Nghi Thức ăn Cơm Trong Chánh Niệm - .vn

Phật dạy tu trong lúc uống, ăn

1. Đại chúng tập hợp về nhà ăn 

- Mọi người đứng trang nghiêm, khi nghe tiếng khánh chấp tay cùng xá, rồi ngồi xuống, nhiếp tâm trong chánh niệm.

- Cử bát (Hai tay bưng bát lên ngang trán, rồi đọc bài cúng dường).

Ăn cơm cũng là một phép thực tập rất sâu sắc, ăn như thế nào để có an lạc, thảnh thơi và tình huynh đệ trong suốt bữa ăn. Ảnh: Internet.

Ăn cơm cũng là một phép thực tập rất sâu sắc, ăn như thế nào để có an lạc, thảnh thơi và tình huynh đệ trong suốt bữa ăn. Ảnh: Internet.

2. Cúng Phật 

Cúng dường Phật Pháp thân thanh tịnh Tỳ Lô Giá Na.

Phật báo thân viên mãn Lô Xá Na.

Phật hóa trăm ngàn muôn ức Thích Ca Mâu Ni.

Vị lai giáng sinh Phật Di Lặc tôn.

Thế giới Cực lạc Phật A Di Đà.

Mười phương ba đời tất cả chư Phật.

Bồ-tát Đại trí Văn Thù Sư Lợi.

Bồ-tát Đại hạnh Phổ Hiền.

Bồ-tát Đại bi Quán Thế Âm.

Bồ-tát Đại Thế Chí.

Chư Bồ-tát lớn thường hộ pháp.

Đại Bát Nhã cứu kính, ba đức, sáu vị, cúng Phật và Tăng, thảy đều cúng dường chúng hữu tình khắp pháp giới. Nếu khi thọ thực, lấy vui thiền định và pháp hỷ đầy đủ làm thức ăn.

- Đức thứ nhất nghĩa là: Đồ ăn thức uống cúng Phật-Tăng trong sạch, tinh khiết.

- Đức thứ hai nghĩa là: Mềm dịu, đồ ăn thức uống cúng Phật-Tăng, thường phải mềm dịu ngọt hoà, không có vị thô chát.

- Đức thứ ba nghĩa là: Đúng như pháp, đồ ăn thức uống cúng Phật-Tăng phải tuỳ lúc sắm sửa, đúng thời, đúng pháp.

- Sáu vị là chua, đắng, ngọt, cay, mặn, lạt.

Nghi thức hạnh nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm

3. Chủ lễ chú nguyện: Cho từ 7 hạt cơm trở lên vào trong nửa ly nước nhỏ để trong lòng bàn tay trái. Tay phải bắt ấn, ngón cái đè đầu ngón áp út, 3 ngón còn lại thẳng ra. Tay bắt ấn để ngay miệng chén, đọc thầm:

Pháp lực chẳng nghĩ lường,

Từ bi không chướng ngại.

Bảy hạt khắp mười phương,

Cho cả châu sa giới.

Án độ lợi ích tóa ha.(3 lần)

(Sau đó, một người đem ra ngoài cúng đại bàng)

4. Cúng đại bàng 

Chim Đại bàng cánh vàng

Chúng quỉ thần rừng núi

Mẹ con quỉ La sát

Cơm bảy hạt no đầy

Án mục đế tóa ha (7 lần)          

Phật tử khi ăn phải nhớ năm phép quán. Ảnh: Internet.

Phật tử khi ăn phải nhớ năm phép quán. Ảnh: Internet.

5. Chủ lễ xướng: Phật dạy, chư Tăng cùng Phật tử, khi ăn phải nhớ năm phép quán, tán tâm nói chuyện của tín thí khó tiêu, đại chúng khi nghe tiếng khánh mỗi người đều nhất tâm niệm Phật.

Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.

Hai tay bưng bát cơm đầy, nguyện cho chúng sinh, thành tựu Pháp thí, nhận Trời-người cúng dường.

