Nghị Luận Xã Hội Về Vai Trò Của Lời Khen
Có thể bạn quan tâm
Nghị luận xã hội về vai trò của lời khen gồm dàn ý chi tiết, cùng 2 bài văn mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu sâu sắc hơi về ý nghĩa, vai trò của lời khen trong cuộc sống để hoàn thiện bài viết của mình.
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về vai trò của lời khen
Qua đó, còn giúp các em tích lũy vốn từ, có thêm nhiều ý tưởng mới để viết văn nghị luận xã hội ngày càng hay hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu để ôn thi vào lớp 10 hiệu quả nhé:
Related Articles-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức Học kì 1
Tháng sáu 24, 2024 -
Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về Công an nhân dân
Tháng sáu 24, 2024 -
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Anh lớp 3 năm 2023 – 2024
Tháng sáu 24, 2024 -
Đáp án Tìm hiểu về công tác cải cách hành chính tỉnh Hà Nam 2023
Tháng sáu 24, 2024
Dàn ý nghị luận xã hội về vai trò của lời khen
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của lời khen trong cuộc sống.
2. Thân bài
a) Giải thích
- Lời khen: là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.
- Mặt trời: tỏa ra ánh sáng tươi vui, ấm áp cho vạn vật, mang lại sự sống cho muôn loài.
“Lời khen giống như mặt trời: bạn càng cho đi, mọi sự chung quanh bạn càng toà sáng”. Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của lời khen trong cuộc sống – giúp cho mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn và nỗ lực nhiều hơn.
b) Phân tích vai trò của lời khen trong cuộc sống
- Lời khen có tác dụng tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục.
- Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
- Lời khen chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.
- Nếu sự nỗ lực và thành quả không được ghi nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.
=> Khuyến khích những lời động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc.
c) Bàn bạc
- Lời khen không được giả tạo, nếu không sẽ gây ra chứng “ảo tưởng”cho người được khen. Điều đó, khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.
- Lời khen không chỉ dành cho người thành công mà còn cần cho những người dù chưa thành công nhưng đã có sự cố gắng và tiến bộ hơn chính họ của ngày hôm qua.
- Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.
3. Kết bài
- Bài học: Đừng tiết kiệm lời khen nhưng cũng đừng lạm dụng và nói những lời khen sáo rỗng; người nghe cần biết phân biệt đâu là lời khen thật, đâu là những lời sáo rỗng.
- Liên hệ bản thân.
Nghị luận về vai trò của lời khen
Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cần thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.
“Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.
Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.
Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.
Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.
Nghị luận ý nghĩa của những lời khen ngợi
Lời khen ngợi đúng lúc quý hơn vàng bạc, lời chê bai vô tình sắc hơn gươm dao. Trong cuộc đời người, ai cũng muốn bản thân được công nhận, tán dương. Thế nhưng, khen – chê cũng cần phải đúng cách và tiếp nhận sự khen – chê bằng sự tỉnh táo của cả đầu óc và con tim.
Lời khen ngợi là lời công nhận, ngợi ca, tán thưởng, khâm phục, là lời ghi nhận, động viên, khích lệ tinh thần của người khác khi họ làm được điều gì đó tốt đẹp.
Lời khen ngợi chân thành là lời khen chân tình thật lòng, lời khen đúng chỗ, đúng lúc xuất phát từ sự thực với động cơ lành lạnh. Lời khen ngợi, tiếp thêm sự tự tin, tự hào cho người khác, để họ biết họ đang đi đúng hướng và nên duy trì, tiếp tục. Tăng sự hưng phấn, tiếp thêm động lực để người khác tiếp tục cố gắng và gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
Lời khen chân thành như thứ thuốc thần dược tạo nên sức mạnh, thắp sáng niềm tin khiến điều hay của người được khen trở thành điều hay của mọi người, nó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nó chính là quà tặng cuộc sống. Nó chứng tỏ việc làm của họ được quan tâm, được theo dõi. Họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thấy mình không đơn độc và muốn cố gắng nhiều hơn.
Nếu sự nỗ lực và thành quả không được công nhận và ghi nhận kịp thời, có thể làm người ta buồn tủi, nản chí, cảm thấy sự cố gắng của mình không có giá trị hoặc trở nên tự ti và dễ buông xuôi.
Lời khen ngợi giả dối là lời khen ẩn chứa mưa đồ (tán thưởng quá lời, xã giao lấy lòng, tâng bốc nịnh bợ…) xuất phát từ cái nhìn hiện thực không chính xác hoặc từ động cơ không lành mạnh.
Lời khen giả dối sẽ gây ra chứng “ảo tưởng” cho người được khen. Điều đó khiến họ không tiến bộ được, thậm chí còn chủ quan, tự mãn dễ vấp ngã, thất bại.
Lời khen chỉ để tâng bốc, tung hô rất nguy hại, nó mang đến áp lực cho người được khen hoặc làm họ ngộ nhận, ảo tưởng để rồi biến mình thành kẻ khác. Nó hủy hoại những giá trị cuộc sống, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp của con người.
Tâm lý của con người là rất thích được khen ngợi hơn là chê bai. Bởi vậy không nên tiết kiệm lời khen nhưng cũng không được lạm dụng lời khen.
Lời khen chẳng tốn một xu nhưng nhiều người sẵn sàng trả giá cao cho nó. Hãy học cách khen ngợi chân thành và thông minh. Hãy sử dụng lời khen như món quà cuộc sống. Đồng thời, hãy tỉnh táo, cảnh giác khi đón nhận lời khen.
Hãy động viên, khen ngợi kịp thời, đúng lúc, đúng người, đúng sự việc. Bên cạnh lời khen, cuộc sống vẫn rất cần những lời góp ý chân thành, mang tính chất xây dựng để giúp mỗi người khắc phục điểm yếu, hoàn thiện mình hơn.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9
Từ khóa » Những ý Nghĩa Của Lời Khen
-
Nghị Luận Xã Hội Về Phía Sau Những Lời Khen - Văn 12 (9 Mẫu)
-
Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Vai Trò Của Lời Khen Dàn ý & 3 ...
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vai Trò Của Lời Khen
-
Trình Bày Suy Nghĩ Về Lời Khen Trong Cuộc Sống - TopLoigiai
-
Nghị Luận: Ý Nghĩa Của Những Lời Khen Ngợi
-
Lời Khen - Món Quà ý Nghĩa Của Cuộc Sống
-
Viết đoạn Văn Về ý Nghĩa Của Lời Khen
-
Nghị Luận Xã Hội Về Phía Sau Những Lời Khen
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vai Trò Của Lời Khen - Thư Viện Đề Thi - Đáp Án
-
Nghị Luận Xã Hội Về Phía Sau Những Lời Khen - Quang An News
-
Văn Mẫu Lớp 9: Đoạn Văn Nghị Luận Về Vai Trò Của Lời Khen (3 Mẫu ...
-
“Lời Khen Là Một Món Quà Tặng”. Từ Câu Nói Trên, Anh Chị Hãy Viết ...
-
Thể Hiện Sự Khen Ngợi Trẻ Như Thế Nào Cho Phù Hợp? - Prudential