ngoài ra các hình thức tuyên truyền về tình cảm con người trong cộng đồng qua các bộ phim, ca nhạc, truyện tranh… cũng cần được lưu ý. Hơn cả, là sự quyết tâm từ chính mỗi người trong chúng ta. Một khi ta biết yêu thương, chủ động gắn kết với cộng đồng, thì khi đó căn bệnh vô cảm mới dần bị đẩy lùi nhanh chóng được.

Viết đoạn văn ngắn về sự vô cảm lớp 8 mẫu 2

Vô cảm được xem như một loại bệnh "ung thư tâm hồn" phổ biến trong xã hội. Nó thể hiện bằng thái độ sống lãnh đạm, không cảm xúc với mọi việc xung quanh và con người. Tuy nhiên, vô cảm đã trở thành lối sống tiêu cực của một số người, đặc biệt là khi họ có hành động ích kỷ, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí không quan tâm đến chính bản thân và người thân. Ví dụ như khi có một cô gái bị bạn trai đánh đập giữa đường, những người xung quanh chỉ quan tâm đến việc quay phim và chụp ảnh, không giúp đỡ cô gái. Ngoài ra, một số người tự cô lập bản thân, sống với những suy nghĩ tiêu cực và ích kỷ. Nguyên nhân của lối sống vô cảm có thể do ý thức và lí tưởng sống lệch lạc, tiêu cực, cũng như tham vọng ích kỷ của mỗi người. Tuy nhiên, xã hội và đám đông cũng có tác động vào tâm lý của họ, đặc biệt là khi họ cảm thấy bị thiếu quan tâm từ gia đình và người thân. Tuy nhiên, với bất kỳ nguyên nhân gì, thái độ sống và lối sống vô cảm vẫn là mối lo ngại cho xã hội. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến nhân cách con người mà còn tác động đến sự đoàn kết và tiến bộ của xã hội.

C. Nghị luận về sự vô cảm lớp 8

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 1

Cuộc sống luôn đa dạng. Chính con người làm nên những màu sắc khác nhau để cuộc sống tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, ngày nay, hiện tượng vô cảm ngày càng xuất hiện và đẩy khoảng cách giữa con người với con người ngày càng xa hơn.

Vô cảm là thái độ thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến những đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến mình. Đây là một “căn bệnh”, một tính xấu mà chúng ta cần thay đổi, tẩy chay để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Xã hội phát triển, con người ta bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng nên đôi khi vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, người với người ít có thời gian quan tâm tới người khác hơn. Đôi khi sự vô tâm đến từ bản chất con người, bởi sự ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi.

Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ biết nghĩ đến mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai thì lâu dần sẽ hình thành tính cách này cho người khác. Một thực tế chúng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống là vẫn còn rất nhiều người sống nhân ái, sống tình nghĩa, biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, biết cảm thông với những mảnh đời bất hạnh; những con người và thông điệp tốt đẹp này cần được chia sẻ và lan tỏa hơn nữa trong cộng đồng để mọi người cùng biết và học hỏi.

Vô cảm là một hiện tượng xấu ngày càng xuất hiện nhiều trong cộng đồng. Hãy chung tay xây dựng cuộc sống tràn đầy yêu thương và chống lại căn bệnh vô cảm.

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 2

Mỗi chúng ta khi sinh ra đều mang bản chất lương thiện vốn có. Tuy nhiên do môi trường sống, do những thay đổi mà khiến cho chúng ta ngày càng trở nên vô cảm.

Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Thái độ khó chịu, lạnh lùng của con người trước những mảnh đời bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, chính là biểu hiện cho sự chai sạn tình cảm trong tâm hồn, sự lạnh giá của tình người.

Vô cảm thật đáng trách, đáng giận nhưng nếu chúng ta biết rút kinh nghiệm, biết sửa chữa, biết hỏi thăm cuộc sống của nhau thì thật đáng quý. Con người ai cũng có lỗi lầm, chỉ cần biết nhận sai và sửa sai. Ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được. Vì tương lai đất nước cần những con người tài giỏi và biết sẻ chia, biết yêu thương đồng loại. Dù ở trong hoàn cảnh nào, chúng ta có thể dùng chính trái tim mình để sưởi ấm những trái tim khác đang đầy những vết xước hơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tuyên dương những người sống có trái tim ấm áp, nghĩ và làm việc thiện, giúp người giúp đời, cho đi mà không mong nhận lại, đồng thời tích cực lan tỏa những điều tốt đẹp đó ra ngoài xã hội để mọi người sống tốt hơn.

Một lần được sống, hãy sống sao cho thật ý nghĩa, tốt đẹp để cống hiến nhiều giá trị cho đời cũng như giúp cho bản thân thấy hạnh phúc hơn.

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 3

Nền tảng để làm nên sự khác biệt giữa con người với động vật chính là ở khía cạnh tình cảm. Nếu con người sống không có tình thương, thì cuộc sống sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm.