6. Tam đề 

(Ăn ba thìa, muỗng cơm đầu tiên).

Thìa thứ nhất: Nguyện dứt hết thảy các điều ác.

Thìa thứ hai: Nguyện làm tất cả các điều lành.

Thìa thứ ba: Nguyện thành Phật đạo độ hết chúng sinh.

7. Năm pháp quán:

Thứ nhất: Quán thức ăn nầy từ đâu đem đến, công của người nhiều hay ít.

Thứ hai: Quán công đức của mình đủ hay thiếu, mà nhận thức ăn nầy.

Thứ ba: Quán thức ăn nầy cốt để dẹp tham, sân, si.

Thứ tư: Quán thức ăn nầy như uống thuốc, trị bịnh ốm gầy.

Thứ năm: Quán vì thành tựu đạo nghiệp, mới thọ nhận thức ăn nầy. (Vị Tăng xướng: Thỉnh đại chúng thọ trai)

(Ăn xong chủ lễ đọc Kinh hồi hướng và phục nguyện).

Nghi thức Kinh cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

8. Kinh tám điều giác ngộ của hàng Bồ tát 

Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí thành, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Bồ-tát.

Điều giác ngộ thứ nhất: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần hồi lìa tử sinh.

Điều giác ngộ thứ hai: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được an lành.

Điều giác ngộ thứ ba: Tâm nếu không thỏa mãn, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ-tát hay quán xét, thường muốn ít biết đủ, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm đầu.

Điều giác ngộ thứ tư: Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá trừ phiền não, nhiếp phục bốn chúng ma, xa lìa chốn tối tăm.

Điều giác ngộ thứ năm: Ngu si phải sinh tử, Bồ-tát thường nên nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, nhằm thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho mọi người.

Điều giác ngộ thứ sáu: Nghèo khổ hay oán giận, thường gieo nhiều tội lỗi, Bồ-tát luôn san sẻ, bình đẳng với mọi người, không nhớ đến quá khứ, không ghét bỏ một ai.

Điều giác ngộ thứ bảy: Tham muốn rất tai hại, tuy thân ở thế gian, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người tu hành, luôn giữ đạo trong sạch, thực hiện hạnh thanh tịnh, từ bi với muôn loài.

Điều giác ngộ thứ tám: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não vô cùng tận, nên phát tâm Bồ-đề, tu hành cầu giải thoát, độ hết thảy muôn loài, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu nhiều đau khổ, khiến cho tất cả loài, đều bình an hạnh phúc.

Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ-tát, đã tự mình giác ngộ, nhờ tinh tấn hành trì, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Bát-nhã, mau đến bờ giải thoát, rồi giáo hóa thế gian, độ tất cả chúng sinh, đem tám điều giác ngộ, chỉ dạy cho mọi người, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm dục lạc, tu theo Bát chính đạo. Này bốn chúng đệ tử, tư duy tám điều này, sẽ dễ dàng tỉnh giác, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến quả Bồ-đề, mau thành tựu Phật pháp, xa lìa đường sinh tử, thường an nhiên thanh nhàn.

Thọ trai đã xong, nguyện cho chúng sinh, việc làm đều được đầy đủ Phật pháp.

9. Phục nguyện

Cơm ngày ba bữa, thường nhớ công khó nhọc của kẻ nông phu. Thân mặc ba y, hằng xét nghĩ sự nhọc nhằn của người may dệt.

Thuốc thang giường chõng bởi do sự nhín ăn bớt mặc của đàn na. Học đạo tiến tu bởi lòng từ dạy răn của Thầy Tổ.

Nguyện cho thí chủ: Ruộng phước thêm nhiều, đạo tâm thêm lớn, cùng chúng sinh khắp trong pháp giới, kẻ mất người còn đồng thành Phật đạo.

Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (Toàn chúng niệm).

Từ khóa » Thức ăn Này Là Gì