Nghị Luận Xã Hội Lòng Biết ơn Thầy Cô - Ngữ Văn Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận xã hội Lòng biết ơn thầy cô lớp 9
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Mời các bạn tham khảo bài Nghị luận xã hội Lòng biết ơn thầy cô lớp 9 dưới đây
Văn lớp 9: Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học
Giải bài tập Ngữ văn lớp 9 bài 23: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
Dàn ý chi tiết về nghị luận xã hội “Lòng biết ơn thầy cô giáo”
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
* Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiếu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.
c. Kết bài:
– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.
Nghị luận xã hội “Lòng biết ơn thầy cô giáo” mẫu 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.
Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới, ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy, các cô,...
Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy, các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước? Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đáng trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi; giành được nhiều điểm chín, mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, Tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô. Thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn.
Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!
Nghị luận xã hội “Lòng biết ơn thầy cô giáo” mẫu 2
“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần “nhất tự” hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ – Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B – Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ – thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn “Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo – Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước – Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất”. Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả – Biết yêu và biết ghét – Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế – Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm”. Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 – 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết “trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau…Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu…Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo”. Các thầy cô giáo là người “mài sắt nên kim”, công lao biết bao! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết:
“Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói:
“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 – 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều “thưa bác”, hai điều “thưa bác”. Vợ nhà thơ cũng thản nhiên “cậu câu, tôi tôi” mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng “con”, gọi “thầy”. Về nhà, bà vợ phàn nàn:
– Sao mình lại xưng “con” với cậu ấy? Cậu ấy là em mình chứ!
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời:
– Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ!
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng “Đạo”. Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.
Bác Hồ từng dạy: “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.
Nghị luận xã hội “Lòng biết ơn thầy cô giáo” mẫu 3
Cả tuổi thơ con được lấp đầy bởi những câu hát à ơi dịu mát, những bài học làm người sâu sắc nhẹ nhàng của mẹ, của bà. Những câu hát ấy, những mẩu chuyện câu thơ, câu ca dao ấy dần nhen nhóm trong tâm hồn và trí óc non nớt của con bài học tình yêu thương con người, triết lý cuộc sống. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Là người học trò, chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo.
Có thể nói rằng, lòng biết ơn là một khái niệm được nhen nhói trong mỗi tâm hồn con người từ rất lâu, từ khi còn nhỏ. Lòng biết ơn là hiểu sâu sắc và ghi nhớ công lao của người khác đối với mình, bản thân phải bày tỏ lòng biết ơn người đã cứu giúp mình qua cơn nguy biến. Có lúc ta biết ơn cuộc sống.
"Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy.
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”
Ta biết ơn cha mẹ:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha…”
Biết ơn bạn bè, nhưng đối với học sinh từng cắp sách tới trường, lòng biết ơn thầy cô sâu sắc, đậm đà hơn bao giờ hết. Chúng ta từng thể hiện lòng biết ơn ấy bằng cách ghi nhớ, khắc sâu công ơn người thầy dìu dắt, dạy bảo học trò trong công tác giáo dục. Ta khẳng định một điều rằng, lòng biết ơn thầy cô là đức tính mà mỗi con người cần phải có.
Vì sao chúng ta phải biết ơn thầy cô giáo? Đó là bởi thầy cô là người cho chúng ta nguồn ánh sáng của tri thức, văn hóa. Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi khuyết nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ mãi trong cuộc đời. Quả thực, thầy cô nâng đỡ, dìu dắt học trò từng bước trên con đường tri thức. Những kiến thức thầy cô truyền thụ sẽ dày theo năm tháng, giúp ta thông thái, được khai phá để trở thành con người văn minh trong xã hội. Hơn thế, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời mỗi người. Trong khi cho ta tri thức, thầy cô còn thay cha mẹ dạy bảo ta, luyện cho ta những bài học làm người. Qua bài học tính nhân văn , cách ứng xử, triết lý cuộc đời, thầy cô ở bên ta giáo dục ta trở thành người có tri thức, có văn hóa đạo đức. Bên cách đó, thầy cô luôn dành tình cảm yêu thương, bồi đắp tâm hôn ta, thắp sáng ước mơ, vẽ ra cho học trò con đường đi tới tương lai. Người thầy,người cô không chỉ chỉ cho học trò con đường đi mà còn khích lệ ý phấn đấu để thực hiện hoài bão, mục đích, ước mơ. Nhờ vào những giáo dục của thầy cô mà ta thành công, trưởng thành trong cuộc sống. Nếu không có thầy cô chỉ bảo, dạy dỗ thì có rất nhiều người không thể thành công trong cuộc sống “ Không thầy đố mày làm nên” Không chỉ vậy, truyền thống tôn sư trọng đạo của con người Việt Nam là truyền thống có từ lâu đời, mỗi cá nhân là một mắt xích phát huy truyền thống ấy. Biết ơn thầy cô cũng chính là biểu hiện của người có văn hóa, văn mình, mọi người yêu quý, kính trọng.
