Nghỉ Thai Sản Người Lao động Có được Trả Lương Không?
Có thể bạn quan tâm
Nghỉ thai sản người lao động có được trả lương không khi mà họ không thể tiếp tục tham gia vào công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động. Nếu không được trả lương thì họ có nhận được khoản trợ cấp nào không và được nhận như thế nào, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.
Chế độ nghỉ thai sản
Mục Lục
- 1 Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản
- 1.1 Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- 1.2 Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản
- 2 Công ty có phải trả lương cho lao động nghỉ thai sản?
- 3 Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản
- 4 Vai trò của luật sư về chế độ thai sản
Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Lao động nữ mang thai;
- Lao động nữ sinh con
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
- Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Khi đáp ứng đủ thuộc vào các trường hợp được hưởng chế độ thai sản và quy định về đóng bảo hiểm theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản.
(Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản
Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:
Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
- 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
- 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
- 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng.
>> Xem thêm: Vợ sinh con chồng được nghỉ mấy ngày
Công ty có phải trả lương cho lao động nghỉ thai sản?
Có phải trả lương cho người lao động nghỉ thai sản không?
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chế độ thai sản là một trong những chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động kí hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động.
Khoản 2 Điều 168 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau: “Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.” Như vậy có thể hiểu là:
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, người lao động không được hưởng lương.
- Hoặc người lao động vẫn có thể được trả lương khi giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận trả lương trong thời kì nghỉ thai sản hoặc người lao động vẫn đi làm trong khi được hưởng chế độ nghỉ thai sản.
- Việc chi trả lương khi người lao động nghỉ thai sản do các bên thỏa thuận và có cách tính khác nhau.
Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội
- Từ ngày 01/07/2018 mức trợ cấp cho lao động nữ sinh con là 2,78 triệu đồng/lần thay vì 2,6 triệu đồng/ lần như trước đây.
Vai trò của luật sư về chế độ thai sản
Luật sư tư vấn cho khách hàng
- Tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội
- Tư vấn về tiền lương, chế độ phụ cấp lương, tiền thưởng
- Tư vấn về nghỉ thi sản và nghỉ hưởng chế độ thai sản
- Tư vấn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
- Tư vấn về soạn thảo hợp đồng lao động
Trên đây là bài viết của chúng tôi về việc nghỉ thai sản người lao động có được trả lương không, nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung chế độ thai sản hoặc mong muốn tìm kiếm những vấn đề pháp lý liên quan, xin vui lòng liên hệ Tư vấn luật Lao động qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn tận tình và miễn phí. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Cách Tính Lương Sẩy Thai
-
Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Khi Người Lao động Bị Sảy Thai
-
Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Khi Sảy Thai - LuatVietnam
-
Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Khi Sẩy Thai - Tổng đài Tư Vấn
-
Hướng Dẫn Cách Tính Mức Hưởng Chế độ Thai Sản Khi Sảy Thai
-
Toàn Bộ Quy định Về Chế độ Nghỉ Sảy Thai 2022
-
Cách Tính Chế độ Thai Sản Cho Lao động Nữ Khi Sẩy Thai - Luật Minh Gia
-
Cách Tính Tiền BHXH Chế độ Thai Sản đối Với Giáo Viên
-
Tất Tần Tật Về Chế độ Thai Sản đối Với Người Lao động Tham Gia BHXH
-
Cách Tính Mức Hưởng Tiền Chế độ Thai Sản được Quy định Như Thế ...
-
Chế độ Thai Sản Với Lao động Nữ
-
Chế độ Thai Sản Khi Thai Chết Lưu ? Bị Sảy Thai Có được Hưởng Thai ...
-
Cách Tính Hưởng Chế độ Khi Sảy Thai
-
Chế độ Thai Sản 2021 Mới Nhất - Kế Toán Thiên Ưng
-
Chế độ Nghỉ Thai Sản Của Giáo Viên Năm 2022