Vô cảm là thái độ lạnh lùng, thờ ơ, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này. Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề nóng hiện nay. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Bệnh vô cảm xuất hiện trong đời sống hiện đại ngày càng nhiều, đó chính là thái độ, cách ứng xử giữa người với người. Họ không còn thân thiết, hỏi thăm nhau đủ thứ chuyện mà đã trở nên vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ, không còn quan tâm nhiều đến cuộc sống của nhau nữa. Con người ta sống ở trên đời cần phải yêu thương, chia sẻ cho nhau những lúc khốn khó. Thấy nỗi khổ của người khác như nỗi khổ của bản thân mình thì mới có thể giúp đỡ một cách thực tâm được.

Cũng bởi vì thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt nên cuộc sống của họ thiếu đi tình yêu thực tâm nhất. Vô cảm có thể sẽ thành thói quen nếu như chúng ta không kịp ngăn chặn và từ bỏ. Bởi vậy, mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức được suy nghĩ của bản thân mình. Rằng khi yêu thương và sẻ chia thương yêu thì chúng ta sẽ thấy bản thân mình sống có ích, sống tốt đẹp hơn.

Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 4

Cuộc sống luôn có muôn hình vạn trạng. Chính con người làm nên những màu sắc khác nhau cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Tuy nhiên, ngày nay, hiện tượng vô cảm đang ngày càng xuất hiện nhiều và đẩy khoảng cách của con người với con người ra xa.

Vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn. Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.

Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này. Một thực trạng chúng ta vẫn còn bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Vô cảm là một hiện tượng xấu đang ngày càng xuất hiện nhiều ở trong cộng đồng. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống tràn ngập yêu thương và đẩy lùi căn bệnh vô cảm.

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 5

Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.

Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.

Nghị luận xã hội về sự vô cảm Mẫu 6

Để xây dựng những chuẩn mực trong xã hội thì tình thương và lòng nhân ái là nền tảng chính để xây dựng lên xã hội đó. Tuy nhiên, tình thương đó đang dần bị mai một và thay vào đó là sự vô cảm ngày một nhiều.

Thái độ, lối sống vô cảm đã và đang trở thành vấn đề "nóng" hiện nay. Vậy thì chúng ta hiểu như thế nào về hai từ "vô cảm", vô cảm hay có thể nói là không có cảm xúc. Những người bị vô cảm họ thờ ơ với mọi nỗi đau, tình cảm, không có sự rung động của con tim trước ngoại cảnh. Để thấy được sự vô cảm đang lan rộng khắp mọi nơi, bạn hãy đưa đôi mắt của mình nhìn về mọi hướng. Đầu tiên, bạn hãy nhìn về phía trường học nơi dạy ta những điều hay lẽ phải, nhưng đây cũng là nơi nảy sinh nhiều vấn đề trong giới học sinh nhiều nhất: bạo lực học đường, trấn lột bạn học, cổ vũ các bạn đánh nhau, không quan tâm đến tập thể lớp… đang là nỗi lo lớn của ngành giáo dục hiện nay. Trong gia đình thì hiện diện sự dửng dưng, thờ ơ, không quan tâm đến các thành việc trong gia đình, con cái luôn tự khép mình trong bốn bức tường, điều đó khiến cho tình cảm gia đình ngày một giãn rộng.

Bạn đã từng thấy một cụ già qua đường khó khăn nhưng không ai giúp, thấy người khác bị nạn mà bỏ mặc, làm ngơ với những hành động tiêu cực hay chưa? Thái độ khó chịu, lạnh lùng của con người trước những mảnh đời bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, chính là biểu hiện cho sự chai sạn tình cảm trong tâm hồn, sự lạnh giá của tình người. Cũng như một nhà văn người Nga là Marsim Gorky đã từng nói:" Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương". Hoặc câu chuyện "Cô bé bán diêm" của An-đec-xen cũng đã phản ánh được sự vô cảm, thờ ơ của gia đình và xã hội đã dẫn đến cái chết hết sức thương tiếc cho cô bé. Sự vô cảm đánh mất dần giá trị nhân văn trong cuộc sống vốn có, làm khoảng cách giữa con người với con người ngày càng rộng lớn, đó là khoảng cách giữa các tâm hồn, khoảng trống của lòng người. Con người sẽ trở thành những cỗ máy vô tri, vô giác, nó vô tình tiếp tay cho cái xấu trong xã hội.

Vậy, nguyên nhân do đâu? Hơn hết phải nói đến nền công nghiệp hiện đại làm con người trở nên thực dụng. Sợ vạ lây, sợ mất thời gian và trái tim đã khô héo tình thương cũng là nguyên nhân không thể không nhắc đến. Thêm vào đó có thể là sự tác động của môi trường, trường học, gia đình và những người xung quanh làm cho một người trở nên vô cảm. Trong cuộc sống cần có những tấm lòng vị tha, nhân ái, những hành động từ thiện. "Hiệp sĩ đường phố", bạn nghĩ sao về cái tên vừa thân quen nhưng không kém phần độc và lạ này, chính họ đã góp phần xây dựng một xã hội chuẩn mực, văn minh.

Hãy chung tay để tiêu diệt triệt để căn bệnh vô cảm bằng cách ươm mầm những hạt giống yêu thương bằng chính tâm hồn bạn rồi thổi bay thật cao thật xa những hạt giống yêu thương đó. Thắp ngọn lửa trái tim để tìm đến và soi sáng sự ẩn mình của bóng tối vô cảm.

---------------------------

Từ khóa » đoạn Văn Nghị Luận Bệnh Vô Cảm