Và học trò chúng ta đã và đang làm gì để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô?Lòng biết ơn xưa biểu hiện ở thái độ tôn trọng với thầy . Một ví dụ điển hình là Phạm Sư Mạnh. Ông là một quan đầu triều, quan cao chức lớn. Nhưng khi đến nhà thăm cụ Chu Văn An, thầy giáo cũ. Ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một học trò bình thường. Thật đáng quý biết bao, trở lại thời nay. Lòng biết ơn được biểu hiện qua nhiều hình thức đa dạng, trở thành lễ tri ân mang tính chất rộng ớn toàn xã hội. Điều đó thể hiện trong ngày 20/11 hàng năm. Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng ngày 20-11. Thi đua dành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm hỏi, chúc sức khỏe thầy cô. Dù mọi thời đại, biết ơn người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp nên làm. Đó chính là việc làm của một học sinh ngoan, biết phát huy truyền thống của dân tộc ta một cách đúng đắn.
Bởi vậy, chúng ta cần có những hành động phê phán, lên án những biểu hiện sai trái, vô lễ, hỗn láo với thầy cô của những học sinh vô ý thức vô văn hóa. Chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó đi học thì kém cỏi, về nhà hỗn xược với cha mẹ thật đáng trách thay. Và để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo chúng ta chỉ cần ngồi trong lớp nghe giảng không làm việc riêng, làm bài tập, ôn bài, thuộc bài đầy đủ để dành những điểm chín, điểm mười tặng thầy cô. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, tết nguyên đán… học sinh có thể đến thăm gửi quà hỏi thăm sức khỏe thầy cô. Nhờ vậy thầy cô rất vui lòng .
Rõ ràng, thầy cô là một trong những con người quan trọng trong cuộc sống. Ánh sáng người thầy, người cô rọi vào ta sẽ còn mãi. Để mỗi chúng ta biết khắc sâu công ơn dạy dỗ để rồi trường thành vững bước trên con đường đời.
Ngoài ra các bạn tham khảo thêm các tài liệu Ngữ văn lớp 9 khác: Soạn bài lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất)
Từ khóa » Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Biết ơn Thầy Cô
-
Nghị Luận Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo (11 Mẫu) - Văn 9
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo Năm 2021 - Văn Mẫu Lớp 9
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo | Văn Mẫu 9 - Đọc Tài Liệu
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo
-
Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết ơn Thầy Cô - 4 Bài Văn Mẫu Lớp 12
-
Viết đoạn Văn Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Biết ơn Thầy Cô - Lazi
-
Suy Nghĩ Của Em Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo | Văn Mẫu 9
-
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Biết Ơn Thầy Cô - Tuổi Trẻ
-
Viết 1 đoạn Văn Ngắn Từ 7-10 Câu Trình Bày Suy Nghĩ Của Em Về ...
-
Dàn ý Bài Viết Về Biết ơn Thầy Cô Giáo - CungHocVui
-
Hãy Viết Một đoạn Văn Với Chủ đề Nói Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo ...
-
Văn Mẫu Lớp 9: Đoạn Văn Nghị Luận Về Lòng Biết ơn
-
Nghị Luận Về Lòng Biết ơn Thầy Cô Giáo - Thụy Mây - Hoc247